Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

HỘI NGỘ BẤT NGỜ


         Ngày 27-7 2015, Tôi đưa cháu Nguyễn Hữu Hiệp đi Phả Lại đo và đặt đôi mắt kính cận. Cháu học lớp 5 mà đã bị cận vì cháu chơi “điện tử”, xem ty vi nhiều. Dọc đường từ Đồng Triều đi Phả Lại qua nhà em Nhã - phường Văn An thị xã Chí Linh, học sinh cũ, nguyên chủ tịch Hội Nông Dân Tập Thể thị xã Chí Linh về hưu, tôi có điện hẹn em khi về rẽ qua thăm nhà vì em bị tai biền nhẹ ,sức khỏe không được bình thường.
         Vì đông khách nên mãi 10h trưa mới làm xong, tôi định không qua nữa vì còn thằng cháu đi theo. Cũng lúcđó thì Nhã điện thoại hẹn đón tôi tại nhà.
               Hai ông cháu tôi vừa đến nhà thì thấy trong nhà cười nòi râm ran. Như phản xạ tự nhiên tôi hỏi bâng quơ một câu: Có chuyện gì mà đông vui thế này? Một người nói: Được tin thày qua nhà anh Nhã, chúng em tập trung đón thày thôi ạ! Đi đường xa đeo kính hoa  mắt không nhìn rõ, bỏ mũ, bỏ kính mới nhìn rõ: Anh Nguyễn Xuân Hiểu hiệu trưởng về hưu, anh Đoàn Danh Hán cử nhân văn khoa dạy văn trường THPT Phả Lại về hưu. Em Thung, emThế, em Sử, vợ chồng em Nhã về hưu và nồi lẩu gà sôi sùng sục đặt giữa nhà rất hấp dẫn. Cuộc hội ngộ bất ngờ mà vui như chưa từng có.
         Sau vài câu chuyện mào đầu, chúng tôi bắt đầu khai vị. Đầu tiên anh Hán đọc câu thơ của Lý Bạch: "Cổ nhân thánh hiền giai tịch mịch / Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh” Nghĩa là xưa nay chỉ có người uống rượu mới để lại danh tiếng cho đời. Cả “chiếu nhậu" ồ lên cười khoái trá. Cuộc vui bắt đầu! Vừa uống rượu vừa đọc thơ. Bài Thường Dân của Nguyễn Long được chúng tôi nhâm nhi suốt buổi. " Đông thì chật, ít thì thưa .Chng bao giờ thấy dư thừa thường dân” “Khi làm cây mác cây chông, khi thành biển cả khi không có gì” và câu cuối cùng “Hòa vào trời đất mà xanh/Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân”. Xem ra ai nấy đều tâm đắc. Hứng lên tôi đọc luôn mấy câu thơ trong bài thơ của Nguyễn Hoàng Hòa đăng trên báo Hạ Long với nhan đề ”Gĩa từ ảo ảnh”: Thôi về với mẹ đi con/ Gĩa từ ảo ảnh vàng son môt thời/ Đau thương cay đắng đủ rồi/ Thiên đàng ở mãi trên trời biết không!/ Mải đi theo hướng trời hồng/ Vầng dương lóa mặt con không thấy gì…
       Rồi lại rượu, lại thơ cứ thế về đến nhà lúc nào không biết…Thơ ngâm rượu tuyệt vời…
Hddt 27-3-2015
 



5 nhận xét:

  1. Cuộc hội ngộ bất ngờ của "lục vị" quả thật là vui. Bài văn viết ngắn gọn và cũng khá hấp dẫn. Nhưng có vài hạt sạn mong tác giả sửa chữa cho:
    -Câu cuối cùng của bài Thường dân là "Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân" chứ không phải là "mất kiếp" ( chữ "mấy" viết nhầm thành chữ "mất".
    -Khi đọc đến câu cuối cùng của bài văn "Rồi lại rượu lại thơ cứ thế về đến nhà lúc nào không biết", tôi bỗng bật cười ngơ ngác...Bởi cuộc vui đang ở nhà ông Nhã thì tự dưng vô cớ lại bị "bốc hót" lên xe (cũng chẳng rõ là xe máy hay xe ô tô nữa)đưa về Đông Triều ?
    -Thời gian viết bài hình như cũng sai. Có lẽ là ngày 27/03/2016 thì mới đúng chứ không phải là 27/03/2015 ?

    Trả lờiXóa
  2. Gìa lẫn cẫn thé.Cám ơn ôngsửa giúp cái nhé.Về lúc nào không biết,đến nhà lúc nào cũng không hay ông thông cảm,khổ thế đấy ông ạ

    Trả lờiXóa
  3. Trò Hương sẽ sửa lại một số lỗi mà Thầy Tuân đã nêu. Còn phần kết thì theo trò, đúng là "Thơ ngâm rượu ... " theo kiểu của Thầy Tư đó ạ! tít mít rồi, chả biết chia tay lúc nào và làm sao vẫn chở được cháu về đến nhà nhể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn còn hai chỗ sai nữa trong bài này:
      Một là câu " Khi thành biển cả khi không có gì" trong bài lẽ ra phải là: Khi thành biển cả khi không là gì"
      Hai là phần trích dẫn và dịch nghĩa thơ cổ cũng còn chút chưa chính xác. Đó là trong câu 1 thực chất là: "Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch", tác giả lại viết thành : "Cổ nhân thánh hiền giai tịch mịch". Hơn nữa, khi dịch nghĩa, tác giả mới chỉ dịch câu 2 "Duy hữu ẩm giả lưu kì danh" chứ chưa dịch câu 1 :" Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch" đâu ạ

      Xóa
  4. Nguyễn Long khi sang tác bài này chưa phải là người trong hội nhà văn.Khi được gia nhập hội nhà văn Việt Nam ông đổi "không là gì" thành "...không có gì".Hai câu thơ của Lý Bạch chỉ câu thứ hai mới phù hợp với "Chiếu nhậu".CÒN CÂU 1 KHÔNG PHÙ HỢP BỎ...

    Trả lờiXóa