Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

NGÓNG...

'E ẤP

Em cười trong gió nghiêng nghiêng
Để quên đôi lúm đồng tiền mắt ai.......
                   *****

Đường xưa ánh nguyệt thả tơ mềm
Lối cũ sương mờ vụt gót êm
Gió sẽ sàng buông làn tóc mượt
Mây hờ hững quyện má hồng thêm
Em về bến mộng tình mong kiếm
Kẻ xuống đò mơ ước mãi tìm
Hỡi nhỏ này ơi ! hòa một nhé
Trăng cười bẽn lẽn sáng trời đêm

Diudangsacxuan'
Bình minh nón lá che nghiêng
Mắt huyền, má lúm đồng tiền ngất say


Giọt nắng tìm mong dẻo ngọt mềm
Đường xưa dạo gót nhẹ êm êm
Thênh thang lượn gió tóc buông rối
Thắm thiết mây che má ửng thêm
Lúng liếng về ai cho thỏa kiếm
Tình mơ ước đón mãi đi tìm
Em ơi dẫu vậy chung tình nhé
Để nắng tươi hồng... sáng giữa đêm
.
                                                                    VN

BIẾT THẾ

(Họa nguyên vận bài:”THƯƠNG”của Đỗ Đình Tuân)
Mấy năm nuôi mộng đến hôm nay
Chả được dọn bờ chả được cày
Dẫu đã hợp đồng thuê mướn đủ
Lại còn khuyến mãi chủ quyền đây
Lỡ quên công chứng nên thua thiệt
Bởi tại tin người mới đứt tay
Biết thế cứ cày rồi cắm mạ
Chắc giờ lúa đã phất cờ…bay !
                            Nhân Hưng,14h ngày 29-6-2015
                                             Tạ Anh Ngôi
Phụ chép bài: "THƯƠNG" của Đỗ Đình Tuân

Thương người nuôi mộng mấy năm nay
Ruộng mướn còn chưa đến vụ cày
Giống vốn dự phòng đà tính đủ
Mùa màng thu hái chắc ăn đây
Một đêm mưa sấm ung đầu óc
Mấy cú điện đàm hóa trắng tay
Thôi cứ coi là hơi thở nhẹ
Như làn gió thoảng áng mây bay…
                            Sao Đỏ, ngày 27-6-2015
                                      Đỗ Đình Tuân

Họa thơ Song Thu






Ông khoái cơm nhà bà hết héo hon
(Hoạ nguyên vận bài “Tội gì mà chịu” của Song Thu)

Xe máy ngày ngày vẫn cứ bon
Tuổi đời bẩy chín vẫn trai son
Tinh thần Bác luyện luôn gìn giữ
Ý tưởng Đảng trao chẳng xói mòn
Xưa suốt cuộc đời cơm cháo thiếu
Nay trong ngày tháng ngủ ăn ngon
Chẳng còn thấp thỏm ra hàng phở
Bà xã yên lòng chẳng héo hon.

30/06/2015
Bùi Trác Trường


Phụ chẹp bài : Tội gì mà chịu

Đường đời con cái đã bon bon
Già cả ông bà lại hóa son
Má hóp răng long đầu đã bạc
Mắt tinh tâm sáng chí chưa mòn
Cơm nhà thường chén không nhàm chán
Phở quán luôn xơi vẫn thấy ngon
Nếu yếu thì dùng " Nam Thận Bảo"
Tội gì mà chịu héo cùng hon.

                                              Song Thu


U TÔI

Nhân dịp 10 năm Mẹ đi xa - 20.5 AL năm 2005

…Từ năm 1956, nhà tôi định cư ở phố Ngái. Thời đó, phố Ngái cùng với Phả Lại, phố Thiên là 3 trung tâm của huyện Chí Linh. Người miền Gia Lộc, Tứ Kỳ… không nói “lên Chí Linh” mà bảo là “ra Thiên Ngái”. Phố Ngái có chợ Ngái là chợ lớn nhất huyện.
Nhà tôi nằm ngay giữa phố Ngái lại cạnh một trong hai con đường vào chợ nên có thể nói là “đắc địa”. Hồi ấy mạng lưới thương nghiệp quốc doanh chưa phát triển, hệ thống cửa hàng chưa nhiều nên các cửa hàng bách hoá phải sử dụng những tư thương cũ đến nhận hàng về bán ăn “hoa hồng” gọi là bán “uỷ thác bách hoá”. U tôi - mấy anh em nhà tôi gọi bố là “Bố”, còn gọi mẹ là “U” - cũng là một tư thương dạng như vậy. Với vị trí đắc địa như nhà tôi và cái tính xới lởi của u tôi hàng nhà tôi bao giờ bán cũng chạy nhất. Mới 4, 5 tuổi tôi đã biết uống bia cũng bởi vì cái cửa hàng này. Chả là hồi ấy ở Chí Linh có Trường miền Nam là nơi tập trung các chú cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc ở cách nhà tôi độ 5 cây số, các chú hay ra phố Ngái đá bóng. Vì bố tôi cũng hay đá bóng cùng các chú nên mỗi khi kết thúc trận đấu các chú lại kéo về nhà tôi uống bia. Hồi ấy bia Trúc Bạch ba hào một chai, bia Hà Nội hai hào tám nên dân thường không mấy ai uống, có người lại kêu “khai như nước đái bò” nên chủ yếu do các chú miền Nam tiêu thụ. Đồ nhắm của các chú khi uống bia rất đơn giản, chủ yếu là bánh đa nướng và một món nữa tôi hay bị sai đi lấy về là hoa bèo Tây (các chú gọi là lục bình) ở ao nhà ông Viêm. Sau khi hái một nắm hoa bèo Tây về thế nào tôi cũng được các chú bế lên lòng cho uống bia, lúc đầu cũng thấy đắng nhưng rồi sau tôi uống được hàng cốc.

Với hai bàn máy may, một gánh hàng đi chợ, một sạp bán “uỷ thác bách hoá” tại nhà gia cảnh nhà tôi cũng không đến nỗi khó khăn, anh em tôi không đứa nào phải mặc quần áo vá đi học, cơm cũng không bị đứt bữa bao giờ (tuy nhiên, chỉ được ăn ngày hai bữa, không ăn sáng).

U tôi là người đảm đang, yêu chồng thương con và tham công tiếc việc. Nói cho công bằng theo các tiêu chuẩn thời nay thì bà là một người khá đẹp gái. Cao trên 1mét 65, da trắng, môi đỏ, khuôn mặt ưa nhìn, mái tóc dài và hai bên tóc mai hơi xoăn. Còn về công việc thì miễn chê. Tôi còn nhớ hồi ấy ngoài việc đi chợ, bán hàng ở nhà bà còn nhận thóc ở kho lương thực về xay giã lấy cám - gọi là xay thóc tạ. Mỗi tạ thóc phải nộp lại cho kho 65 cân gạo, còn cám, trấu thì được lấy coi như trả công. Gặp được mớ thóc tốt có khi cũng dôi ra được vài cân gạo tấm. Vì vậy bà ham lắm, mỗi tuần bà nhận vài tạ (cũng phải có ông bác Trưởng phòng lương thực mới được vậy chứ nhiều người muốn làm lắm). Cứ buổi tối sau khi cơm nước xong lại lăn xả vào xay thóc, giã gạo, dần sàng cho đến khuya. Mặc dù là con gái không được đi học nhưng u tôi là người thông minh, bà thuộc lòng Truyện Kiều, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lục Vân Tiên, Nhị Độ Mai và nhiều tích truyện khác, nhiều hôm vừa giã gạo bà vừa thao thao đọc thơ hay kể chuyện, tôi còn bé tý nhưng cũng lau chau chen vào đứng giã để nghe quên cả buồn ngủ. Tuy vậy, theo bố tôi thì u tôi là người “lắm điều”. Quả thật khi có vụ việc gì đó xảy ra thì bà nói nhiều lắm, lại còn trích dẫn ca dao, tục ngữ nữa chứ. Đôi khi bà cũng rất ác khẩu, nghe bà rủa cứ như bị móc thịt ra ấy. Thuở bé tôi hay đọc, vớ được cái gì cũng đọc, nhiều hôm bà tìm để sai việc không thấy bà rủa: “Mày thì vớ được tờ giấy chùi đít của người ta cũng cắm mặt vào mà đọc, đọc gì mà lắm thế, rồi thì lấy c. mà ăn”.
Tuy nhiên, cũng chính bà là người đã rèn cho chúng tôi những nết ăn, nết ở đầu đời. Đơn cử chỉ một việc nhỏ như ngồi ăn cơm thôi nhưng cũng có bao nhiêu là phép tắc: nào là ăn trông nồi, ngồi trông hướng, nào là không được vét nồi để phát ra tiếng kêu quèn quẹt, nào là không được nối đũa (ai gắp cho cái gì phải đưa bát ra nhận, không dùng đũa gắp lấy), gắp thức ăn phải cho vào bát rồi mới ăn chớ có “quăng tọt” vào mồm, hoặc đã động đũa vào miếng nào là phải gắp miếng đó không được xới tung lên để chọn, nào là khi trong miệng đang có cơm hoặc thức ăn thì không được nói, rồi thì ho phải che miệng hoặc quay ra ngoài v.v… và v.v… Lúc đó thì thấy gò bó nhưng rồi khi lớn lên tôi mới hiểu đó là những bài học đầu đời quý giá. Sau này đi bộ đội, thấy một số người trước khi ăn lại lấy đôi đũa của mình khoắng khoắng vào bát canh tôi rất lạ. Ở nhà tôi, những chuyện như vậy bị cấm tiệt, nhẹ thì cũng một cái đũa cả đánh vào tay. Bát canh là của chung cả nhà, đôi đũa là của riêng mình sao lại làm vậy? Với bố tôi nhiều khi bà cũng chẳng nể nang gì. Bố tôi thì nhiều bạn, lại hay uống rượu có khi bỏ bê công việc, khách đến hẹn nhận quần áo mà không có trả bà lại làm ầm lên. Những lúc ấy bố tôi lại phải dùng đến chính sách “quân phiệt”. Nhưng với gia đình hai bên và họ hàng thì theo đánh giá của tôi - tất nhiên là sau này, khi tôi đã lớn - thì bà là một người con, một người dâu hiếu thảo. Với ông bà nội, ngoại tôi thì tôi chưa thấy mẹ tôi có một lời hỗn láo nào mà chỉ phục tùng răm rắp. Sau này, khi ông bà hai bên và bố tôi mất đi thì bà cũng thể hiện rất rõ vai trò người dâu trưởng. Chính bà đã về quê gốc tổ chức xây dựng khu mộ gia đình một cách rất quyết liệt làm cơ sở để cho chúng tôi tu tạo sau này.

Có vẻ mạnh mẽ như vậy song thực ra u tôi rất “dát”. Bà có những cái sợ rất buồn cười. Nhà có xe đạp, bố tôi động viên bà tập đi để nếu đi chợ xa thì lai hàng đi đỡ phải gánh bộ cho nó nhàn. Ấy thế mà ròng rã hàng mấy tháng trời ông giữ xe cho bà tập vẫn không thành công, cứ bỏ tay ra là bà không đi được nữa vì sợ nó đổ. Mấy bà bạn chợ sau đều đi xe đạp được, còn mẹ tôi đến cuối đời vẫn chịu không biết đi xe. Cái tính dát đó càng thể hiện rõ rệt khi chiến tranh phá hoại của Mỹ nổ ra. Cứ nghe tiếng máy bay là bà như không còn hồn vía nào nữa, bỏ tất cả đấy chạy xuống hầm. Vì nhà ở ngay cạnh quốc lộ, 2 đầu phố lại có 2 cái cầu (thực ra là nó nhỏ như lỗ mũi thôi) - song bà dứt khoát thế nào Giôn Xơn nó cũng ném bom nơi đây. Vì vậy, những khi không phải đi chợ bà kéo mấy đứa em tôi ra giữa đồng dựng lều ở. Đến lúc nắng quá không chịu được thì kéo nhau vào trong xóm Đông hoặc Cầu Dòng “cho xa đường cái”- như lời bà nói.
(Còn nữa)



U tôi và các con cháu:

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Quen …


Không quen Hà Nội ở hang
Chỉ quen sống giữa xóm làng quê ta
Trước là đồng lúa bao la
Sau lưng đồi núi cũng là mênh mông...
27/06/2015
Đỗ Đình Tuân

CÁI GÌ

Ảnh của Nhã Nguyễn Văn.
 
Suốt buổi canh thâu lại đến ngày
Thân guồng, tay lái, mắt theo ai
Đôi chân dẻo lượn qua đèo dốc
Mấy ngón cua hoài vượt núi hai
Dẫu ngọn cao trơn luôn miệng hát
Dù ngang đồi thấp sướng run tay
Bao ngày bão dội anh không chạy
Lỡ để mình em sống đọa đày.
                                     VN

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Nỗi nhớ

 
 
 
Cánh phượng hồng rắc thảm cạnh đường đi
Anh dừng bước nhặt ép vào ký ức
Tuổi hẹn hò, tiếng trống trường... xa lắc
Nhưng bâng khuâng thôi thúc trái tim anh

Xa lắm rồi thời vui ước mơ xanh
Chiều giảng đường đứng đợi nhau cuối phố
Da diết nhớ "Cuộc chia ly màu đỏ"
Em bồi hồi khi lá đỏ Trường Sơn

Cánh phượng nào em có trạm giao liên
Lá thư tay gửi anh qua binh trạm
Chiến dịch dài cứ mưa bom bão đạn
Em đi rồi mang theo cả tình yêu...

Tiếng ve ran, anh dạo phố đường chiều
Gặp sắc phượng hồng cồn cào nỗi nhớ
Ký túc xá, tình yêu, em, sách vở
Đạn bom vùi, lòng đất nảy mầm xanh

Có lẽ nào cứ nhắc mãi chiến tranh
Có lẽ nào cứ nhắc hoài mất mát
Có lẽ nào cái còn quên cái hết
Day dứt lòng... cánh phượng với mùa thi. 
 
                               HÀ TRỌNG ĐẠM

Thương…

Thương người nuôi mộng mấy năm nay
Ruộng mướn còn chưa đến vụ cày
Giống vốn dự phòng đà tính đủ
Mùa màng thu hái chắc ăn đây
Một đêm mưa sấm ung đầu óc
Mấy cú điện đàm hóa trắng tay
Thôi cứ coi là hơi thở nhẹ
Như làn gió thoảng áng mây bay…
26/06/2015
Đỗ Đình Tuân

VẺ ĐẸP...

 
Những giọt mưa rơi xuống tóc em
Tương tư khóe miệng mắt khoe thèm
Căng tràn nhựa sống nơi bồng đảo
Cựa quậy càn khôn chốn cửa rèm
Lặng lẽ bờ vai chờ nước tới
Êm đềm mái lượn đợi e hèm
Người ơi đẹp thế nơi trần thế?
Giữa lúc trời mưa tớ được xem...!
                                         VN

ĐÓA PHÙ DUNG


                                   Ráng sớm hạ mơ
                                   Đọng giọt sương mờ
                                   Chim chuyền cành sấu
                                   Tập đậu tập bay
                                   cất tiếng hót vang
                                   xốn sang tìm mẹ
                                  Dưới mái hiên che
                                  Phù dung hé nở
                                  Cánh mềm phơi phới
                                  Theo gió đung đưa
                                   Bao niềm mơ ước
                                   Dược tỏa giữa trời
                                   Hương đời thơm ngát
                                   Ơi! Đóa phù dung
                                   Sớm nở chiều tà
                                   Tàn phai vẫn gợi
                                   Bao nỗi đắm say
                                   Hoa - thời là vậy
                                  “Thật đóa phù dung”


                                                                             6/2015

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Bực…






Bực gì bằng mất điện đêm
Ta đành xờ xoạng đi tìm…em nan
Cùng em phì phạch trong màn
Hành em cho đến đêm tàn mới tha.
26/06/2015
Đỗ Đình Tuân

GIỮ LẤY BIÊN CƯƠNG



Cầu Hồ Kiều anh đứng canh trời
Sông Nậm Thi vẫn hiền hòa cuộn chảy
Trên cửa khẩu người lại qua tấp nập
Quán hàng tào phớ đợi trưa nay

Đền mẫu  bao người cùng khấn nguyện
Việt Trung tình nghĩa vẫn ngời son
Láng giềng đạo tín còn lưu giữ
Đồng chí anh em sáng đẹp hơn

Giọt nắng phơi hồng trên giới tuyến
Nhìn cờ phấp phới ánh vàng sao
Dòng sông cuộn chảy mang hơi ấm
Nước thắm về xuôi với ngọt ngào

Những dãy tầng nhà cao với thấp
Bên kia nước bạn tựa bên này
Đôi dòng trong đục hòa làm một
Vẫn chảy mơ về chuyện nước mây…!
                                                     VN

EM TÔI



(Ảnh minh họa từ Internet)

Em không đẹp rực rỡ
Không phô phang đường nét chết người
Tôi coi em như báu vật
Những dịu dàng em tặng riêng tôi

Nét đẹp em tinh khôi
Những ngày mưa chờ chồng
Là giấc ngủ của con thơm nồng
Sớm khuya chắm vén gia đình
Nhẫn nhịn gió sương lặn lội

Em như trái thị chín cây
Hương thơm ngát theo gió
Vị ngọt đằm vào trong
Em là câu thơ đa tầng ngữ nghĩa
Bông lúa trên đồng
Dẫu nhìn thấy mà mơ hồ hư không

Em không phải gái má hồng
Sao trời trao em phận  bạc ?
Câu thơ tôi không phải phấn son
Tô điểm cho em đậm đà nhan sắc
Em cứ chín hồn nhiên
Góp vào mùa màng mênh mông

Em mặt trời mỗi sáng
Lặng thầm bình minh…
                Nhân Hưng,3h35ngày 23-6-2015
                                   Tạ Anh Ngôi

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Thuốc nhà






Qua nay bị “gút” hoành hành
Bà quanh quẩn hỏi rằng anh thế nào
Tôi chưa biết trả lời sao
Bà đưa thuốc bảo uống vào thấy ngay
Thuốc này kết hợp Đông Tây
Thu mách nhỏ bảo thuốc này bổ gân
Hắn đã hỗ trợ phu quân
Hàng mấy chục lần hiệu quả rất cao
Rằng ông Tuân bệnh thế nào
Chứ tôi “gút” quấy có sao đâu mà
Cần khỏe vài chục trứng gà
Mật ong nửa lít thế là bệnh lui
Nghe xong bà tủm tỉm cười
Rằng tôi cũng sẽ kịp thời làm ngay
Thuốc nhà có lẽ lại hay…!

26/06/2015
Bùi Trác Trường

Hoa tường vi nở đợt 2




Hoa tường vi lại nở rồi
Hồng tươi rực rỡ dưới trời nắng chan
Ai rằng sớm nở tối tàn
Tường vi đẹp suốt miên man mùa hè
               27-6-2015
               Song Thu

Con đường cũ




Con đường cũ lâu rồi em chẳng lại
Gió lao xao lá ghẹo hoa cười
Như cái thuở chúng mình còn nhỏ dại
Hai đứa cùng dung dẻ song đôi.
25/06/2015
Đỗ Đình Tuân

NÚI HÀM RỒNG

Du lịch núi Hàm Rồng SapaTừ đỉnh núi Hàm Rồng Sapa nhìn xuỗng Vườn HoaDu lịch núi Hàm Rồng SapaDu lịch núi Hàm Rồng Sapa

Sáng sớm theo ai đỉnh núi rồng
Sương giăng phủ trắng mấy tầng trông
Mơ màng thác bạc trong làn gió
Chị bán hàng rong dọc lối mòn

Đỉnh ngọn Xi Phăng em đã đến
Nồi cơm chín gượng biết bao lần
Thương người phụ nữ xuân về muộn
Đã phải bồng con đợi dáng xuân

Vạn triệu loài lan còn ngóng đợi
Chờ khoe sắc điệu đủ muôn màu
Vườn Đào nở rộ trăm hương sắc
Kiếm Mộng, Lan Tiêu đẹp vẻ tàu

Thoắt hiện Sân Mây theo lượn gió
Giao thoa trời đất biết bao lần
Bồng bềnh thả gót hồn mơ mộng
Thượng uyển vườn tiên lạc bước chân

Ngó phía trên cao trời dựng cổng
Thạch Thiên Lâm đứng ngắm đầu rồng  
Ken nhau đá xếp muôn hình dạng
Ngõ hẹp bên ngoài đủ mận lê...

Phóng mắt nhìn xa thật ảo kỳ
Ngồi nghe sáo nhạc điệu son mì
Trai làng, gái bàn thần tiên quá
Vẻ đẹp thiên nhiên có mấy khi.
                                             VN

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Mưa…





Chiều nay bão rớt trận mưa to
Xình xịch suốt chiều chẳng ngớt cho
Trước cửa vườn hồng xanh kín đất
Sau lưng hồ nước ngập ngang bờ
Trong  buồng cái Tí đang cười toét
Ngoài võng bà Thu đã ngủ khò
Cũng muốn tung chăn vào đánh giấc
Cái vần cái tứ… lại không cho !
24/06/2015
Đỗ Đình Tuân

NGẮM XỨ LÚA BẬC THANG


 
Ruộng lúa vươn mình ngang nẻo dốc
Nhìn mây lượn dọc giữa tầng non
Xếp hàng thẳng bậc chờ mong nước
Gió uốn vòng quanh mấy lối mòn

Ngọn lá rung rinh chờ nắng sớm
Đàn chim rộn rã hót vui mừng
Thiên đường hạ giới chân đèo dốc
Tuyệt tác tranh thêu chốn núi rừng

Lớp lớp tầng tầng ruộng bậc thang
Người dân chọn đất tạo nền bằng
Mùa về đỏ rực màu bông lúa
Gợi đẹp tình em giữa xứ vàng

Ngước mắt nhìn cao thật rõ ràng
Hoàng liên tuyệt diệu giữa mùa vàng
Hương thơm dải lụa bay lan tỏa

Hãy ghé thăm vùng lúa bậc thang.
                                                  VN

THẾ THÁI



(Viết nhân ngày nhà báo:21-6-2015)
Đêm nằm nghĩ sợ kiếp phù sinh
Có đức có nhân gặp ác tinh
Rất mực trung thành thua bội nghĩa
Vô cùng hiếu đễ kém vô tình
Trẻ giầu lắm bạc sơ trân trọng
Già yếu ít tiền thân rẻ khinh
Đen trắng đảo điên giời có biết ?
Giời vờ cúi mặt cứ làm thinh !
                Nhân Hưng ,ngày 20-6-2015

                              Tạ Anh Ngôi

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Thơ đường ông mật






Làm thơ làm mật cả đôi đàng
Ông thuộc tuýp người khá giỏi giang
Ong mật mỗi mùa quay mấy tạ
Thơ đường hàng tháng viết bao trang ?
Chắc tay Yên bảo thơ ông bạo
Bổ nứa Sinh chê đối bác xoàng
Tức tiết đôi bên thành đấu khẩu
Bên thì búa nện phía dao phang…?
24/06/2015
Đỗ Đình Tuân

SA PA



Núi Hàm Rông cạnh thị trấn Sa Pa
Đẹp huyền ảo bao điều kỳ thú
Đường đi lên đôi hàng dãy phố
Cẩm thổ bày sặc sỡ gấm hoa

Thềm bậc đá cheo leo cảnh sắc
Vườn lan đủ loại tựa vườn tiên
Mường hoa… ẩn hiện trong sương khói
Sa Pả, Tả Phìm … ngọt trái miền

Cham khắc bao hòn chưa giải mã
Cổng Trời đứng lặng ngắm muôn phương
Cầu Mây, Thác Bạc điều chưa nói
Phố chợ Mông, Dao đẹp thiếp chàng

Trở lại giao lưu cùng múa sạp
Bài ca giao hưởng nhạc vang trời
Sa Pa vương quốc ngàn hoa trái
Nét đẹp thiên thu sáu tộc người.
                                       VN

NHÂN TÌNH


                                                                       
Người ấy dung nhan cũng bình thường
Nhưng tài mơn trớn giỏi yêu đương
Lừa chồng thất tiết luôn ra vẻ
Phản bạn vong ân chẳng nhún nhường
Những tưởng má hồng thì hữu ý
Nào ngờ mắt biếc lại vô lương
Già lừa rồi sẽ thành con ngựa
Khi nhạt nhân duyên chắc đứng đường !
                          Nhân Hưng,2h20 ngày 3-4-2015
                                           Tạ Anh Ngôi

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

THĂM HỒ NÚI CỐC

                      Thăm Hồ Núi Cốc một chiều mơ,
                  Chỉ thấy thiên nga nghển cổ chờ,
                  Ngắm mãi ngắm hoài hồ lặng lẽ,
                  Mà lòng mơ tưởng buổi xa xưa

                                      TN - huudoandt 21-6-2015



UỐNG RƯỢU DƯỚI VƯỜN LAN CÙNG LAN_AMACONG

(Đón mừng bụi Lan Kiều Tím khủng với 600 cá thể từ Rừng Thái nguyên)