Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Để đối chỉnh

                                                             

Để đối chỉnh trước hết cần nắm được các yêu cầu có tính nguyên tắc của phép đối là:
1-Giữa vế ra và vế đối phải đối chọi nhau về mặt âm thanh: Thanh trắc đối với thanh bằng, thanh nổi đối với thanh chìm. (Thanh nổi tức phù bình thanh gồm có thanh không dấu ở thanh bằng, thanh sắc và thanh ngã ở thanh trắc)
2-Các từ, các cụm từ…giữa vế ra và vế đối phải tương xứng nhau về vị trí, từ loại và cấu trúc từ loại. (ở phép tiểu đối và đối thơ thì đơn vị đối nhau thường là âm tiết và từ, ở phép đối phú, do câu dài gồm nhiều vế, nhiều cụm từ nên đơn vị đối có thể tính theo cụm từ.
Còn để đối chỉnh, đầu tiên ta phải phân tích vế đối ra để xác định kiểu cách chơi chữ và các đơn vị cần đối lại (âm tiết, từ, cụm từ…). Khi đã hiểu vế đối ra ta mới có hướng tìm cách đối lại được. Ví dụ gần đây thày Tư có ra một vế đối khá tục để thách các cụ:
Long thăm Hạ Long, tắm Hạ Long, chơi Rồng lộn, Long bộ hạ.
Cái khó của câu đối này là ở chỗ người ra đã chơi chữ Hạ Long với ba nghĩa khác nhau:
-Long thăm Hạ Long, tắm Hạ Long thì Hạ Long là địa danh chỉ thành phố Hạ Long
-Chơi Rồng lộn: vừa dịch “Long” thành “Rồng” lại vừa dùng phép nói lái miền Bắc .
-Long bộ hạ: đã chuyển nghĩa chữ Long là Rồng  thành long là rời ra. Lại đảo thứ tự chữ và chen chữ bộ vào cốt để tạo ra “bộ hạ”. Chữ long ở đây không cần viết hoa nữa vì đã chuyển thành động từ rồi. Kể cả chữ rồng là con rồng (danh từ chung) cũng không phải viết hoa.
Hiểu câu đối của thày Tư như vậy, tôi đi tìm các địa danh có thể cùng một lúc đối được cả ba nghĩa ấy. Và Thanh Hóa là phương án tối ưu  nhất:
Hóa vào Thanh Hóa, chơi Thanh Hóa, sờ hoa thánh, hóa lại thanh
-Hóa vào Thanh Hóa, chơi Thanh Hóa: đối lại với Hạ Long là hoàn toàn cân xứng về từ loại và đối chọi về thanh âm. (Hạ Long là trắc bằng thì ngược lại Thanh Hóa là bằng trắc)
-sờ hoa thánh đem đối với “chơi rồng lộn” thì chỉ đáp lại được phép nói lái chứ chưa đáp được phép dịch vì ở đây không cần phải dịch  cũng nói lái được rồi. Nhưng cái hay của nó là nó giảm tục được đi rất nhiều. Đầu tiên tôi dùng chữ “xem”, nhưng “xem hoa thánh” thì gần như triệt tiêu hết yếu tố tục. Nên phải đổi chữ “xem” thành chữ “sờ” là cốt để dung tục hóa đi một chút. Tuy vậy "cái ấy" được gợi ra vẫn còn rất mơ hồ, khép mở… chứ chưa bị “nong côn” vào và quá sex như ở “rồng lộn”.
-hóa lại thanh  hóa ở đây cũng chuyển nghĩa và trở thành động từ rồi, thanh cũng chuyển nghĩa và thành tính từ nên cũng không cần phải viết hoa nữa.
Cũng tương tự khi đối lại vế ra:
          - Giữa chợ Rồng, cụ Thìn long tong vác xà đập rắn,  một tỵ thôi rắn nằm kín trên nong
            Đây là một vế đối cực kỳ khó bởi vì lĩnh vực chơi chữ lại thuộc về tên các năm con giáp. Địa bàn tìm kiếm của nó rất hẹp nên càng khó. Khó nhất là cái tính từ “long tong” . Tìm kiếm các chữ trong khu vực năm con giáp để tạo ra các tính từ đối lại tôi thấy có “mùi mẫn” (năm con dê) “mẹo mực” (năm con mèo) “tý tởn” (năm con chuột). Tôi thấy chữ “tý tởn” là sinh động hơn cả, nên đã dùng chuột, tý, thử để đối lại với rắn, xà, tỵ và câu đối thành ra:
            -Ra đối rắn, đàn chuột tý tởn đối thử lên xà, nhưng thử mãi  tỵ vẫn hoàn tắc tỵ.
Đây chẳng phải là đàn chuột nó bí đâu mà chính tôi cũng bí đấy. Vì thế tôi cũng không giám mời thêm ai đối nữa. Nhưng giữa lúc phong trào chơi câu đối đang bốc, tôi xin hưởng ứng bằng cách viết câu đối vậy.
Nhân thày Mạnh năm nay có 2 tin vui đến cùng một năm tôi xin mừng đôi câu đối:
-Xây nhà lầu lại cưới con dâu, giầu giẩu giầu giâu, mừng thày Mạnh;
-Đã sinh con thì còn sinh cháu, láu nha láu nháu, chúc cô Hường.
Lại nhân chuyện các cụ trong làng hay rủ rê nhau xướng họa và chơi câu đối , tôi cũng xin gửi các cụ một đôi câu đối:
-Cuộc đời được một gang tay, thấm thoát đã sang tuần các cụ;
-Tuổi trẻ không đầy chớp mắt, tình tang càng tiếc buổi thanh tân.

19/12/2011
Đỗ Đình Tuân





1 nhận xét:

  1. Cám ơn Đỗ Đình Tuân đã cung cấp cho thày trò tôi nhiều kiến thức về câu đối.

    Trả lờiXóa