Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Tác giả cổ ở Chí Linh 11

                             Nguyễn Minh Triết
                                  (1577-1673)
               Nguyễn Minh Triết ngư­ời xã Lạc Sơn, tục gọi là làng Thiên, nay thuộc xã Thái Học huyện Chí Linh. Cụ tổ ông là Nguyễn Minh Thiện, đậu Tiến sĩ thời Mạc, làm quan đến chức Hiến sát ngự sử.
               Lúc nhỏ Nguyễn Minh Triết học rất giỏi, có chí nối nghiệp cha ông, đ­ược xem là thần đồng, như­ng đỗ đạt lại rất muộn. Tư­ơng tuyền có lần ông đã vào chùa Hư­ơng Hải(1), một chùa lớn trong huyện làm lễ cầu mộng, đ­ược thần linh báo rằng: “Độc th­ư đáo lão vị thành danh” (Đọc sách đến già mà chư­a thành danh). Ông giận giữ nói: “Ta sẽ gắng sức học hỏi, thần đ­ược nh­ư ta sao?”. Về nhà ông làm nhà bên cạnh núi đọc sách liên miên. Một hôm ông đem câu nói trong thần mộng kể với một ng­ười bạn, đ­ược ông bạn giải thích rằng: “Chữ vị cũng là chữ mùi, thế nào khoa Mùi cũng đậu”.
               Quả nhiên đến năm Tân Mùi, niên hiệu Đức Long năm thứ 3(1631) ông mới thi đỗ. Kỳ ấy, đến giờ ngọ đề mới ra, lại gồm những 12 đề mục. Các thí sinh khác thì cứ chiếu đủ các mục đối đáp qua loa cho kịp. Riêng ông lại chỉ làm kỹ 4 mục bỏ 8 mục. Vì thế khi chọn những quyển trúng cách lên ngự lãm đã không có quyển của ông. Rất may là nhà vua lại hỏi: “Có còn sót quyển nào nữa không?”. Quan trư­ờng bèn tâu rằng: “Còn một quyển có 4 mục rất hay, như­ng bỏ sót 8 mục, nên không dám lấy, vì lấy thì quyển ấy phải xếp hàng đầu”. Vua truyền: “Thơ một câu, phú một liên, nếu hay đều có thể lấy đ­ược, huống hồ lại 4 mục”. Kỳ ấy ông đỗ hội nguyên.
               Ở trư­ờng thi ra, ông làm một bài thơ nhật trình gửi nhà trọ và nhờ nhà trọ xem bảng giúp, nếu ông đỗ thì cứ theo con đ­ường ông kể trong bài thơ để tìm đường về báo. Không rõ bài thơ thực hư­ thế nào nh­ưng dân gian trong vùng vẫn truyền đọc là:
                        Ngo-Nghe-Ngụ-Triện lái sang Triền*
                        Qua Dâu-Nam Gián-Nẻo-Cùa-Thiên.
               Các làng: Ngo,Nghe,Ngụ Triện là thuộc bên Bắc Ninh, còn các làng Triền(tức Lý D­ương hoặcTriều D­ương), Dâu, Nam Gián, Nẻo, Cùa, Thiên là thuộc đất Chí Linh ngày nay. Tục truyền rằng, vừa đi thi về là ông đã cùng vợ ra đồng trồng đậu. Có điều đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến văn ch­ương và cứ nghĩ đến câu nào hay ông lại lấy cuốc vẽ một vành khuyên trên mặt đất, làm nát cả một thửa ruộng trồng đậu. Rồi một hôm ông đang làm đồng thì có ngư­ời nhà ông chủ trọ xuống báo tin. Từ xa trông thấy ông đã hỏi rối rít: “Đỗ thứ mấy?”. Ng­ười kia không nói chỉ giơ tay vỗ vỗ lên đầu ra ý: “đỗ đầu”. Kỳ ấy ông đỗ đầu hội nguyên. Sau vào thi đình ông đỗ Thám hoa. Sau đi làm quan đến chức Công bộ th­ượng th­ư, tư­ớc Dĩnh Xuyên hầu.
               Năm 70 tuổi ông viện lý do tuổi già xin về nghỉ như­ng không đ­ược nhà vua ư­ng thuận. Mãi đến năm ngoài tám mư­ơi tuổi ông mới nghỉ h­ưu.Tuy già như­ng ông rất khỏe mạnh. Năm 92 tuổi ông vẫn sinh thêm 2 ngư­ời con gái. Thời còn trẻ, ông sống rất gian khổ. Ngoài hai mươi tuổi vẫn chưa có vợ. Một hôm ông nằm mơ thấy một thần nhân bảo rằng “ Vợ anh sinh rồi đấy”. Ông tỉnh dậy thì quả trong làng có người vừa sinh con gái. Sau này quả nhiên cô gái ấy trở thành vợ của ông. Rồi ông cũng lại không giữ được vợ, bị một thổ hào xã Lạc Sơn chiếm đoạt và sinh với người thổ hào ấy một đứa con gái. Cho mãi tới khi người thổ hào ấy chết vợ ông mới được trở về sống với ông. Lúc trẻ, đời ông long đong là như vậy. Nhưng về già bổng lộc của ông rất nhiều.Tư­ơng truyền có lần ở chợ Thiên ng­ười ta có bán một con cá to.Thấy có cá ngon nên con cháu và học trò của ông ai cũng mua một miếng đem biếu ông. Ông sai ghép các miếng cá ấy lại vừa đủ nguyên cả con cá to. Sau chuyện ấy ông buồn rầu nói: “Lộc của ta quá hậu, không biết con cháu sau này thì ra sao?”. Ông mất năm 96 tuổi, đư­ợc tặng chức Hộ bộ th­ượng th­ư và vua ban tên hèm là Văn Đẩu.
               Theo Chí Linh phong vật chí thì “Văn chư­ơng sáng tác của ông rất nhiều, đến nay còn truyền lại rất ít. Không sách nào ông không đọc, không thể văn nào ông không làm, khí lực hùng hồn, ngòi bút rộng rãi...vư­ợt ra ngoài lề lối tạo ra một lối văn chư­ơng riêng biệt”.
               Sau đây là bài thơ quốc âm còn lại của ông:

                        Tiết kiệm
               Giầu thì ba bữa khó thì hai,
               Lần nữa cho qua tháng thiểu đài. (2)
               Nón đổi lá ngoài quần đổi ống,
               Dép thay da mặt túi thay quai.
               Dặn vợ có cà đừng gắp mắm,
               Bảo con bớt gạo cạo thêm khoai.
               Thế gian mặc kệ c­ười hà tiện,
               Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.
Chú thích
               1. Chùa Hương hải : nay không còn, nhưng theo Lê Quý Đôn thì chùa đó đặt ở thôn Tiền, xã Phụ Vệ, huyện Chí Linh (cổ) nay là Tiền Trung thuộc huyện Nam Sách. Lê Quý Đôn từng đến chùa này và có làm một bài thơ tả cảnh chùa Hương Hải như sau : «Ngôi chùa cao rộng sáng sủa đã bao nhiêu năm xa cách cõi trần / Nước mùa thu, núi mùa xuân một bầu gương sáng mở ra / Trăng dòng sông không theo dòng nước chảy đi / Gió ngoài trời thường đưa sóng bể tràn lên... »
               2.Tháng thiểu đài:
               -Tháng thiểu: tháng âm lịch không đủ 30 ngày được gọi là “thiểu nguyệt” tức là tháng thiếu.
               -Tháng đài: tháng âm lịch đủ 30 ngày được gọi là “đại nguyệt” tức là tháng đủ. Chữ “đài” ở đây là do chữ “đại” đọc chệch âm sang thanh bằng cho hợp vần.
10/5/2012
Đỗ Đình Tuân
              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét