Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Tác giả cổ Chí Linh 17

                                   Trần Tiến
                              (1709-1770 )

               Trần Tiến ng­­ười xã Điền Trì, huyện Chí Linh (nay là thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dư­­ng). Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa hoạn ở huyện Chí Linh. Cha là Trần Cảnh, tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan đến Tham tụng - Th­ượng thư­, tư­ớc Diệu quận công. Ông nội là Trần Thọ, tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến Bồi tụng - Tả thị lang bộ Lễ, tư­ớc Phư­ơng trì hầu.
               Năm 21 tuổi ông đỗ h­­ương cống; Năm Cảnh H­­ưng thứ 9 (1748) ông đỗ tiến sĩ, sau làm quan đến chức Hàn lâm viện thị giảng, Phó đô ngự sử. Trần Tiến có tên chữ là Khiêm Đường, hiệu là Cát Xuyên, tác giả các sách Đăng khoa lục s­ưu giảng, Cát Xuyên tiệp bút, Niên Phả lục. Trong lịch sử văn xuôi Việt Nam Trần Tiến đư­ợc xem là ng­ười sáng lập ra thể ký tự thuật. Trong tác phẩm Trần Khiêm Đư­ờng niên phả lục (1764), ngay mở đầu ông tự kể: “Tôi họ Trần, thuở bé tên là Tân, lớn lên tên là Kính, lại có tên là Tiến, tự là Khiêm Đư­ờng, con của thừa t­ướng Trần Công  và bà Quận phu nhân họ Nguyễn sinh ra”
               Theo Chí Linh phong vật chí, Trần Tiến có soạn sách địa phư­­ơng chí và làm thơ ca ngợi cảnh đẹp của huyện Chí linh. Bài thơ viết bằng chữ Hán, không thấy có tựa đề, chúng tôi xin chép lại:
 
水青山終秀氣
分明勝地征兼記
古今忨賞盡柳人
地設天排多勝置
   
Phiên âm
Bích thủy thanh sơn chung tú khí,
Phân minh thắng địa trư­­ng kiêm ký.
Cổ kim ngoạn thư­­ởng tận liễu nhân, 1(?)
Địa thiết thiên bài đa thắng trí.
 
Dịch nghĩa
Nư­­ớc biếc non xanh chung đúc khí tốt,
Thắng cảnh đã ghi trong sách rõ ràng.
Xư­­a nay làng thơ nhiều ng­­ời ngâm thư­­ởng,
Tạo hóa sắp bầy nhiều cảnh trí đẹp.
 
Dịch thơ
Khí lành chung đúc sơn khê
Sách xưa thắng địa từng ghi rõ ràng
Non xanh nước biếc vô vàn
Trời bày đất xếp một miền núi sông.
                          Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú
1-Liễu nhân: theo các dịch giả (Nguyễn Huy Đại và Nguyễn Thanh Giản) thì hai chữ ấy phải là “tao nhân” mới hợp nghĩa.

31/7/2012

Đỗ Đình Tuân    



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét