Con đã lớn
Rồi
Ngân Hương cũng học xong đại học, đi làm, và lập gia đình. Con gái rượu
của MQ đã lớn hẳn, không còn yếu ớt như ngày xưa nữa. Con tôi được sống
trong ngôi nhà mới đúng 10 năm, chứng kiến nhiều kỉ niệm buồn vui của
mẹ, trước khi lấy chồng. Không biết có phải vì nhớ MQ mà tôi hay nhìn
con, và ngày càng thấy gương mặt của nó mang bóng hình của bố, có lúc
gần như y chang mới lạ, chỉ trừ đôi mắt chót giống tôi nên không đẹp
(chứ chẳng nỡ nói đôi mắt xấu hai mẹ con sẽ buồn). Hương yêu và lấy Việt
Phương, là bạn cùng lớp đại học. Chúng yêu nhau quấn quit nhau “ra mặt”
chứ không thầm kín như vợ chồng tôi ngày trước. Tôi rất vui vì tình yêu
của chúng. Ngày cưới Tuấn thì tôi đọc thơ khi sang ăn hỏi bên nhà gái,
còn lần này thì tôi ngâm hẳn thơ trước đông đủ hai họ trong buổi lễ
thành hôn để dặn dò con gái và lại cay cay dấu đi những giọt nước mắt
tủi phận xen cùng niềm hạnh phúc trào dâng ngọt ngào.
Tôi đang trông cháu Diệu Ngân thì bị ốm, nên được 18 tháng là cháu đi nhà trẻ rồi, sớm hơn dự định. Quanh đi quẩn lại, hơn một năm sau, tôi có cháu nội thứ hai, cũng là gái. Công việc trong nhà bận rộn hơn. Con dâu sinh cháu lần này, khi hết thời gian nghỉ đẻ, phải về bên ngoại nhờ ông bà trông nom. Ngân Hương cũng sinh con đầu lòng, chồng đi học xa lại tạm về với mẹ Thư. Thế là cứ “cháu bà nội tội bà ngoại” thôi, các cụ nói chả có sai! Tôi tiếp tục chữa bệnh, bằng cách đi bộ đến một cơ sở trị thần kinh thực vật vừa làm vật lí trị liệu, vừa uống thuốc đặc trị, do một người quen mách. Có một dạo, Ngân Hương trên đường đi làm, đưa tôi đi, rồi tôi đi bộ về, sau này tôi đi bộ cả hai chiều. Tôi cảm thấy hợp thuốc, bớt chóng mặt, bớt lạnh chân tay. Từ đó, tôi hăng say đi bộ hơn mặc dù có lúc mệt lả phải ngồi nghỉ giữa đường. Đi bộ còn tốt thêm ở chỗ tôi được thư giãn đầu óc, không nghĩ ngợi gì nhiều.
Tôi đang trông cháu Diệu Ngân thì bị ốm, nên được 18 tháng là cháu đi nhà trẻ rồi, sớm hơn dự định. Quanh đi quẩn lại, hơn một năm sau, tôi có cháu nội thứ hai, cũng là gái. Công việc trong nhà bận rộn hơn. Con dâu sinh cháu lần này, khi hết thời gian nghỉ đẻ, phải về bên ngoại nhờ ông bà trông nom. Ngân Hương cũng sinh con đầu lòng, chồng đi học xa lại tạm về với mẹ Thư. Thế là cứ “cháu bà nội tội bà ngoại” thôi, các cụ nói chả có sai! Tôi tiếp tục chữa bệnh, bằng cách đi bộ đến một cơ sở trị thần kinh thực vật vừa làm vật lí trị liệu, vừa uống thuốc đặc trị, do một người quen mách. Có một dạo, Ngân Hương trên đường đi làm, đưa tôi đi, rồi tôi đi bộ về, sau này tôi đi bộ cả hai chiều. Tôi cảm thấy hợp thuốc, bớt chóng mặt, bớt lạnh chân tay. Từ đó, tôi hăng say đi bộ hơn mặc dù có lúc mệt lả phải ngồi nghỉ giữa đường. Đi bộ còn tốt thêm ở chỗ tôi được thư giãn đầu óc, không nghĩ ngợi gì nhiều.
Mẹ chồng nàng dâu
Sống bao nhiêu năm với MQ, tôi đã thay đổi, từ chỗ rất trầm tính, hay buồn hay bi quan lo lắng sang sôi nổi, vui vẻ, lạc quan, nghĩ đơn giản hơn. Nhưng từ ngày MQ mất, dần dần tôi lại trở về với những thói quen cũ dở hơi của mình. Tôi hay mặc cảm, hay chấp nhất là đối với những người thân. Tôi quí và thương con dâu, ngay từ đầu, nhưng vì cách sống cách sinh hoạt của hai gia đình có khác nhau, ảnh hưởng đến lối giao tiếp, ứng xử, lại thêm tác động bởi cá tính của từng người, nên mấy năm đầu, quan hệ mẹ chồng nàng dâu của mẹ con tôi không có gì thật tệ, nhưng chưa cảm thông và còn nhiều sự hiểu lầm. Tôi không phản ứng ngay vì ngại con mới về nhà mình, mình mà bực bội, khó chịu, la mắng thì khổ cho nó, và nó càng không hiểu mình sẽ xa lánh dần. Bởi vậy, tôi đã nhịn và âm thầm chịu đựng bằng cách trông cậy vào MQ, vẫn thế thôi. Nghĩa là, tôi thắp hương, tôi khẩn cầu, tôi nức nở để giải tỏa cho mình. Giải tỏa xong, tôi lại vui vẻ, lại đối xử với con dâu thật tốt, bằng tình thương chứ không phải yêu quí giả tạo. Tôi luôn nhắc nhở con trai, phải yêu thương vợ, chia sẻ công việc với vợ, phê phán kịch liệt những khuyết nhược điểm của nó, chứ rất tránh than phiền, mà chỉ khen ngợi những điểm cơ bản và rất tốt của vợ nó là nhiều.Cho đến một ngày, hai năm sau đó, tôi mới tâm sự với con dâu thẳng thắn tâm trạng của mình, với từng sự việc, và không ngại kể cả những lời nhận định phân tích gay gắt. Tôi cảm thấy đã đủ thời gian để con dâu hiểu về tôi, rằng tôi đã thương yêu nó mà không phải xa cách, nên sự thẳng thắn này sẽ không làm tổn thương gì đến quan hệ của hai mẹ con.Ấy là tôi chủ quan nghĩ vậy, còn thực sự thì con dâu tôi, vốn ít nói, chỉ im lặng và khóc là cùng khi nghe tôi nói. Có điều, từ sau đó quan hệ của hai mẹ con ngày càng được cải thiện, và hiện tại, là rất tốt. Đôi lúc, tôi mơ ước bọn trẻ yêu nhau như và hơn vợ chồng tôi yêu nhau, mơ ước quan hệ nàng dâu mẹ chồng của chúng tôi bây giờ như và tốt hơn giữa tôi và má chồng thuở trước. Nhưng tôi hiểu, mọi sự so sánh chỉ là khập khiễng, và gây thêm rối rắm cho chính mình.
Sống bao nhiêu năm với MQ, tôi đã thay đổi, từ chỗ rất trầm tính, hay buồn hay bi quan lo lắng sang sôi nổi, vui vẻ, lạc quan, nghĩ đơn giản hơn. Nhưng từ ngày MQ mất, dần dần tôi lại trở về với những thói quen cũ dở hơi của mình. Tôi hay mặc cảm, hay chấp nhất là đối với những người thân. Tôi quí và thương con dâu, ngay từ đầu, nhưng vì cách sống cách sinh hoạt của hai gia đình có khác nhau, ảnh hưởng đến lối giao tiếp, ứng xử, lại thêm tác động bởi cá tính của từng người, nên mấy năm đầu, quan hệ mẹ chồng nàng dâu của mẹ con tôi không có gì thật tệ, nhưng chưa cảm thông và còn nhiều sự hiểu lầm. Tôi không phản ứng ngay vì ngại con mới về nhà mình, mình mà bực bội, khó chịu, la mắng thì khổ cho nó, và nó càng không hiểu mình sẽ xa lánh dần. Bởi vậy, tôi đã nhịn và âm thầm chịu đựng bằng cách trông cậy vào MQ, vẫn thế thôi. Nghĩa là, tôi thắp hương, tôi khẩn cầu, tôi nức nở để giải tỏa cho mình. Giải tỏa xong, tôi lại vui vẻ, lại đối xử với con dâu thật tốt, bằng tình thương chứ không phải yêu quí giả tạo. Tôi luôn nhắc nhở con trai, phải yêu thương vợ, chia sẻ công việc với vợ, phê phán kịch liệt những khuyết nhược điểm của nó, chứ rất tránh than phiền, mà chỉ khen ngợi những điểm cơ bản và rất tốt của vợ nó là nhiều.Cho đến một ngày, hai năm sau đó, tôi mới tâm sự với con dâu thẳng thắn tâm trạng của mình, với từng sự việc, và không ngại kể cả những lời nhận định phân tích gay gắt. Tôi cảm thấy đã đủ thời gian để con dâu hiểu về tôi, rằng tôi đã thương yêu nó mà không phải xa cách, nên sự thẳng thắn này sẽ không làm tổn thương gì đến quan hệ của hai mẹ con.Ấy là tôi chủ quan nghĩ vậy, còn thực sự thì con dâu tôi, vốn ít nói, chỉ im lặng và khóc là cùng khi nghe tôi nói. Có điều, từ sau đó quan hệ của hai mẹ con ngày càng được cải thiện, và hiện tại, là rất tốt. Đôi lúc, tôi mơ ước bọn trẻ yêu nhau như và hơn vợ chồng tôi yêu nhau, mơ ước quan hệ nàng dâu mẹ chồng của chúng tôi bây giờ như và tốt hơn giữa tôi và má chồng thuở trước. Nhưng tôi hiểu, mọi sự so sánh chỉ là khập khiễng, và gây thêm rối rắm cho chính mình.
Chữa bệnh và một chút bướng bỉnh
Tôi vẫn bệnh, nhưng đã nhất quyết theo con đường tự rèn luyện bằng đi bộ xa, tập khí công cho thông khí, lấy những cái dùi gỗ nện gõ vào toàn thân cho thông huyết, tự xoa bóp bằng rượu gừng (ngâm lâu hàng năm trời) và tóc rối khi cảm, rồi nằm giường mát sa nhiệt Migun, và kết hợp uống thuốc tễ (rối loạn thần kinh thực vật) khi cần, chứ không dùng thuốc tây nữa. Mỗi thứ giúp tôi dễ chịu một ít, nhưng riêng bệnh chóng mặt thì ngày càng nặng lên. Mỗi lần chóng mặt, ngày trước chỉ một hai ngày là đỡ, sau tăng lên tới 4,5 ngày, không dậy được. Mà cứ nửa tháng một tháng lại bị một lần, bất chợt không định trước. Con dâu tôi bận đi làm, bận con cái đủ thứ, lại phải chăm cho tôi nữa nên vất vả lắm. Tôi bảo con để sẵn thức ăn, nước uống, trái cây, mà là đồ khô để tôi có thể sờ lần tự lấy khi nằm nhà một mình, chứ cháo, phở,…phải kiêng vì không dậy mà đi tiểu được. Những ngày bị nặng thì con trai con dâu nghỉ làm hoặc các con gái con rể đến túc trực thay phiên chăm sóc tôi.
Một hôm, Tuấn nghỉ để trông nom tôi. Tôi tâm tình lại chuyện cũ năm trước về CÁCH CHỮA KHÁC ngớ ngẩn, về những bài báo tôi đọc được về căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể gây những trầm cảm nặng nề, nguy hiểm cho người bệnh. Nào ngờ, Tuấn bật khóc, và trách sao tôi chỉ im lặng, không chia sẻ cụ thể bệnh tình với nó. Tuấn đề nghị tôi viết bằng giấy, mô tả thật cụ thể những gì xảy ra trong quá trình chữa bệnh, cơn thần kinh thực vật như thế nào, cảm giác kinh sợ khi bị liệt, bị giật cục cứng ngắc và nghẹt thở ra sao. Tuấn thuyết phục tôi đi khám chuyên khoa về thần kinh, mà là khám riêng chỗ người quen, để xin tư vấn, rồi sẽ tìm cách chữa sau. Tôi đồng ý. Phòng mạch đầu tiên nơi hai mẹ con đến là một bác sĩ đã có tuổi. Vì có hẹn trước, ông tiếp nhận đọc mê mải tờ giấy tôi mô tả bệnh. Xong ông nêu một loạt câu hỏi để tôi trả lời. Ông gật đầu, vui vẻ. Ông làm một vài động tác nhận biết phản xạ của tôi nơi đầu gối, rồi bảo hai mẹ con: “Thần kinh trung ương của bà rất tốt, không sao cả, theo như lịch sử bệnh bà đã viết rất rõ ràng đây, bà bị rối loạn thần kinh thực vật thể cường giao cảm nên tim đập nhanh, huyết áp cao, ra mồ hôi nhiều. Bà lại bị rối loạn chuyển hóa li pid, nên mỡ máu và cholesterol cao, trong khi ba đốt sống cổ thoái hóa nên dòng máu lưu thông lên não càng khó, gây chóng mặt. Chỉ vậy thôi, tôi sẽ cho đơn uống thuốc kèm theo một số thực phẩm chức năng, bà dùng rồi kết quả ra sao cho tôi biết nhé. Bà đừng lo lắng gì cả”. Tôi thở phào, phải chi ông ấy cho mình uống thuốc tâm thần thì chắc tôi phải xin mấy phút cuối giờ ở lại mà xin lỗi rằng hình như bác sĩ thần kinh có vấn đề chứ không phải tôi! Đúng là vẫn TÔI, một cái TÔI lắm khi hết sức tinh quái và kì quặc…
Nơi thứ hai, là cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước. Bác sĩ tiếp đón hai mẹ con niềm nở. Chỉ lướt qua dáng vẻ của tôi, đọc rất nhanh bản tường trình của tôi, bác sĩ đã nhìn thẳng con trai tôi, đầy vẻ tự tin: “đúng rồi, cậu yên tâm đi, tôi sẽ điều trị cho mẹ cậu! tôi gặp quá nhiều trường hợp như thế này rồi…”. Tôi không thể lơ đãng được buộc phải cắt ngang lời bác sĩ, gắng giải thích thêm về bệnh trạng của mình, vì tôi có linh cảm bác sĩ đang tập trung vào suy nghĩ gì đó chệch hướng. Nhưng bác sĩ đã kịp ngăn tôi lại, khỏi phải kể lể dài dòng, quay sang nói tiếp với con trai tôi: ”Thì có gì đâu cậu. Bà ở vào thời kì cuộc đời có thay đổi lớn, nghỉ hưu nên bị sốc, tâm tính khó ổn định, phải chữa khẩn trương kẻo lôi thôi…Hơn nữa bà nhà cậu lâu nay quen quyết đoán mọi thứ một mình rồi, bây giờ bệnh vào nữa nên càng phức tạp. Bệnh quá rõ rồi…trông bà thì thấy đấy, trời nóng như đổ lửa thế này mà mặc áo dài tay, cổ gài khuy kín mít, nét mặt đầy lo âu…”. Tôi bực mà hơi buồn cười nhưng cố nhịn và xem như không để ý gì đến hai anh em. Rồi bác sĩ kê đơn, dặn con tôi mua thuốc cho mẹ uống, hẹn ngày khám lại, và bảo tôi sẽ phải uống thuốc ít ra trong sáu tháng. Mặt khác, bác sĩ chỉ dẫn hai mẹ con mua thẻ để ngày ngày sinh hoạt trong phòng tập đặc biệt, làm cho đầu óc, cơ thể thư giãn. Chào bác sĩ ra về, tôi cầm ngay đơn thuốc xem, tôi bảo con trai, tôi sẽ tìm hiểu thêm, nhưng nếu đây là thuốc để trị tâm thần, thì tôi không theo chỉ định của bác sĩ đâu. Tuy nhiên, cái phòng tập đặc biệt kia thì có vẻ hấp dẫn đấy, tôi sẽ đi đều đặn.
Tôi tới phòng tập. Tiếp tôi là một cô gái trẻ hiền từ. Thoạt đầu cô đưa tôi một loạt bản phỏng vấn để tôi điền thông tin. Nhiều câu hỏi đọc mà rợn người, liên quan đến sự trầm cảm, âu lo thái quá, xa lánh mọi người, sợ hãi, rồi luẩn quẩn không thiết sống nữa. Tôi túc tắc trả lời, điền thật trung thực theo trạng thái của mình, tất nhiên là chẳng có vấn đề gì, chẳng có hiểm họa gì rồi. Sau đó, cô gái bật đĩa hướng dẫn tôi tập, những bài tập thả lỏng cơ bắp, thư giãn, tập thở, ổn định tinh thần. Tôi thấy hay và rất thích, thế là tôi đi đều đặn để biết được thêm “bảo bối” mà cầm cự sức khỏe tuổi già. May thời gian này, bác sĩ ra nước ngoài nên tôi không phải gặp. Tôi thông cảm với bác sĩ, có lúc đánh giá lầm về bệnh nhân chứ không thể lúc nào cũng đúng, nhưng hơi buồn cười và buồn buồn vì tôi bị bác sĩ qui luôn vào trạng thái về hưu bị sốc, mặc áo dài tay và cài khuy cổ kín mít thì bị bác sĩ kết luận là “có chuyện”.
Vậy là tôi dùng đơn thuốc phần thực phẩm chức năng của bác sĩ già, và dùng phòng tập luyện thư giãn của bác sĩ trẻ kết hợp. Dẫu sao thì tôi cũng thầm cảm ơn Tuấn, con trai tôi đã quan tâm lo lắng đến sức khỏe của mình. Ngoài việc chữa bệnh, nó còn hay khích lệ tôi đi tham quan du lịch cho đầu óc thoải mái. Sợ tôi không có tiền hoặc lo tiết kiệm, Tuấn còn bắt tôi cầm ít tiền tiêu pha dọc đường nữa, mà từ chối không được. Kể ra làm mẹ như tôi cũng sướng!
Chị đã đi xa
Thời gian này, vì ngày ngày tới bệnh viện, nên tôi ghé qua thăm chị tôi, chị Kim Thanh, nhiều lần. Chị ốm nặng, thực ra chẳng có bệnh gì, mà là yếu dần. Chị chưa quá già, nhưng không còn sức nữa. Có thể do linh tính, tôi cảm thấy chị khó lòng qua khỏi, nên tự nhủ mình phải đến thường xuyên với chị, kẻo sau này lại ân hận. Mỗi lần tôi ghé qua, chị vui lắm. Tôi nói chuyện cho chị nghe, an ủi động viên chị. Các cháu đã qua thời vất vả khó nhọc rồi, đều có gia đình riêng, đa số đều làm đủ ăn hoặc khấm khá, trừ một trường hợp còn là mệt. Nhưng điều quan trọng là tất cả con trai con gái con dâu con rể đều chăm sóc chị rất chu đáo, tình cảm, thương mẹ vậy là quí lắm. Tôi bào chị: ”sẽ có nhiều người mơ mà không được như chị đấy chị ơi…”. Chị cười hiền một cách yếu ớt. Tôi hỏi chị thích ăn gì tôi mua về cho chị, tôi gợi ý gì hầu như chị cũng gật. Bát bún thang, chị đâu ăn được hết, chỉ từng thìa từng thìa nhỏ một, nhưng chị thích, chị vui, chị nhớ lại những ngày xa xưa. Miếng xôi giò, chị móm mém nhai từng viên tôi nắm chim chim, và buồn cười vì bụng yếu mà còn thích của khó tiêu…Tôi mua thịt, làm ruốc, chị thích ăn ruốc tôi làm lắm, rồi thích cả thịt lợn tôi nấu đông nữa.
Tôi thương chị thật nhiều, từ những ngày lam lũ đói kém ngày xưa. Tôi đồng cảm với chị vì cả hai đều góa bụa. Tôi thông cảm với chị cả những khi bố mẹ bệnh nặng, ốm lâu mà chị hầu như không chăm sóc, vì chị quá khổ chạy vạy tất tả nuôi một đàn con thơ dại, ít học. Tôi thương chị vì vất vả mà đãng trí quên ngày giỗ bố, khiến me tôi tức giận mắng la. Nhiều năm, cứ sắp đến ngày giỗ bố là tôi phải nhắc chị, bảo chị phải đến, mọi người đều thông cảm với hoàn cảnh của chị mà. Tôi không phân biệt chị là chị cùng cha khác mẹ với chúng tôi. Chị là con gái của một nữ sĩ thật tên tuổi trong làng thơ Việt Nam, nhưng mang trong mình dòng máu của bố tôi, y như mấy chị em chúng tôi đấy thôi.
Chị
đã lìa xa thế gian đi vào cõi vĩnh hằng vào một ngày đầu đông chưa lạnh
giá năm 2009, bên trọn vẹn năm cặp vợ chồng các con của chị cùng các
cháu nội ngoại. Tôi đã gần chị, đã chuẩn bị tinh thần từ cả mấy tháng
rồi, nên vẫn sót thương nhưng không bất ngờ. Tôi khóc gọi chị, nhưng
chia sẻ với chị niềm hạnh phúc lớn lao cuối đời của chị, các cháu đều
vượt qua được những cam go thử thách. Các cháu đã, đang, và sẽ còn là
những đứa con hiếu thảo của chị, biết thương quí nhau mãi mãi. Và chị
tôi nhắm mắt thanh thản được rồi.
Tôi loay hoay tập tành, tự chữa bệnh, “sống chung với lũ”, và “lũ rút” khá nhanh. Đấy là một lần tình cờ đọc tài liệu lưu truyền về “dich cân kinh” cùng một số cách chữa bệnh khác, tôi chợt chú ý mấy dòng: ”chữa chóng mặt bằng cách uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một cốc nước nguội lớn, trộn một thìa dấm táo và một thìa mật ong”. Tôi tức tốc đi mua mật ong, mua dấm táo bán sẵn ở một cửa hàng Hàn Quốc gần Mỹ Đình, thực hiện luôn theo hướng dẫn. Thật kì lạ, từ ngày tôi uống nó đến nay, đã hơn mười tháng rồi, tôi chưa chóng mặt một lần nào cả. Vậy mới có sức mà hoàn thành cuốn hồi kí này chứ tháng hai lần chóng mặt, mỗi lần nằm bốn năm ngày như trước thì còn gì là đời…Bạn đọc hãy vui cùng tôi nhé. Lại vẫn “số” rồi ha ha…
Tôi loay hoay tập tành, tự chữa bệnh, “sống chung với lũ”, và “lũ rút” khá nhanh. Đấy là một lần tình cờ đọc tài liệu lưu truyền về “dich cân kinh” cùng một số cách chữa bệnh khác, tôi chợt chú ý mấy dòng: ”chữa chóng mặt bằng cách uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một cốc nước nguội lớn, trộn một thìa dấm táo và một thìa mật ong”. Tôi tức tốc đi mua mật ong, mua dấm táo bán sẵn ở một cửa hàng Hàn Quốc gần Mỹ Đình, thực hiện luôn theo hướng dẫn. Thật kì lạ, từ ngày tôi uống nó đến nay, đã hơn mười tháng rồi, tôi chưa chóng mặt một lần nào cả. Vậy mới có sức mà hoàn thành cuốn hồi kí này chứ tháng hai lần chóng mặt, mỗi lần nằm bốn năm ngày như trước thì còn gì là đời…Bạn đọc hãy vui cùng tôi nhé. Lại vẫn “số” rồi ha ha…
Trích hồi ký: NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI
của Bùi Thị Kim Thư
(còn nữa)
Mẹ chồng với lại nàng dâu
Trả lờiXóaVốn là câu chuyện đau đầu xưa nay
Cứ cho dâu đọc ký này
Tự nhiên dâu sẽ chắp tay yêu ... mẹ chồng !