Đây là một bài thơ nhiều người thích. Vì sao thích ? Có lẽ vì nó rất lạ. Lạ
nhưng mà vẫn quen. Xin nói những cái lạ trước: nó rất lạ trong cách sử dụng
hình tượng khói: Khói ở đây không dùng để dựng cảnh: “…bến nắng hồng từng
nhà mờ biếc chìm một mầu khói thu”( Sông Lô-Văn Cao). Cũng không dùng để
gợi tình: “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”(Ý thơ Thôi Hiệu-Lời
dịch của Tản Đà). Khói ở đây lại được dùng làm công cụ để “làm thơm nỗi
buồn”. Nếu đọc sáu câu thơ tiếp nói cái nỗi chua chát và vô vọng (buồn
thối ruột) thì ta có thể giải mã ngay được ý nghĩa của cái việc “làm thơm
nỗi buồn” ấylà gì ? Phải chăng đó là tự an ủi lòng mình, tự giải
khuây nỗi sầu chất dạ ? Nhưng đó là với riêng mình. Còn đối với người
?Vẫn muốn dùng
cái khói ấy để “làm hoa trao người”. Nhưng làm gì có rơm có rạ để mà làm
khói. Thế có nghĩa là cái nỗi buồn thối ruột kia vẫn cứ nồng nặc ở trong lòng.
Còn lạ cả về chữ nghĩa nữa. Có thể nói là rất đặc sắc: "làm thơm",“khóc vay, cười nợ”,
“buôn xế chiều”, “ngày tháng nuông chiều”, “thị vàng cháy khát”...Chính những
yếu tố lạ này đã kích thích rất mạnh vào tâm trí người đọc và làm cho người đọc
thích thú.
Nhưng
bài thơ cũng rất quen. Quen ngay trong cái hình tượng khói. Càng quen
hơn, gần gũi hơn khi nó lại là khói rơm, khói rạ. Đọc bài thơ này có lẽ
ai cũng dễ nhớ
tới câu ca dao:
Ngồi rồi đốt một đống rơm
Khói lên nghi
ngút chẳng thơm chút nào
Khói lên đến
tận thiên tào
Ngọc hoàng
phán hỏi đứa nào đốt rơm?
Mấy cái anh chàng
vô công rồi nghề này chắc là đã hết trò nghịch ngợm, nên hết khôn dồn dại, lại
đi đốt rơm để gây ô nhiễm môi trường? Quen ngay trong cái “làm thơm nỗi
buồn”. Bởi ta nghĩ ngay tới cái câu cửa miệng “buồn thối ruột”. Quen
trong thể thơ lục bát rất dân dã và gần gũi với công chúng. Những yếu tố quen
thuộc này khiến người đọc cảm thông và dễ gần. Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu
tố QUEN và LẠ đã tạo ra sức hấp dẫn cho bài thơ Khói.
Nói tóm lại thơ
cần lạ nhưng không được lạ hoắc. Vì lạ hoắc sẽ thành cầu kỳ, lập dị, gây ra sự
xa lạ và làm mất độc giả. Thơ cũng cần quen, để tạo sự gần gũi cảm thông của
người đọc. Nhưng thơ cũng không được “quen quá hóa nhàm” triệt tiêu tính
kích thích, làm người đọc “ngán ngẩm” không muốn đọc. Đây chính là hiện tượng "sáo mòn" rất phổ biến trong thơ bây giờ.
Khói là một bước
tiến lớn của Vân Anh. Những năm trước đây tôi mới thấy Vân Anh năng
khiếu trong truyện ký ngắn. Còn thơ thì vẫn rất ấm ớ. Nhất là về vần điệu. Vậy mà
đến bài Khói lại khiến nhiều người đọc rất thích thú. Xin chúc mừng Vân Anh.
Khói
Ngồi buồn chẳng có đống rơm
Để nương theo khói làm thơm nỗi buồn
Ăn mày dĩ vãng hoàng hôn
Khóc vay cười nợ mà buôn xế chiều
Những mong ngày tháng nuông chiều
May ra tìm được cánh diều tuổi thơ
Thị vàng cháy khát cơn mơ
Cánh buồm đỏ thắm” khuất mờ nẻo xa
Tìm đâu rơm rạ quanh ta
Vén vun chút khói làm hoa trao người!
Vân Anh
27/9/2013
Đỗ Đình Tuân
Hình như câu "Ngồi buồn đốt một ...Ngọc hoàng phán hỏi đứa nào đốt rơm" là thơ NHÂN VĂN GIAI PHẨM ?
Trả lờiXóaCó bản là ngồi buồn, có bản là ngồi rồi. Là ca dao chứ không phải là thơ "Nhân Văn Giai Phẩm"
Trả lờiXóa"Ngồi buồn đốt một đống rơm"
XóaĐống "dạ" để đấy nấu cơm ăn dần!
Em Thay mặt Vân Anh xin chân thành cảm ơn sự chia chia sẻ, khích lệ của Thày Đỗ Đình Tuân và các anh chị. Hiện nay VA đang bị rối loạn tiền đình không vào máy tính được ạ!
Trả lờiXóaCây cối xay là cây thuốc đặc trị rối loạn tiền đình.Hãy lấy cây,cành,quả,lá... cây cối xay,băm nhỏ,xao vàng,hạ thổ.sắc uống thay nước một thời gian là khỏi.
Trả lờiXóaHết Kim Thư lại Vân Anh
Trả lờiXóaLàng ta phải đổi hướng đình mất thôi
Tại vì đốt dạ khắp nơi
XóaCho nên bị khói hắt hơi,đau đầu
Hướng đình không phải đổi đâu