Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Điểm diện nhà văn nhà thơ 49: Hoàng Văn Bổn


49. Hoàng Văn Bổn
     (1930-2006)

Có những lớp người
đi vỡ đất
Mùa mưa không trồng lúa trồng ngô
Lại gieo hạt bông hường bông cúc
Trên mảng đất này hoa héo khô.
                             Xuân Sách
Nhà văn Hoàng Văn Bổn sinh ngày 07 tháng 5 năm 1930, tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu. Ông tham gia cách mạng từ thời Cách mạng Tháng taùm tại địa phương. Từ năm 1946-1962, ông giữ chức vụ Trưởng ban giáo dục huyện Tân Uyên (lúc bấy giờ huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Biên Hoà / nay thuộc tỉnh Bình Dương). Ông tham gia kháng chiến vùng Chiến khu Đ, sau đó tập kết ra miền Bắc. Nhà văn Hoàng Văn Bổn phục vụ trong quân đội với tư cách là giáo viên văn hoá, cán bộ trung đội, đạo diễn, biên kịch, biên tập của Xưởng phim Quân đội. Sau ngày đất nước thống nhất, nhà văn kinh qua nhiều chức vụ như: Chủ tịch Hội Văn nghệ Đồng Nai, Giám đốc Nhà xuất bản Đồng Nai.
Trong sự nghiệp văn học, nhà văn Hoàng Văn Bổn sáng tác một khối lượng đồ sộ về tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, hồi ký. Một số tác phẩm của nhà văn sáng tác theo thứ tự thời gian như sau: Vỡ đất (1952), Bông hường bông cúc (1957), Có những lớp người (1958), Mùa mưa (1960), Tướng Lâm Kỳ Đạt, Trên mảnh đất này (1962), Hàm Rồng (1968), Sóng Hòn Mê (1971), Bầu trời mặt đất, Nhớ phố phường (1981), Sóng bạc đầu, Đội quân Hoa và cỏ, Bên kia sông (1982), Miền đất ven sông - 3 tập (1984), Tuổi thơ trong làng (1985), Theo dấu người xưa (1986), Tình đời đen bạc (1988), Khắc nghiệt – 4 tập (1990), Người điên kể chuyện người điên, Vũ trụ (1992), Gặp lại một dòng sông (1993), Tuổi thơ ngọt ngào, Về quê nội, Nước mắt giã biệt – 4 tập, Một thoáng cô đơn (1994), Ó Ma lai (1995), Tuyển tập Hoàng Văn Bổn – 3 tập, Con nai vàng, Quê nội xa xôi (1996)…và nhiều tuyển tập, truyện ngắn, ký sự…Nhà văn Hoàng Văn Bổn đã viết 25 kịch bản phim được dựng và công chiếu.
          Với khối lượng sáng tác đồ sộ ấy, những tác phẩm văn học của nhà văn Hoàng Văn Bổn đã được trao tặng nhiều giải thưởng. Về văn học: giải nhất Hội Văn  nghệ và Uỷ ban Hành chánh kháng chiến Nam Bộ với tiểu thuyết Vỡ đất (1952); giải Hội đồng văn học thiếu nhi, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với tác phẩm Lũ chúng tôi (1982); giải nhất Văn học Đồng Nai với các tác phẩm Vỡ đất, Bông hường bông cúc, Mùa mưa Lũ chúng tôi (1985);  giải thưởng Văn học nghệ thuật Bộ Quốc phòng cho những kịch bản phim về đề tài chiến tranh cách mạng (1985); giải khuyến khích Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh với tập truyện ngắn Người điên kể chuyện người điên (1992). Tác phẩm Tuổi thơ ngọt ngào ñöôïc giải B Uỷ ban Trung ương Liên hiệp  Văn học nghệ thuật Việt Nam và giải Hội đồng văn học thieáu nhi Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Tuổi thơ ngọt ngào (1994). Tặng thưởng của Bộ Quốc phòng với các tác phẩm Vũ trụ, Nước mắt giã biệt, Một ánh sao đêm (1994).
Về điện ảnh, nhà văn Hoàng Văn Bổn đoạt các giải thưởng: giải Bông sen vàng với các kịch bản phim: Hàm Rồng, Chiến đấu giữ đảo quê hương, Những cô gái C3 Quân Giải phóng, Chiến thắng Xuân 75 lịch sử; giải Bông sen bạc với các kịch bản Trên tuyến đầu miền Tây tổ quốc, Trận đầu đánh thắng, Trận địa bên sông Cấm, Lịch sử không lặp lại, Theo chân chiến sĩ; giải thưởng quốc tế Jores Ivens kịch bản phim Hàm Rồng; giải Liên hoan phim quốc tế Lai Xích (Đức) với kịch bản phim Những cô gái C3 quân giải phóngLịch sử không lặp lại.
          Nhà văn Hoàng Văn Bổn sống những ngày cuối đời tại căn nhà ven sông Đồng Nai. Ông mất năm 2006 tại Biên Hoà. Với những đóng góp cho đất nước, nhà văn được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2006.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét