50. Phù Thăng
(1928-2008)
Chuyện kể cho người mẹ nghe
Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang
Đứa con nuôi của trung đoàn
Phá vây xong lại chết mòn trong vây.
Xuân Sách
Nhà văn Phù Thăng: Lận đận vẫn
vui
14:47 01/11/2014
Nhà văn Phù Thăng tên khai sinh là Nguyễn Trọng Phu
sinh năm 1928 tại làng Tất Lại Thượng, xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương, tham gia Cách mạng Tháng Tám ở quê. Năm 1947 tòng quân làm Trung đội trưởng
trinh sát Trung đoàn 42 Quân khu 3, sau chuyển sang báo Quân Bạch Đằng, hoà
bình lập lại làm việc ở Phòng Văn hoá - Văn nghệ Tổng cục Chính trị phụ trách
biên tập Kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội rồi về Điện ảnh Quân đội nhân dân.
Năm 1963 chuyển ngành sang báo Thể dục - Thể thao,
tiếp đó công tác ở Hãng phim truyện Việt Nam đến khi nghỉ hưu tại quê nhà
(1988). Nhà văn Phù Thăng là tác giả của các tiểu thuyết Phá vây, Tấn
công; các tập truyện Con những người du kích, Con nuôi Trung đoàn, Đáy
suối, Trận địa mới; các kịch bản phim Biển lửa, Tiếng gọi phía trước,
Nguyễn Văn Trỗi, Quê nhà... Ông đã mất tại nhà riêng lúc 12 giờ ngày 21/2,
tức rằm tháng Giêng năm Bính Tý và an táng tại nghĩa trang quê nhà xã Cộng Lạc,
Tứ Kỳ, Hải Dương.
Tôi đọc sách
và xem phim của ông từ thời cắp sách đi học với những Phá vây, Con những người
du kích, Biển lửa... lừng danh.Tôi đã từng nghe người ta truyền tai nhau những
câu chuyện như huyền thoại rằng, ông Phù Thăng năm nào giờ đã trở thành ông lão
chăn vịt, đội vôi dưới đất Hải Dương và rằng, sau Phá vây ông vẫn âm thầm viết,
cuốn tiểu thuyết có tên Tấn công (tập 2 của Phá vây) đã viết xong
nhưng chưa ai được đọc. Ông nhét nó trong một cái chum sành, nút kỹ bằng lá
chuối khô, chôn sâu ba thước đất nơi vườn nhà và nói với người thân, chỉ được
đào lên xem khi ông đã ra người thiên cổ! Tôi cứ bán tín bán nghi và dự định sẽ
có một ngày về tỉnh Đông để “thật mục sở thị” nhà văn tài hoa quái dị này. Nhưng
may mắn tôi đã được gặp ông ngay tại đất Hà thành. Hôm ấy, có công việc toà
soạn tôi đến nhà riêng của ông Xuân Thiều (bấy giờ là Phó Tổng Biên tập Tạp chí
Văn nghệ Quân đội) ở 16A Lý Nam Đế để thưa chuyện thì tình cờ gặp ông.
Ông bảo ông lên Hà Nội vì một việc chẳng thể đừng được là tham dự một cuộc gặp
mặt các cựu chiến binh Trung đoàn 42 - một đơn vị bộ đội chủ lực lừng danh của
Liên khu 3 trong Kháng chiến chống thực dân Pháp - để làm cuốn sử của Trung
đoàn
Tôi cứ ngỡ
Phù Thăng phải là một con người rắn rỏi, ăn nói rành rọt, nhanh nhẹn như một
cựu trung đội trưởng trinh sát, thậm chí còn trẻ trung và dữ dằn như những
người du kích địch hậu, những chiến sĩ cảm tử trong Biển lửa, Phá vây
của ông, chứ không ngờ đó lại là một ông già nhỏ nhắn, móm mém và lam lũ như
thế! Dẫu vậy, chỉ ít phút sau khi làm quen, tôi đã nhận ra rằng, đây là một con
người ghê gớm. Lịch duyệt đấy mà can trường, khiêm nhường vậy mà quyết liệt,
nhỏ nhắn thế mà rất dẻo dai. Ông bảo cái chuyện chăn vịt, đội vôi là có thật,
về hưu làm nông phu, chuyện ấy là thường. Ông nói ông còn vỡ được 4 mẫu đất
hoang, đào ao thả cá và viết lách nhì nhằng nữa.
Ông kể, sau
cái “hạn” Phá vây, ông vẫn làm việc bình thường, làm việc có hiệu quả
nữa là khác. Ông có những phim gây được tiếng vang, được tặng Huy chương vàng,
bạc như phim Trên tuyến đầu miền Tây Tổ quốc, Biển lửa, Tiếng gọi phía trước...
Ông tiết lộ ông đã hoàn thành tập 2 tiểu thuyết Phá vây, có tên là Tấn
công và làm tập thơ bằng tiếng Pháp có tên Xilăngxiơ có nghĩa là Yên
lặng.
Tôi nói vui:
“Tác giả Yên lặng không bao giờ yên lặng!”. Ông cười móm mém và đọc một
câu thơ tiếng Pháp mà nhà văn Xuân Thiều dịch là “Rượu rót rồi phải uống thôi”.
Phù Thăng không biết uống rượu nên tôi hiểu rượu ở đây là cái nghiệp văn
chương... Và tôi tin những chuyện truyền khẩu về ông lão chăn vịt làm thơ tiếng
Pháp kể ở trên không hoàn toàn là huyền thoại!
Sau lần ấy
tôi có viết một bài báo in trên tờ Tiền phong, ông đọc được và gửi cho
tôi một bài thơ có cái tên rất lạ (!) - (?) với lời đề tặng tôi. Tôi xin phép
bạn đọc được chép ra đây một đoạn:
Cảm ơn em đã
lắng nghe
Điệu đàn anh gảy thiết tha một thời
Tuổi già hạt lệ sương rơi
Mà nay lại mặn muối đời chứa chan
Cành đào tưởng đã phai tàn
Bỗng hừng lên bởi chính làn gió em
Thổi vào quá khứ lặng im
Cho hoa vạn thọ bừng lên sắc vàng
Thơ ta chữ nghĩa mỏi mòn
Mượn thơ tiếng Pháp nguyện hồn người điên
Gióng lên đây một hồi chuông
Để cùng đi trọn con đường cùng ta...
Điệu đàn anh gảy thiết tha một thời
Tuổi già hạt lệ sương rơi
Mà nay lại mặn muối đời chứa chan
Cành đào tưởng đã phai tàn
Bỗng hừng lên bởi chính làn gió em
Thổi vào quá khứ lặng im
Cho hoa vạn thọ bừng lên sắc vàng
Thơ ta chữ nghĩa mỏi mòn
Mượn thơ tiếng Pháp nguyện hồn người điên
Gióng lên đây một hồi chuông
Để cùng đi trọn con đường cùng ta...
Trong bài
thơ trên có nhắc đến các từ “cành đào”, “thằng điên”, “hoa vạn thọ”. Ấy là
những từ có liên quan đến ông và tác phẩm của ông. Sinh thời có lần ông nói với
tôi, bút danh Phù Thăng có gì đâu, là Thằng Phu thôi mà (tên thật ông là Nguyễn
Trọng Phu) nhưng khi tôi thắc mắc tại sao ông ký chữ Pháp là FòuThang thì ông
cười bảo fou có nghĩa là thằng điên!. Ông còn có câu thơ tự ví mình như hoa đào
treo trên tường nhà đã cũ, đã lạt màu, mà cành đào trên giấy đã phai rồi! Tôi
thưa với ông: “Cành đào ấy chửa phai màu và dẫu nó đã là hoa đào năm ngoái thì
kìa nó vẫn cười trước gió đông đấy thôi”. Ông khen tôi khéo tán và thông báo đã
viết xong trường ca Bông vạn thọ.
Mùa xuân năm
1998 nhân dịp nhà văn Phù Thăng lên lão 70, tôi cùng nhà văn cao niên
Xuân Thiều về làng Tất Lại Thượng, xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)
mừng thọ ông. Dù đã ở vào lứa tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông vẫn rất nhanh nhẹn.
Ông sống cuộc sống “điền viên” nơi quê nhà thật thanh bình. Một nếp nhà đơn sơ,
một mảnh vườn, một cái ao nhỏ với cây dừa thân khòng la đà mép nước và mặt ao
hoa súng đỏ nở tưng bừng. Trên sân, trước ngõ là tiếng trẻ bi bô… Tôi có ý hỏi
về bản thảo cuốn tiểu thuyết Tấn công (tập II của cuốn Phá vây)
ông vừa viết xong mà nghe đồn là ông dứt khoát không cho ai đọc. Ông bỏ nó vào
một cái vò, nút lá chuối khô đem chôn sâu dưới ba thước đất và thề rằng chỉ để
người nào đó đào lên đọc và đưa in khi ông đã ra người thiên cổ (!?).
Ông cười,
cái cười móm mém nhưng rất đỗi hiền lành. Ông chỉ cho tôi xem những tấm bằng
“Huy chương vàng”, “Huy chương bạc” thưởng cho các phim Trên tuyến đầu miền
Tây Tổ quốc, Tiếng gọi phía trước, Biển lửa… mà ông là tác giả viết trong
những năm còn công tác ở Điện ảnh quân đội, ở Xưởng phim truyện Việt Nam treo
đầy trên vách và đọc một câu thơ tôi đã một lần nghe: Mà cành đào trên giấy
đã phai rồi…!
Ông hứa với
tôi rằng khi tập thơ hoàn thành ông sẽ gửi lên Hà Nội để tôi xem. Tôi chờ mãi,
mong mãi. Rồi những ngày áp Tết năm ấy, ông có việc lên Hà Nội mà tôi chắc ông
lên vì cuốn Lịch sử trung đoàn 42 - đơn vị mà ông đã đi cùng suốt những
năm kháng chiến chống Pháp, nơi cội nguồn cảm hứng cho những sáng tác của ông
năm nao và có lẽ cả đến lúc này.
Vẫn bộ quần
áo bộ đội cũ, vẫn cái mũ len đỏ, vẫn dáng người nhỏ bé và cái cười móm mém như
xưa, ông bảo ông vừa ghé qua nhà Xuân Thiều, ông phải vội về quê nên chỉ ngồi
với nhau được chừng một tiếng. Trong khoảng nửa giờ ông cùng Trúc Hà (ông vẫn
quen gọi nhà văn Nam Hà bằng bút danh thời Chín năm. Người cũ “nhà số 4” cho
hay, suýt nữa thì Trúc Hà thành em rể Phù Thăng) ôn lại những kỉ niệm tươi đẹp
khi còn sống và viết ở “phố nhà binh”.
Ông nói ông
coi “số 4 - Lý Nam Đế” là trụ sở hội nghề nghiệp của ông. Nét mặt của ông như
trẻ lại khi nghe nhà văn Trung Trung Đỉnh - một đồng đội lớp sau, một
“lính trung đoàn” 42 chính hiệu, nơi ông từng chiến đấu năm xưa say sưa hát một
bài ca truyền thống của Trung đoàn với giọng khê nồng…
Trước khi
chia tay, Phù Thăng đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ. Bài thơ có cái tên rất
dài: Ông, Bà và Cún - Kỳ - Anh. Ông bảo đây là “một truyện thơ để tặng
thần đồng thơ Trần Đăng Khoa, để cùng nhớ một thời thơ ấu…”. Ông không đưa “bản
gốc” của bài thơ với lý do “chửa muốn in”. Thế là tôi đành “tốc ký”. Bài thơ có
đoạn được ghi nhanh như sau:
Ông hỏi -
Cún tên gì?
Nó nói - Cún tên Kỳ Anh
Bà hỏi - Kỳ Anh tên gì
Đôi mắt sáng nheo nheo thật ngộ
Bố hỏi - Cún tên gì?
- Cún là Cún Tứ Kỳ quê bố
Mẹ hỏi - Cún tên gì?
- Cún là… Cún quê mẹ Thụy Anh!
Chú xin Cún cái kẹo
Cún cho “giả vờ”
Chú bảo: Cún - tên Kỳ Lừa
Cún lắc đầu… Ứ phải!
Cô diện cho Cún áo mới
Màu đỏ trùm màu xanh
Rồi gọi - Cún Kỳ nhông!
Cún lắc đầu chẳng nói…
Ấy là niềm vui của nhà Cún, mỗi tối
Một cái tên thôi mà mỗi người - mỗi gọi
Đem làm trò cười
Nhưng ông bảo
Có được cái tên cho một Con Người
Đâu phải sự dễ?...
Nó nói - Cún tên Kỳ Anh
Bà hỏi - Kỳ Anh tên gì
Đôi mắt sáng nheo nheo thật ngộ
Bố hỏi - Cún tên gì?
- Cún là Cún Tứ Kỳ quê bố
Mẹ hỏi - Cún tên gì?
- Cún là… Cún quê mẹ Thụy Anh!
Chú xin Cún cái kẹo
Cún cho “giả vờ”
Chú bảo: Cún - tên Kỳ Lừa
Cún lắc đầu… Ứ phải!
Cô diện cho Cún áo mới
Màu đỏ trùm màu xanh
Rồi gọi - Cún Kỳ nhông!
Cún lắc đầu chẳng nói…
Ấy là niềm vui của nhà Cún, mỗi tối
Một cái tên thôi mà mỗi người - mỗi gọi
Đem làm trò cười
Nhưng ông bảo
Có được cái tên cho một Con Người
Đâu phải sự dễ?...
Có được cái
tên cho một Con Người thật khó, có được một cái tên Phù Thăng cũng chẳng dễ
dàng gì. Ông rất hiểu câu “nhân sinh bách nghệ, văn học vi tiên”. Cũng rất biết
vì sao các cụ nói “Danh cương lợi tỏa” (vòng danh lợi gò bó người ta, làm mất
tự do của người ta). Và khi tuổi đã cao, ông mới thấm thế nào là “Danh lợi bất
như nhàn” (đua chen danh lợi, sao bằng sống nhàn nhã rảnh rang). Cái tên Phù
Thăng chẳng biết ông chọn vào lúc nào, chỉ biết lúc đó ông còn trẻ và rất nhiều
mộng ước. Đã có lúc ông thích câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
Đã mang
tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Phải có danh gì với núi sông
Nên khi ông
giải thích rằng, Phù Thăng đơn giản là nói lái từ chữ Thằng Phu (tên thật ông
là Nguyễn Trọng Phu) hoặc Phù Thăng viết theo kiểu tiếng Pháp là Fou Thang
(tiếng Pháp fou nghĩa là thằng điên) tôi đã rất không tin.
Tôi cũng
không tin vào những lời đồn đại có tính giai thoại, những chuyện huyền
thoại như việc ông “chôn bản thảo”, việc ông vừa đi chăn vịt vừa làm thơ tiếng
Pháp… Nhưng tôi tin là Phù Thăng vẫn đang viết, vẫn rất tha thiết với văn học
bởi hơn một lần tôi đã thấy bản thảo cuốn Phá vây (tập II), rất
nhiều bản thảo thơ (cả Việt ngữ và Pháp ngữ) và đã cầm trên tay tập sách Lịch
sử Trung đoàn 42 ở giai đoạn sơ thảo.
Tôi viết mấy
dòng này về ông như một thông tin để bạn bè và đông đảo bạn đọc yêu mến Phù
Thăng tin rằng, vẫn còn đó một Phù Thăng “con nuôi trung đoàn”, một Phù Thăng Biển
lửa, một Phù Thăng nặng “tình cá nước”, nặng “nghĩa quê nhà”… và dẫu hôm
nay có là “cành đào trên giấy” thì cành đào ấy, xuân này vẫn chưa thể phai màu.
Năm 1993 ở
Đồ Sơn - Hải Phòng ông còn chép tặng tôi một bài thơ tiếng Pháp có tựa đề Pour
un fou, sonne le glas và nói đến khi nào ông ra đi mãi mãi hãy đọc ...Và
đến hôm nay khi ông đã là người thiên cổ, khi tôi ngồi viết những dòng này, bài
thơ ấy vẫn còn là điều bí mật!
Bây giờ thì
ông đã đi về một nơi nào xa lắm, nhưng tôi tin và tôi cầu chúc nơi ấy sẽ có rất
nhiều hoa, cả đào, cả cúc; lại có cả những bạn văn một thời cùng “ phố nhà
binh” với ông, và các ông sẽ lại có những ngày trẻ trung, sôi nổi, tha thiết
với đời, một lòng một dạ với văn chương.
Thập tam
trại, mùa Thu năm 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét