Nhớ thày dạy tôi lớp ba thuở ấy, giáo án chỉ cái cặp mỏng mà trong đó ngoài các môn toán văn cách trí… thày còn dạy cả làm thủ công.
Một lớp ba ngắn ngủn một năm. Chỉ còn in trong trí nhớ tôi, thày hiền hậu nhưng chúng tôi đứa nào cũng sợ.
Lớp học lúc ấy chẳng có thi đua , chẳng danh hiệu nhiều như bây giờ. Cuối tháng thày cộng điểm lấy ba trò có tổng số điểm cao , nhất- nhì – ba . Ba cái tên ấy được viết lên miếng bìa rồi gài lên Bảng danh dự theo thứ tự sau chỗ thày ngồi. Thi đua thời ấy là thế, lặng lẽ và bình yên. Chúng tôi cố học để có cái tên trên bảng mà có đứa cả năm không được một lần. Nhưng dù không có tên trên bảng cũng chẳng bao giờ thày mắng.
Chẳng có 20 tháng 11 nào dành cho các thày thời ấy. Chẳng có quĩ phụ huynh, chẳng có đóng góp lế tết thày. Chưa bao giờ có các thứ lệ ấy mà thày vẫn tận tâm.
Rồi tôi lên lớp học tiếp. Thày vẫn dậy lớp Ba, yên như cột cây số bên lề đường, hệt như ông lão lái đò ở nguyên bến cũ. Mỗi chuyến đò của thày dài một năm..
Những năm sau, mỗi lần có dịp gặp thày đều được thày nhắc: Em cố gắng học giỏi nhé. Lời thày như một câu gửi gắm. Qua ánh mắt thày, tôi hiểu được lòng mong ước thực của thày muốn trò tiến bộ.
Rồi tôi tốt nghiệp phổ thông, đi trung cấp, lên đại học.rồi ra công tác.
Tôi đã rời bến đò suôn sẻ. Nỗi nhớ thày chỉ còn trong kí ức xa mờ.
Một lần về nghỉ phép tôi tìm đến nhà thày. Lúc này thày đã nghỉ hưu.
Đến thày với hai tay không. Nào đã biết ứng xử giao tiếp dù đã thành cán bộ. Nhưng sâu xa thì ai cũng biết, cán bộ thời bao cấp lương hẻo lắm. chắt chiu tùng xu chưa đủ sống nên chẳng biết đến chuyện quà cáp tình cảm. Nhớ thày thật, nhưng là nỗi nhó suông.
Nhưng khi gặp thấy thày mừng lắm. Tôi tưởng thày chỉ còn vui thú với vườn tược, nào ngờ lại nhận được hàng loạt thông tin. Nào cậu D nhập ngũ, nhưng đã hi sinh. G. thì may mắn đựoc sang Liên xô học, còn M là công nhân gang thép, thợ tay nghề cao… Cả tá đứa đi đứng ra sao thày nhớ vanh vách. Thì ra không phải mình tôi nhớ thày và đến thăm thày.
Mười mấy năm sau ngày thống nhất, tôi lại trở về thăm thày. Căn nhà cấp bốn sạch sẽ có hàng cau xanh mát đung đưa.
Thày ngồi trên kỉ, chậm rãi. Mãi mới nhận ra tôi.
Tôi để lên bàn túi cam biếu thày. Bỗng thấy thày cười giọng cay cay: Anh lại cho quà tôi cơ đấy.
Thày pha nước, rồi bỗng nghiêm mặt đột ngột, lại thoáng một nét giận dữ: Này thày hỏi, anh có tham nhũng không đấy?.
Tôi lúng túng, thưa với thày, em làm báo thì tham nhũng gì hả thày. Thày nhìn vào xa xăm, chớp chớp đôi mắt già nua ươn ướt: Là tôi hỏi thế. Hôm qua xem ti vi thấy cậu H, cậu K ra tòa Hai cậu đã tụt nõ vì tham nhũng . Ban đầu nghe tên tôi ngờ ngợ, mà rồi tôi vẫn nhận ra dù cả hai chưa lần nào về thăm tôi. Làm to lắm mà lại thế. Hỏng!
Thày quên cả rót nước, nói như tự nói với mình : Tôi buồn lắm em, mít chín tụt nõ còn nấu cám chăn lợn được, nguời mà tụt nõ thì còn biết dùng để làm gì…
Một lớp ba ngắn ngủn một năm. Chỉ còn in trong trí nhớ tôi, thày hiền hậu nhưng chúng tôi đứa nào cũng sợ.
Lớp học lúc ấy chẳng có thi đua , chẳng danh hiệu nhiều như bây giờ. Cuối tháng thày cộng điểm lấy ba trò có tổng số điểm cao , nhất- nhì – ba . Ba cái tên ấy được viết lên miếng bìa rồi gài lên Bảng danh dự theo thứ tự sau chỗ thày ngồi. Thi đua thời ấy là thế, lặng lẽ và bình yên. Chúng tôi cố học để có cái tên trên bảng mà có đứa cả năm không được một lần. Nhưng dù không có tên trên bảng cũng chẳng bao giờ thày mắng.
Chẳng có 20 tháng 11 nào dành cho các thày thời ấy. Chẳng có quĩ phụ huynh, chẳng có đóng góp lế tết thày. Chưa bao giờ có các thứ lệ ấy mà thày vẫn tận tâm.
Rồi tôi lên lớp học tiếp. Thày vẫn dậy lớp Ba, yên như cột cây số bên lề đường, hệt như ông lão lái đò ở nguyên bến cũ. Mỗi chuyến đò của thày dài một năm..
Những năm sau, mỗi lần có dịp gặp thày đều được thày nhắc: Em cố gắng học giỏi nhé. Lời thày như một câu gửi gắm. Qua ánh mắt thày, tôi hiểu được lòng mong ước thực của thày muốn trò tiến bộ.
Rồi tôi tốt nghiệp phổ thông, đi trung cấp, lên đại học.rồi ra công tác.
Tôi đã rời bến đò suôn sẻ. Nỗi nhớ thày chỉ còn trong kí ức xa mờ.
Một lần về nghỉ phép tôi tìm đến nhà thày. Lúc này thày đã nghỉ hưu.
Đến thày với hai tay không. Nào đã biết ứng xử giao tiếp dù đã thành cán bộ. Nhưng sâu xa thì ai cũng biết, cán bộ thời bao cấp lương hẻo lắm. chắt chiu tùng xu chưa đủ sống nên chẳng biết đến chuyện quà cáp tình cảm. Nhớ thày thật, nhưng là nỗi nhó suông.
Nhưng khi gặp thấy thày mừng lắm. Tôi tưởng thày chỉ còn vui thú với vườn tược, nào ngờ lại nhận được hàng loạt thông tin. Nào cậu D nhập ngũ, nhưng đã hi sinh. G. thì may mắn đựoc sang Liên xô học, còn M là công nhân gang thép, thợ tay nghề cao… Cả tá đứa đi đứng ra sao thày nhớ vanh vách. Thì ra không phải mình tôi nhớ thày và đến thăm thày.
Mười mấy năm sau ngày thống nhất, tôi lại trở về thăm thày. Căn nhà cấp bốn sạch sẽ có hàng cau xanh mát đung đưa.
Thày ngồi trên kỉ, chậm rãi. Mãi mới nhận ra tôi.
Tôi để lên bàn túi cam biếu thày. Bỗng thấy thày cười giọng cay cay: Anh lại cho quà tôi cơ đấy.
Thày pha nước, rồi bỗng nghiêm mặt đột ngột, lại thoáng một nét giận dữ: Này thày hỏi, anh có tham nhũng không đấy?.
Tôi lúng túng, thưa với thày, em làm báo thì tham nhũng gì hả thày. Thày nhìn vào xa xăm, chớp chớp đôi mắt già nua ươn ướt: Là tôi hỏi thế. Hôm qua xem ti vi thấy cậu H, cậu K ra tòa Hai cậu đã tụt nõ vì tham nhũng . Ban đầu nghe tên tôi ngờ ngợ, mà rồi tôi vẫn nhận ra dù cả hai chưa lần nào về thăm tôi. Làm to lắm mà lại thế. Hỏng!
Thày quên cả rót nước, nói như tự nói với mình : Tôi buồn lắm em, mít chín tụt nõ còn nấu cám chăn lợn được, nguời mà tụt nõ thì còn biết dùng để làm gì…
Nguồn : Đỗ Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét