Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Chê thơ Chu mạnh Trinh

(Lượm lặt từ sổ ghi chép cũ) 

        Di ảnh nhà thơ, kiến trúc sư Chu Mạnh Trinh
                     
Trong một buổi họp các nhà nho, ông Nguyễn Đình Văn, người thôn Phượng Đình, xã Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa bác bỏ cả hai loại ý kiến bàn về một bài thơ của Chu Mạnh Trinh:

Viếng Đạm Tiên, gặp Kim Trọng


Mầu xuân ai khéo vẽ nên tranh

Nô nức đua nhau hội đạp thanh

Phận bạc ngậm ngùi người chín suối

Duyên may run rủi khách ba sinh

Dưới hoa nép mặt gương lồng bóng

Ngàn liễu rung cương sóng gợn tình

Man mác vì đâu thêm ngán nỗi

Đường về chiêng đã gác chênh chênh

Ông Nguyễn Đình Văn phê bình như sau: “Bài thơ ấy đầu đề là Viếng Đạm Tiên, gặp Kim Trọng mà cả tám câu chỉ có hai câu ba và bốn nói được ý gặp hai người thì phép tắc làm văn để ở đâu ? Đây là một bài thơ lạc đề thì dù hoa mỹ đến đâu cũng phải sổ toẹt”.

Các nhà thơ nghe nói đều giật mình. Họ đọc lại bài thơ và quả thấy đúng như lời phê bình nghiêm khắc của ông. Trầm trồ một lúc, họ bảo ông Nguyễn Đình Văn:

Thế bác có thể làm một bài khác cũng theo đầu đề ấy được không ? Nguyễn Đình Văn chần chừ một lúc rồi nhận lời. Ông đọc:

Ngày xuân dạo bước lúc thảnh thơi

Tình nọ duyên kia vướng vít hoài

Thương kẻ dấu giày in mặt đất

Nhớ ai mầu áo nhuộm da trời

Khóc cùng cây cỏ chừng e phận

Cười với non sông muốn ngỏ lời

Hội khách ba sinh người chín suối

Thấu lòng ai chửa hỡi ai ơi.

Cho đến nay không biết đã có bạn nào thẩm định lại xem Chu Mạnh Trinh và Nguyễn Đình Văn ai làm đúng đề hơn ?

                         (Theo giai thoại văn học Thanh Hóa)


Nhân đọc lại giai thoại văn học này, Đỗ Đình Tuân muốn mời các “nhà thơ xóm Tri ân” cùng tham gia thẩm định giúp. Âu cũng là một dịp để cùng nhau mạn đàm trao đổi  về thơ Đường Luật. Xin trân trọng cám ơn trước.
30/10/2012

Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét