Là dân miền Bắc, chẳng ai là không biết tiếng
hội chọi trâu Đồ Sơn vào ngày 10/8 (âm lịch) hàng năm.
Tôi và mấy người cùng có tính thích lang thang
năm nay chuẩn bị chu đáo, mang cả ống nhòm, đúng giờ hoàng đạo thẳng hường Đồ
Sơn thẳng tiến.
Là người được các anh chị cho cưỡi lưng trâu
từ thủa chưa biêt đi, thế mà đến sân đấu tôi cứ như bị mê đi bởi các “ông trâu”
to lớn với những miếng đánh móc hầu, khóa cổ lôi đối phương đi xềnh xệch, thật
ghê ghớm với miếng “Hổ lao”, một cú đâm khủng khiếp làm đối phương gục ngay tại
chỗ, bốn chân thắng đơ không kịp “giẫy đành đạch” .
Trên đường về, xe vẫn ầm ỹ lời tranh luận để
bảo vệ quan điểm về sự được mất của mình. Một “ông lớn” bỗng gào to: Im ngay,
để ta đọc thơ đi xem chọi trâu cho mà nghe:
Anh bảo đi xem chọi trâu
Nhưng mà thực tế anh đâu có vào
Cũng qua cầu Niệm cầu Rào
Anh cho xe chạy thẳng vào Vạn Hoa
Anh
đi chọi nghé trong nhà
Chỉ trong một tiếng chọi ba con liền
Bốp... ( Có lẽ đó là tiếng một chai nước LAVI
đập mạnh vào một vật mềm mềm thì phải ) Lời thơ im bặt như chiếc loa đang phát
bị mất điện, một giọng khê nồng rít lên:
- con trâu già này mới học được miếng “ Hổ lao” đấy.
...Tôi toát mồ hôi trong tiếng cười tung tóe của
cả xe. Các cụ vẫn bảo: Nghiệp chướng văn chương, liệu thế này đã phải là nghiệp
chướng chưa?.
24/9/2012
Hình như bài này sưu tầm thì phải?
Trả lờiXóaNó sưu tầm của tác giả NGUYỄN VĂN DỊP hay sao ấy ?
Trả lờiXóaTheo tôi, tiêu đề bài viết nên đặt là: " Miếng hổ lao" có lẽ gợi hơn chăng?
Trả lờiXóa