Nha Trang ơi! ta lại về…
Cách đây mấy năm, tôi vô Sài Gòn chơi. Rồi giữa chừng tôi lên tàu đi Nha Trang. Tôi mua vé khứ hồi, tầng ba cho rẻ, leo lên một lần là nằm yên tới sáng, mặc dầu không ngủ. Từ hồi về hưu, tôi đi Nha Trang chưa lần nào là đi chơi. Đi là để thăm mộ ba má chồng, sau nữa thăm một số bà con họ hàng. Xuống ga từ sáng sớm, lần nào cũng thế, tôi cảm thấy rất rõ, MQ chỉ đường cho tôi đi thẳng đến mộ ba má. Mộ nằm tại nghĩa trang Suối Hiệp, đối diện nhà máy đường Khánh Hòa, cách thành phố 15 km. Tôi không biết có xe buýt nên đi xe ôm. Nhưng đi như vậy, tôi được ngắm nhìn lại con đường cũ có nhà má ở ngày xưa, những ngôi nhà có dàn hoa giấy (nhà của người thân chị Bảy), nơi tôi đã từng ngẩn ngơ đi hỏi tìm xem chị Bảy, người phụ nữ sống với tôi trong căn nhà của má, bây giờ đang ở nơi nào. Kỉ niệm, tất cả đều là kỉ niệm còn đó, chỉ có má tôi, phải, má tôi đang yên nghỉ bên ba chẳng biết giờ này có chờ tôi đang đến đó không.
Dọc đường tôi mua trái cây và thẻ hương. Còn hoa, tôi ít khi mua. Tôi muốn tự mình hái hoa dại bao nhiêu sắc màu trong những bụi rậm quanh nghĩa trang để cắm vào lọ cho ba má. Lần này, những loài hoa ấy không còn nữa. Người ta đã phát quang, xây hàng rào, xây đủ thứ. Những ngôi mộ mới và mới sửa cao lừng lững. Tôi ngơ ngẩn tìm mộ người thân mà không thấy.Tôi ngân ngấn nước mắt và gọi “Ba má ơi! ba má ở đâu rồi? con là dâu út của ba má đây, con là vợ anh MQ đây, con về rồi, ba má chỉ cho con đi…”. Thế là chỉ sau mấy chục giây, thêm có mấy bước chân, ngôi mộ đã hiện ra sững sờ trước mắt tôi. Tôi không khóc nữa, tôi tĩnh trí để dọn dẹp. Túi nilon rác bẩn ai ném trên bề mặt, cỏ dại cao lút chừng 60, 70 cm chung quanh. Chú xe ôm tốt quá, cùng phụ giúp tôi. Chẳng có dụng cụ gì trong tay, cứ làm bằng tay, tôi mà làm một mình không biết bao giờ mới xong và chắc chắn tay sẽ sứt sẹo. Dọn sạch, bày trái cây, lọ hoa đầy nước mưa đọng, nhưng làm sao có hoa đây? Nhìn quanh, thấy có ngôi mộ nhà ai trồng hai khóm mẫu đơn đỏ rất to, bông chi chit. Tôi đánh bạo thắp hương và khấn xin phép được ngắt mấy bông về cắm vào lọ cho ba má.Vậy là ổn rồi. Lúc này tôi mới thắp hương, khấn thưa ba má những điều như bao năm qua đã từng là như thế, quen rồi, thuộc rồi mà sao nước mắt vẫn rơi hoài trong tiếng nức nở cố kìm nén mà không được. Tôi gọi ba má, tôi gọi MQ trở về mặc dù biết chắc rằng anh đang đứng bên lau nước mắt cho tôi. Khóc mãi rồi là lặng im, lặng im trong cái yên vắng tận cùng. Tôi đi tất cả, qua từng ngôi mộ trong nghĩa trang, mộ nào họ Lê và họ Hồ tôi đều thắp hương. Tôi nghĩ, biết đâu đó là họ hàng nhà chồng mình bên ngoại và bên nội mà vô tình tôi không biết. Xong đâu đấy, tôi quay về với ba má. Hương sắp tàn hết, tôi khấn lại và trở về thành phố. Tôi trả thêm ít tiền và cảm ơn chú xe ôm đã vì tôi mà vất vả, mất cả thời gian hàng tiếng đồng hồ ở nghĩa trang.
Về thành phố, tôi vào phố Trần Quốc Toản, nơi dì Tám và dượng chồng tôi ở. Dì và dượng già yếu lắm rồi. Tôi ghé qua chợ ngay gần nhà mua tôm, mua rau về nấu cơm để dì và dượng có một bữa ăn không phải lụm cụm thổi nấu. Dì là em họ của má. Nhưng đối với chúng tôi, cả khi MQ còn sống, dì rất thân thiết,từ khi dì tập kết ra Bắc. Cắt râu tôm, đuôi tôm, nhà chẳng có cái kéo nào cắt được. Một cái thì bé tí lưỡi cùn, một cái thì long ốc vẹo vọ dượng lấy ny lon buộc chằng chịt vẫn không cầm chắc được trong tay. Tôi phải lấy dao để cắt khó quá. Sau bữa cơm, tôi chạy ra siêu thị gần nhà mua về một cái kéo, dì và dượng cứ buồn cười mãi về cái kéo long lay treo trên cái đinh đó, và lúc này dì mới kiên quyết vứt nó ra sọt rác.
Tôi không ngủ trưa, tôi đi tiếp đến Đồng Dài cách thành phố chừng 20 km. Tôi đã hẹn một cô em họ đón tôi.Tôi nhờ em đưa vào thăm dì dượng Mười, em ruột duy nhất của má tôi còn lại. Dượng khỏe, tuy lưng còng nhưng còn đi được xe đạp. Dì thì yếu rồi, mắt kém chỉ nhìn lờ mờ, tai nghễnh ngãng, và bắt đầu lẫn. Phải giải thích rất lâu dì mới nhận ra tôi, mới nhớ ra chồng tôi - cháu ruột; nhớ má chồng tôi - chị ruột. May mà vợ chồng cậu em làm ăn rất khá, dì dượng ở cùng và có chỗ dựa lúc tuổi già. Dì rất giống má tôi về dáng vẻ và nét mặt bên ngoài, khiến cho tôi nhớ má quá. Tôi không biết lần về thăm này đã phải là lần cuối cùng có thể gặp dì được không. Mà thôi cứ nghĩ linh tinh làm gì. Tôi biếu chút quà gửi dượng chứ dì lẫn rồi, thăm hỏi vợ chồng cậu em rồi chị em tôi tiếp tục đi.
Em đi băng băng. Gọi là em chứ thực ra em hơn tôi bẩy tuổi. Em là em họ của chồng tôi. Tôi mới biết em trong mấy năm gần đây, nhưng hai chị em quí nhau lắm. Em thật là đẹp, chắc hẳn ngày trẻ là rất đẹp. Vậy mà hai vợ chồng ly dị hàng chục năm rồi vì chồng theo người khác. Em một mình nuôi hai con trai nay một đứa đã có vợ con. Em ở một mình, nuôi cháu nội. Ba mẹ cháu ở gần đó, ở riêng. Cháu thì chạy qua chạy lại, đi học, ăn, ngủ cùng bà nội. Em nấu cơm cho tôi ăn, chăm sóc từng ly từng tý một. Tôi cứ ngỡ như đấy chính là má ngày xưa, má cũng một mình ở Nha Trang. Mỗi lần tôi từ Hà Nội vô Nha trang công tác, tôi ở với má, má cũng chăm tôi vậy. Em có đủ các loại mắm, đủ loại dưa món, nhưng tôi không quen nên chỉ sài nước mắm. Em xào gà xả ớt, nấu canh bí ngô với tôm tươi giã, rồi luộc rau lang hái ngoài vườn. Bữa cơm thật là ngon và khẩu vị gần hệt như miền Bắc mặc dù em là người Nha Trang chính gốc. Em kể cho tôi nghe bao nhiêu chuyện, chuyện trong gia đình, trong họ tộc, cả những chuyện tranh chấp đáng buồn nữa. Tôi nghe mà nẫu cả lòng. Ăn cơm xong, em bảo tôi đi tắm rồi ngủ cho đỡ mệt. Tôi không chịu. Tôi bảo em dẫn tôi đi thăm hai bà dì độc thân nọ. Đường đi khó lắm, nhỏ và ngoằn ngoèo. Trời lại tối thui. Quên không mang theo cây đèn pin. Nhưng không sao, rồi cũng đi được. Cứ bước loạng quạng chân thấp chân cao mãi rồi cũng đến. Hai dì (em họ xa của má) là hai chị em ruột, một người 73, một người 74 tuổi. Cả hai đều độc thân, không lấy chồng. Hai dì nuôi một con nuôi từ khi em mới ra đời bị bỏ rơi ở cô nhi viện. Bây giờ em đã có chồng và hai con gái ở cùng đó. Vườn tược thì mênh mông, nhưng các dì già yếu không làm được nữa, cũng không thuê ai được vì thuê có khi còn bị lỗ. Nhà trống tuyềnh trống toàng, chẳng thấy có chiếc giường nào cả, quần áo cứ vắt đại lên ở mọi nơi. Có đúng một 1 cái sa lon cũ chắc xin của ai nhưng rách hàng chục chỗ trông hệt như có ai băm nát ra. Tôi được cả nhà ưu tiên cho ngồi vào đó. Tôi biếu hai dì những gói bột Knor để nấu canh. Dì Bảy bảo bột này có thịt nên dì không ăn được, dì ăn chay trường, chỉ để dì Tám với các cháu dùng thôi. Tôi biếu hai dì một ít tiền, phải chạy vòng quanh khắp nhà đến mấy vòng mới bỏ vào túi các dì được. Hai dì chưa biết tôi bao giờ. Hai dì cảm động lắm khi biết tôi là dâu của má Tư. Dì Bảy bảo cháu ghi địa chỉ tôi ở Hà Nội để tết sẽ viết thư hỏi thăm. Dì Bảy nói chuyện vui lắm. Dì cười rất tươi. Và lạy trời, dì còn giữ lại những nét đẹp kinh khủng của một thời con gái, mặc dù đang rất bần hàn, áo quần luộm thuộm. Dì Tám là em nhưng trông già hơn, khắc khổ hơn, xấu hơn, mà cũng hiền hơn. Dì Bảy có một giọng hát thật trẻ trung, thật hay. Dì hát rất tự nhiên nhiều bài hát thời xưa. Nếu không nhìn dì mà chỉ nghe giọng hát chắc chắn mọi người bảo dì chỉ 30 tuổi thôi. Dì kể, dì đã từng hát cho mọi người nghe cả 100 bài liền mà không khản giọng, không mệt mỏi. Em tôi bảo, tôi có hát được không hát cho dì nghe, cả hai cùng hát cho vui, nhưng tôi không dám. Bởi vì tôi muốn trong những khoảnh khắc ấy, trong không gian yên tĩnh gần như tuyệt đối ấy, chỉ có một và chỉ một giọng ca của dì mà thôi, không pha tạp, không pha trộn giọng của bất kỳ ai, của tôi, dù cho tôi có hát hay đến thế nào (!) Ra về, các dì cố gắng tìm ra một cái gì đấy để làm quà cho tôi, một trái đu đủ nhỏ chưa chín, một tập bánh tráng cất kỹ trong hộp, nhưng tôi không thể nhận, không phải vì chê, mà vì không thể chịu đựng được nữa.
Chị em tôi ra về, lần này quen đường nên đi nhanh hơn. Tôi đi tắm (em nấu cho tôi một ấm nước nóng) rồi đi ngủ. Lại tiếp tục những mẩu chuyện dài tưởng chừng vô tận. Khi em đã ngáy đều đều, tôi vẫn nằm yên. Những tiếng hát trong trẻo của dì Bảy 74 tuổi rồi vẫn vẳng bên tai, khi tha thiết, khi trầm hùng mang đến những cảm xúc thật khó tả.
Hôm sau, em tiễn tôi ra bến xe trở lại Nha Trang. Tôi về thẳng nhà mợ Sáu, vợ cậu Lê Hân, cậu chồng tôi, cùng các em, các cháu. Tôi xin phép lên tầng dâng ít trái cây và thắp hương cho cậu .
Thật ra, cứ mỗi lần về Nha Trang, tôi chưa bao giờ không đến ngôi nhà này, đến vì một lý do chính: thắp hương cho cậu, khấn cậu rằng: dẫu vật đổi sao rời, cháu dâu của cậu không bao giờ quên những kỷ niệm ngày xưa khi còn cậu, còn má. Lần nào cũng thế, tôi khấn cậu và khóc. Nhưng riêng lần này, tuyệt nhiên không có một giọt nước mắt nào cả, cũng không biết ở ban thờ có bức hình chụp cậu hay là không, cứ khấn là khấn vậy thôi. Lạ thật!.Xuống nhà, mợ bảo, “các em mới đưa bình tro cậu ra chùa rồi, không để ở nhà nữa. Con có thấy trên đó còn để hình cậu không?”. Tôi thẫn thờ: “Dạ…dạ có…hay sao ấy ạ…”. Hóa ra là thế! MQ thiêng thật, anh vẫn đi với tôi trên từng bước đường trở lại Nha Trang mà, mọi bước đường, tất cả. Buổi trưa, cả nhà về đông đủ. Ăn, uống, đủ. Rồi tôi đi đến chỗ bạn Huỳnh Hương. Hai vợ chồng bạn thật là tình cảm. Nhắc lại nhiều kỷ niệm xưa khi còn học cùng một lớp đại học với nhau, với cả chồng tôi nữa. Ngậm ngùi, bạn an ủi, số phận mà. Ừ, tôi biết, người ta không ai cưỡng được số phận. Tôi từ chối lời mời cơm của bạn, vì phải về với dì dượng Tám. Dì sốt ruột tìm tôi từ sáng đến giờ. Về lại nhà dì dượng. Dì mua sẵn cá, rau tập tàng. Tôi nấu cơm, kho cá, nấu canh. Chẳng biết có phù hợp với dì không, chứ tôi thì thấy …ngon!
Tối, trời mưa. Dì bảo một cháu ở gần đưa tôi ra ga để về Sài Gòn. Đêm không lạnh. Tôi nằm tầng ba sát điều hòa cũng không thấy lạnh. Nhận được điện thoại từ Hà Nội, anh Dũng đã mất. Tôi biết anh ấy ốm nặng và đến thăm nhiều lần kể cả trước khi đi Sài Gòn, nhưng không ngờ anh ấy đi nhanh thế! Vậy là xong một cuộc đời…Ai có thể tưởng tượng được một vài năm trước đây, anh ấy “hoành tráng” đến thế nào. Anh Dũng là lãnh đạo cao nhất của cơ quan tôi làm việc ngày đó. Anh ấy ra đi, còn con trai anh cũng lâm bệnh nặng chưa biết rồi sẽ ra sao. Đúng là “phúc bất trùng lai họa vô đơn chí”. Nghe điện xong, tim tôi đập loạn xạ, chắc chắn huyết áp đang tăng, mấy bữa nay đều phải uống thuốc hạ áp nữa là lúc này. Thấy buồn quá. Lại điện thoại nữa. Dì Tám gọi. Dì khóc nức nở. Dì bảo:” dì thương con nhiều lắm, dì yếu quá rồi, dì chẳng làm được nhiều đồ ăn ngon cho con, các em thì mải bận đi làm cả, con đừng buồn nghen con…”. Trời đất! … "Dạ không có gì đâu ạ…dạ con ăn ngon lắm mà dì…Sang năm con lại về”. Tôi cay cay mắt. “Nhớ về nghen con…” - Giọng dì tôi nhỏ dần. Cả đêm hầu như tôi không ngủ, may mà không bị chóng mặt. Buồn, nhưng lòng thật thanh thản, thanh thản ngay từ sau khi rời khỏi nghĩa trang, nơi ba má đã nằm xuống ở đó…không phải chỉ thanh thản lúc này.
Cách đây mấy năm, tôi vô Sài Gòn chơi. Rồi giữa chừng tôi lên tàu đi Nha Trang. Tôi mua vé khứ hồi, tầng ba cho rẻ, leo lên một lần là nằm yên tới sáng, mặc dầu không ngủ. Từ hồi về hưu, tôi đi Nha Trang chưa lần nào là đi chơi. Đi là để thăm mộ ba má chồng, sau nữa thăm một số bà con họ hàng. Xuống ga từ sáng sớm, lần nào cũng thế, tôi cảm thấy rất rõ, MQ chỉ đường cho tôi đi thẳng đến mộ ba má. Mộ nằm tại nghĩa trang Suối Hiệp, đối diện nhà máy đường Khánh Hòa, cách thành phố 15 km. Tôi không biết có xe buýt nên đi xe ôm. Nhưng đi như vậy, tôi được ngắm nhìn lại con đường cũ có nhà má ở ngày xưa, những ngôi nhà có dàn hoa giấy (nhà của người thân chị Bảy), nơi tôi đã từng ngẩn ngơ đi hỏi tìm xem chị Bảy, người phụ nữ sống với tôi trong căn nhà của má, bây giờ đang ở nơi nào. Kỉ niệm, tất cả đều là kỉ niệm còn đó, chỉ có má tôi, phải, má tôi đang yên nghỉ bên ba chẳng biết giờ này có chờ tôi đang đến đó không.
Dọc đường tôi mua trái cây và thẻ hương. Còn hoa, tôi ít khi mua. Tôi muốn tự mình hái hoa dại bao nhiêu sắc màu trong những bụi rậm quanh nghĩa trang để cắm vào lọ cho ba má. Lần này, những loài hoa ấy không còn nữa. Người ta đã phát quang, xây hàng rào, xây đủ thứ. Những ngôi mộ mới và mới sửa cao lừng lững. Tôi ngơ ngẩn tìm mộ người thân mà không thấy.Tôi ngân ngấn nước mắt và gọi “Ba má ơi! ba má ở đâu rồi? con là dâu út của ba má đây, con là vợ anh MQ đây, con về rồi, ba má chỉ cho con đi…”. Thế là chỉ sau mấy chục giây, thêm có mấy bước chân, ngôi mộ đã hiện ra sững sờ trước mắt tôi. Tôi không khóc nữa, tôi tĩnh trí để dọn dẹp. Túi nilon rác bẩn ai ném trên bề mặt, cỏ dại cao lút chừng 60, 70 cm chung quanh. Chú xe ôm tốt quá, cùng phụ giúp tôi. Chẳng có dụng cụ gì trong tay, cứ làm bằng tay, tôi mà làm một mình không biết bao giờ mới xong và chắc chắn tay sẽ sứt sẹo. Dọn sạch, bày trái cây, lọ hoa đầy nước mưa đọng, nhưng làm sao có hoa đây? Nhìn quanh, thấy có ngôi mộ nhà ai trồng hai khóm mẫu đơn đỏ rất to, bông chi chit. Tôi đánh bạo thắp hương và khấn xin phép được ngắt mấy bông về cắm vào lọ cho ba má.Vậy là ổn rồi. Lúc này tôi mới thắp hương, khấn thưa ba má những điều như bao năm qua đã từng là như thế, quen rồi, thuộc rồi mà sao nước mắt vẫn rơi hoài trong tiếng nức nở cố kìm nén mà không được. Tôi gọi ba má, tôi gọi MQ trở về mặc dù biết chắc rằng anh đang đứng bên lau nước mắt cho tôi. Khóc mãi rồi là lặng im, lặng im trong cái yên vắng tận cùng. Tôi đi tất cả, qua từng ngôi mộ trong nghĩa trang, mộ nào họ Lê và họ Hồ tôi đều thắp hương. Tôi nghĩ, biết đâu đó là họ hàng nhà chồng mình bên ngoại và bên nội mà vô tình tôi không biết. Xong đâu đấy, tôi quay về với ba má. Hương sắp tàn hết, tôi khấn lại và trở về thành phố. Tôi trả thêm ít tiền và cảm ơn chú xe ôm đã vì tôi mà vất vả, mất cả thời gian hàng tiếng đồng hồ ở nghĩa trang.
Về thành phố, tôi vào phố Trần Quốc Toản, nơi dì Tám và dượng chồng tôi ở. Dì và dượng già yếu lắm rồi. Tôi ghé qua chợ ngay gần nhà mua tôm, mua rau về nấu cơm để dì và dượng có một bữa ăn không phải lụm cụm thổi nấu. Dì là em họ của má. Nhưng đối với chúng tôi, cả khi MQ còn sống, dì rất thân thiết,từ khi dì tập kết ra Bắc. Cắt râu tôm, đuôi tôm, nhà chẳng có cái kéo nào cắt được. Một cái thì bé tí lưỡi cùn, một cái thì long ốc vẹo vọ dượng lấy ny lon buộc chằng chịt vẫn không cầm chắc được trong tay. Tôi phải lấy dao để cắt khó quá. Sau bữa cơm, tôi chạy ra siêu thị gần nhà mua về một cái kéo, dì và dượng cứ buồn cười mãi về cái kéo long lay treo trên cái đinh đó, và lúc này dì mới kiên quyết vứt nó ra sọt rác.
Tôi không ngủ trưa, tôi đi tiếp đến Đồng Dài cách thành phố chừng 20 km. Tôi đã hẹn một cô em họ đón tôi.Tôi nhờ em đưa vào thăm dì dượng Mười, em ruột duy nhất của má tôi còn lại. Dượng khỏe, tuy lưng còng nhưng còn đi được xe đạp. Dì thì yếu rồi, mắt kém chỉ nhìn lờ mờ, tai nghễnh ngãng, và bắt đầu lẫn. Phải giải thích rất lâu dì mới nhận ra tôi, mới nhớ ra chồng tôi - cháu ruột; nhớ má chồng tôi - chị ruột. May mà vợ chồng cậu em làm ăn rất khá, dì dượng ở cùng và có chỗ dựa lúc tuổi già. Dì rất giống má tôi về dáng vẻ và nét mặt bên ngoài, khiến cho tôi nhớ má quá. Tôi không biết lần về thăm này đã phải là lần cuối cùng có thể gặp dì được không. Mà thôi cứ nghĩ linh tinh làm gì. Tôi biếu chút quà gửi dượng chứ dì lẫn rồi, thăm hỏi vợ chồng cậu em rồi chị em tôi tiếp tục đi.
Em đi băng băng. Gọi là em chứ thực ra em hơn tôi bẩy tuổi. Em là em họ của chồng tôi. Tôi mới biết em trong mấy năm gần đây, nhưng hai chị em quí nhau lắm. Em thật là đẹp, chắc hẳn ngày trẻ là rất đẹp. Vậy mà hai vợ chồng ly dị hàng chục năm rồi vì chồng theo người khác. Em một mình nuôi hai con trai nay một đứa đã có vợ con. Em ở một mình, nuôi cháu nội. Ba mẹ cháu ở gần đó, ở riêng. Cháu thì chạy qua chạy lại, đi học, ăn, ngủ cùng bà nội. Em nấu cơm cho tôi ăn, chăm sóc từng ly từng tý một. Tôi cứ ngỡ như đấy chính là má ngày xưa, má cũng một mình ở Nha Trang. Mỗi lần tôi từ Hà Nội vô Nha trang công tác, tôi ở với má, má cũng chăm tôi vậy. Em có đủ các loại mắm, đủ loại dưa món, nhưng tôi không quen nên chỉ sài nước mắm. Em xào gà xả ớt, nấu canh bí ngô với tôm tươi giã, rồi luộc rau lang hái ngoài vườn. Bữa cơm thật là ngon và khẩu vị gần hệt như miền Bắc mặc dù em là người Nha Trang chính gốc. Em kể cho tôi nghe bao nhiêu chuyện, chuyện trong gia đình, trong họ tộc, cả những chuyện tranh chấp đáng buồn nữa. Tôi nghe mà nẫu cả lòng. Ăn cơm xong, em bảo tôi đi tắm rồi ngủ cho đỡ mệt. Tôi không chịu. Tôi bảo em dẫn tôi đi thăm hai bà dì độc thân nọ. Đường đi khó lắm, nhỏ và ngoằn ngoèo. Trời lại tối thui. Quên không mang theo cây đèn pin. Nhưng không sao, rồi cũng đi được. Cứ bước loạng quạng chân thấp chân cao mãi rồi cũng đến. Hai dì (em họ xa của má) là hai chị em ruột, một người 73, một người 74 tuổi. Cả hai đều độc thân, không lấy chồng. Hai dì nuôi một con nuôi từ khi em mới ra đời bị bỏ rơi ở cô nhi viện. Bây giờ em đã có chồng và hai con gái ở cùng đó. Vườn tược thì mênh mông, nhưng các dì già yếu không làm được nữa, cũng không thuê ai được vì thuê có khi còn bị lỗ. Nhà trống tuyềnh trống toàng, chẳng thấy có chiếc giường nào cả, quần áo cứ vắt đại lên ở mọi nơi. Có đúng một 1 cái sa lon cũ chắc xin của ai nhưng rách hàng chục chỗ trông hệt như có ai băm nát ra. Tôi được cả nhà ưu tiên cho ngồi vào đó. Tôi biếu hai dì những gói bột Knor để nấu canh. Dì Bảy bảo bột này có thịt nên dì không ăn được, dì ăn chay trường, chỉ để dì Tám với các cháu dùng thôi. Tôi biếu hai dì một ít tiền, phải chạy vòng quanh khắp nhà đến mấy vòng mới bỏ vào túi các dì được. Hai dì chưa biết tôi bao giờ. Hai dì cảm động lắm khi biết tôi là dâu của má Tư. Dì Bảy bảo cháu ghi địa chỉ tôi ở Hà Nội để tết sẽ viết thư hỏi thăm. Dì Bảy nói chuyện vui lắm. Dì cười rất tươi. Và lạy trời, dì còn giữ lại những nét đẹp kinh khủng của một thời con gái, mặc dù đang rất bần hàn, áo quần luộm thuộm. Dì Tám là em nhưng trông già hơn, khắc khổ hơn, xấu hơn, mà cũng hiền hơn. Dì Bảy có một giọng hát thật trẻ trung, thật hay. Dì hát rất tự nhiên nhiều bài hát thời xưa. Nếu không nhìn dì mà chỉ nghe giọng hát chắc chắn mọi người bảo dì chỉ 30 tuổi thôi. Dì kể, dì đã từng hát cho mọi người nghe cả 100 bài liền mà không khản giọng, không mệt mỏi. Em tôi bảo, tôi có hát được không hát cho dì nghe, cả hai cùng hát cho vui, nhưng tôi không dám. Bởi vì tôi muốn trong những khoảnh khắc ấy, trong không gian yên tĩnh gần như tuyệt đối ấy, chỉ có một và chỉ một giọng ca của dì mà thôi, không pha tạp, không pha trộn giọng của bất kỳ ai, của tôi, dù cho tôi có hát hay đến thế nào (!) Ra về, các dì cố gắng tìm ra một cái gì đấy để làm quà cho tôi, một trái đu đủ nhỏ chưa chín, một tập bánh tráng cất kỹ trong hộp, nhưng tôi không thể nhận, không phải vì chê, mà vì không thể chịu đựng được nữa.
Chị em tôi ra về, lần này quen đường nên đi nhanh hơn. Tôi đi tắm (em nấu cho tôi một ấm nước nóng) rồi đi ngủ. Lại tiếp tục những mẩu chuyện dài tưởng chừng vô tận. Khi em đã ngáy đều đều, tôi vẫn nằm yên. Những tiếng hát trong trẻo của dì Bảy 74 tuổi rồi vẫn vẳng bên tai, khi tha thiết, khi trầm hùng mang đến những cảm xúc thật khó tả.
Hôm sau, em tiễn tôi ra bến xe trở lại Nha Trang. Tôi về thẳng nhà mợ Sáu, vợ cậu Lê Hân, cậu chồng tôi, cùng các em, các cháu. Tôi xin phép lên tầng dâng ít trái cây và thắp hương cho cậu .
Thật ra, cứ mỗi lần về Nha Trang, tôi chưa bao giờ không đến ngôi nhà này, đến vì một lý do chính: thắp hương cho cậu, khấn cậu rằng: dẫu vật đổi sao rời, cháu dâu của cậu không bao giờ quên những kỷ niệm ngày xưa khi còn cậu, còn má. Lần nào cũng thế, tôi khấn cậu và khóc. Nhưng riêng lần này, tuyệt nhiên không có một giọt nước mắt nào cả, cũng không biết ở ban thờ có bức hình chụp cậu hay là không, cứ khấn là khấn vậy thôi. Lạ thật!.Xuống nhà, mợ bảo, “các em mới đưa bình tro cậu ra chùa rồi, không để ở nhà nữa. Con có thấy trên đó còn để hình cậu không?”. Tôi thẫn thờ: “Dạ…dạ có…hay sao ấy ạ…”. Hóa ra là thế! MQ thiêng thật, anh vẫn đi với tôi trên từng bước đường trở lại Nha Trang mà, mọi bước đường, tất cả. Buổi trưa, cả nhà về đông đủ. Ăn, uống, đủ. Rồi tôi đi đến chỗ bạn Huỳnh Hương. Hai vợ chồng bạn thật là tình cảm. Nhắc lại nhiều kỷ niệm xưa khi còn học cùng một lớp đại học với nhau, với cả chồng tôi nữa. Ngậm ngùi, bạn an ủi, số phận mà. Ừ, tôi biết, người ta không ai cưỡng được số phận. Tôi từ chối lời mời cơm của bạn, vì phải về với dì dượng Tám. Dì sốt ruột tìm tôi từ sáng đến giờ. Về lại nhà dì dượng. Dì mua sẵn cá, rau tập tàng. Tôi nấu cơm, kho cá, nấu canh. Chẳng biết có phù hợp với dì không, chứ tôi thì thấy …ngon!
Tối, trời mưa. Dì bảo một cháu ở gần đưa tôi ra ga để về Sài Gòn. Đêm không lạnh. Tôi nằm tầng ba sát điều hòa cũng không thấy lạnh. Nhận được điện thoại từ Hà Nội, anh Dũng đã mất. Tôi biết anh ấy ốm nặng và đến thăm nhiều lần kể cả trước khi đi Sài Gòn, nhưng không ngờ anh ấy đi nhanh thế! Vậy là xong một cuộc đời…Ai có thể tưởng tượng được một vài năm trước đây, anh ấy “hoành tráng” đến thế nào. Anh Dũng là lãnh đạo cao nhất của cơ quan tôi làm việc ngày đó. Anh ấy ra đi, còn con trai anh cũng lâm bệnh nặng chưa biết rồi sẽ ra sao. Đúng là “phúc bất trùng lai họa vô đơn chí”. Nghe điện xong, tim tôi đập loạn xạ, chắc chắn huyết áp đang tăng, mấy bữa nay đều phải uống thuốc hạ áp nữa là lúc này. Thấy buồn quá. Lại điện thoại nữa. Dì Tám gọi. Dì khóc nức nở. Dì bảo:” dì thương con nhiều lắm, dì yếu quá rồi, dì chẳng làm được nhiều đồ ăn ngon cho con, các em thì mải bận đi làm cả, con đừng buồn nghen con…”. Trời đất! … "Dạ không có gì đâu ạ…dạ con ăn ngon lắm mà dì…Sang năm con lại về”. Tôi cay cay mắt. “Nhớ về nghen con…” - Giọng dì tôi nhỏ dần. Cả đêm hầu như tôi không ngủ, may mà không bị chóng mặt. Buồn, nhưng lòng thật thanh thản, thanh thản ngay từ sau khi rời khỏi nghĩa trang, nơi ba má đã nằm xuống ở đó…không phải chỉ thanh thản lúc này.
Người tình miễn cưỡng
Một lần vô Sài Gòn, tôi gặp Thân, một người quen cũ bên họ nhà chồng, từ thời tôi còn đi làm. Thân nhiều tuổi hơn tôi, nhưng là nam giới nên nghỉ hưu sau tôi. Tôi hay tin vợ anh đã mất, sau một cơn bệnh hiểm nghèo. Vì đã trải qua những mất mát, tôi cảm thông và an ủi động viên Thân thật nhiều. Thân đến thăm tôi. Tôi cũng đến nhà thắp hương cho vợ bạn. Rồi Thân đưa tôi đi địa đạo Củ Chi, thăm mộ người quá cố tại Nghĩa trang thành phố. Ở đâu Thân cũng không thể quên bóng hình vợ mình, một phụ nữ đẹp và thành đạt một thời. Tôi lắng nghe tâm tình của bạn, hồi ức về những năm tháng hạnh phúc không thể nào quên, cùng thời gian ngặt nghèo không may vợ lâm bệnh nặng và Thân đã hết lòng chăm sóc tận tình. Tôi cảm nhận được, chia sẻ với bạn chân tình, mong bạn giữ sức khỏe để tiếp tục nuôi dạy các con nên người và khuyên bạn đừng buồn vì nghỉ hưu, bởi đó là qui luật.
Một hôm, Thân ngỏ ý đưa tôi đi biển Vũng Tầu. Không suy nghĩ quá lâu, tôi đồng ý. Chúng tôi hẹn gặp nhau tại Bến xe miền Đông, với hành lí gọn nhẹ, vì chỉ đi hôm trước, hôm sau về. Tôi cũng không hiểu, sao tôi lại đi với bạn dễ dàng, nhẹ nhàng đến thế. Có lẽ tôi đã bị chinh phục bởi ánh mắt tha thiết, thoáng chút băn khoăn thật khó tả của bạn, khi chờ tôi trả lời về việc đi biển. Tôi vẫn biết Thân là người đàn ông đứng đắn, một cán bộ chuyên môn mẫn cán, trước đây là vậy. Còn bây giờ, tôi hiểu hơn, Thân là người đàn ông hạnh phúc, nhưng đang bất hạnh sau sự ra đi của vợ hiền yêu quí. Và tôi thương bạn, cảm thông với bạn, thế thôi.
Tới Vũng Tầu, Thân đưa tôi đến một khách sạn và chỉ thuê một phòng. Không quá ngạc nhiên, tôi hơi xấu hổ. Biển thật đẹp và yên bình. Chúng tôi thay phiên nhau tắm mát (chỉ có một phòng vệ sinh thôi mà!) rồi ra ngoài dạo chơi trước khi đi ăn tối. Chúng tôi thuê một xích lô. Xưa nay, tôi rất không quen với kiểu đi này, vì tôi ái ngại người đạp xích lô vất vả, nhưng hôm ấy, tôi lại bằng lòng. Gió biển thổi mát rượi, chúng tôi ngồi bên nhau như một cặp tình nhân luống tuổi đang “cưa sừng làm nghé”! Nói vậy thôi, cũng không có gì quá đáng ngoài một cảm giác lâng lâng sung sướng trong tôi. Tôi khẽ hát cho bạn nghe mấy bài hát tôi tự sáng tác, về tình yêu của tôi với MQ, về những ngày xưa vợ chồng tôi ra biển hạnh phúc ngập tràn, rồi những đớn đau hụt hẫng khi MQ ra đi không còn nữa. Lúc ấy, tôi cảm thấy trên đời, bạn là người duy nhất sâu sắc cảm nhận được những điều tôi đang chia sẻ, mặc dù thực ra, tôi chẳng hiểu có phải vậy không, hay là tôi chỉ tưởng tượng hão huyền. Nói sao thì nói, những phút ngắn ngủi ấy để lại trong tôi những xúc cảm đặc biệt diệu kì, thật khó quên.
Tối, chúng tôi ngồi trên lầu hai của một nhà hàng, nhâm nhi mỗi người một con tôm biển kha khá, cùng ít đồ ăn khác. Tôi không để Thân trả tiền mọi thứ. Tôi đã thống nhất ngay từ đầu, chúng tôi là bạn, đi chơi với nhau, thì cứ chi phí mọi thứ rồi chia đôi cho tiện. Thân hãy coi như tôi làm nhiệm vụ công đoàn tổ chức đi nghỉ mát ấy! Thân hơi lúng túng nhưng rồi phải tán đồng, tôi thích sòng phẳng, biết làm sao được?
Ăn tối xong, chúng tôi đi bộ thêm một lúc lâu nữa cho tiêu cơm rồi về phòng nghỉ. Hiển nhiên là chúng tôi nằm bên nhau, chung một giường. Tôi cảm thấy là lạ, nhưng rồi thấy bình thường. Chúng tôi nói chuyện vu vơ, chứ không tâm tình. Bạn có những cử chỉ thân mật. Tôi bảo bạn, giống như với vài người bạn khác, hãy coi tôi là đàn ông cho tiện! Nhưng nói để mà nói, làm sao đàn ông nằm bên cạnh đàn bà mà lại “lặng yên” được chứ? Thân ngỏ ý để chúng tôi gần gũi nhau. Tôi từ chối. Tôi bảo lâu nay tôi quen sống một mình rồi, tôi có một tình yêu duy nhất đó là MQ, MQ đi xa nhưng tôi vẫn nghĩ là MQ luôn ở bên tôi. Hãy thông cảm cho tôi và đừng giận đừng buồn, rằng có buổi đi chơi hôm nay với nhau vậy là đủ rồi. Nghe tôi nói vậy, chắc Thân buồn, hay thất vọng, hay gì gì nữa thì không hiểu, chỉ biết rằng Thân quay đi sau khi nói với tôi: “Thôi thì tùy Thư, mình chẳng biết nói thế nào. Thư nhất quyết gìn giữ vì tình yêu với anh MQ thì Thư cứ gìn giữ. Còn mình, mình chỉ nghĩ đơn giản, Thư đã mất anh từ rất lâu rồi, mình thì mất vợ, chúng ta thông cảm với nhau, chúng ta là những người tự do không bị ràng buộc gì cả, có thân mật gần gũi nhau thì cũng là bình thường, có ảnh hưởng gì đến ai đâu, có vi phạm đạo đức gì đâu”. Bỗng chốc, tôi thấy buồn thật dễ sợ, mà chẳng hiểu thật rõ buồn như thế nào, buồn vì cái gì. Thề có quỉ thần hai vai chứng giám, lúc ấy tôi không có ham muốn gì cả dù chỉ một “vô cùng bé” theo nghĩa Toán học. Tôi chỉ thương bạn, mà không dám nói sợ bạn tự ái, nên tôi im lặng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy, tôi cần chút níu kéo để giữ lại một quan hệ ít nhất là không làm phiền hà ai, như một số quan hệ trong đời, mà tôi luôn phải tránh né, dè chừng, để đừng dễ dãi mà nghe theo tiếng gọi của mấy ông muốn liều mạng bỏ vợ, để khỏi phải thuyết phục mấy ông chót li thân hãy trở về với vợ mình chứ đừng khuyên tôi “sống” cho thoải mái. Về phần mình, lúc nào tôi cũng cười trêu họ, hãy coi tôi là đàn ông đi nhé, thì mới chơi với nhau được! hãy trở về với vợ bạn đi, chứ tôi bảo này, nếu phải duyên số mà sống thật với tôi thì sẽ chán ngắt ngay ấy mà. Còn chuyện dan díu như vợ chồng thì tôi xin lỗi trước, tôi không thể.
Hai thằng vẫn quay đi hai phía. Tôi biết sẽ không thể ngủ được, chỉ còn cách chờ trời sáng. Nhưng rồi, Thân không “lạnh lùng” được lâu. Và cuối cùng thì tôi liều chiều bạn và đành nói nhỏ, yêu cầu bạn phải dùng OK. Thì ra bạn cũng đã chuẩn bị sẵn rồi. Tôi chịu đựng chứ không thú vị gì, và chắc bạn cũng cảm nhận được điều đó. Tôi chỉ nghĩ thầm, nếu bằng cách nào linh thiêng MQ trở về, hãy đừng chứng kiến gì hết, hãy hiểu cho tôi.
Rồi hôm sau, tôi chẳng nhớ ra biển thế nào, chỉ nhớ về chuyến đi xe khách trở lại Sài Gòn, tôi không say như lần đi nhưng rất khó chịu. Tôi và bạn xa nhau, trở về với đời thường của mỗi đứa. Thi thoảng chúng tôi chat với nhau qua mạng. Chúng tôi chuyện trò trao đổi vui vẻ là chính, không mấy khi tâm sự gì mùi mẫn, ngoại trừ có một lần Thân hỏi tôi, tôi có còn ham muốn không. Tôi trả lời, rằng lúc khác tôi sẽ trả lời, cũng là một cách cầm cự. Thực ra tôi chẳng biết trả lời thế nào trên những dòng chat. Thân hẹn tôi sẽ có dịp ra Hà Nội, và mong đi du lịch với tôi.
Cho tới một ngày, Thân ra Hà Nội thật và rủ tôi đi Hạ Long Cát Bà. Khác hẳn với bao nhiêu lần tôi đi khi còn làm việc, lần này quả có thú vị hơn. Bọn tôi đi với khách ngoại quốc là nhiều. Họ đến từ Anh, Ailen, Pháp, Ấn, Philipine, Thái lan, Nga, Thụy sỹ…Mỗi cậu cả trai cả gái đeo một ba lô to và dài trên lưng, bước đi thật gọn gàng, nhanh nhẹn. Họ cười tươi kể cả lúc khó khăn mệt nhọc nhất. Tôi có cao dán của con gái cho, nên đỡ say nhưng cũng không hoàn toàn dễ chịu. Dọc đường tôi phải ăn liên miên cho đỡ mệt. Xe đi từ 8 giờ sáng tại Phan chu Trinh, 12 giờ tới Hạ Long. Lên tàu rồi ăn trưa tại tàu. Món ăn gồm có nem rán, khoai tây rán, mực sào hành tây, thịt gà luộc, tôm tẩm bột rán, canh súp lơ, rau muống sào. Tôi mang ít bia và sữa hộp. Du lịch phát mỗi người hai chai nước khoáng. Tôi ngồi cùng bàn với Thân, một cô gái Anh, một cậu Ailen, và một cô bé người Việt làm tại một khách sạn Hà Nội. Tôi nói chuyện nhiều. Cô bé Việt ngạc nhiên tôi già rồi mà nói được tiếng Anh (hóa ra người già chỉ nói được tiếng Nga và tiếng Trung sao?) Hai cậu nước ngoài đi du lịch những một năm cơ, dự định đi 24 nước. Nhìn họ mà thấy muốn trở lại thời trẻ trung qua rồi.
Du lịch dẫn bọn tôi đi thăm động Thiên cung và hang Đầu gỗ. Hạ long thật đẹp và mát dịu. Bây giờ tôi mới biết nó rộng 1500 km2 và độ sâu trung bình là 200m, bao gồm gần 2000 đảo trong đó khoảng 1000 đảo được đặt tên. Động Thiên cung rộng cao và đẹp, ánh sáng trang trí không đến nỗi nào. Động được tìm ra năm 1993 và khai thác du lịch từ năm 1994. Có bốn trụ chống trời, có các hình: Đức Phật bà, Tứ linh Long Ly Qui Phượng, Người đàn ông ngắm trộm các nàng tiên xuống tắm ở bãi tiên, Bầu vú mẹ mà khi qua đó, phụ nữ thường xoa để cầu phúc. Hang đầu gỗ thoạt nhìn bên ngoài không thấy đẹp, tuy nhiên đi xuống và vòng quanh phía sau thì thấy tuyệt vời hơn rất nhiều. Suýt nữa tôi lười bỏ qua thì nhận thức bị lệch lạc ngay, cũng còn may quá!
Thân và tôi đi thuyền con cùng mấy khách tây ra ngắm hang động gần đó, đi ven làng chài thấy một ngôi nhà nổi treo biển SACOMBANK. Ghê thật ngân hàng STB tới cả nơi này phục vụ bà con. Trở lại tàu chính, bọn tôi đi Cát Bà. Tôi dán cao nên không say. Nước trong xanh biển cả mênh mông, đảo lớn nhỏ chập chùng và gió thổi mát rượi mang đến cho tôi một cảm giác thư giãn thật thú vị. Tôi nhấm nháp mấy quả nho khô. Thân chụp ảnh liên tục vì đây là lần đầu tiên bạn đi Hạ Long Cát Bà. Tôi mua mấy tập ảnh để làm kỷ niệm ghi phong cảnh hữu tình tại nơi này. Và xem các tập ảnh (không mua hết) tôi mới biết còn nhiều nơi mình chưa đi. Nhưng chẳng biết bao giờ sẽ quay lại và bao giờ có thể đi hết các điểm đặc biệt đó nữa. Tôi cảm thấy hơi buồn, một cái buồn vu vơ không cắt nghĩa được rõ ràng. Bỗng nhiên, phải, bỗng nhiên chừng 15 phút sau đó, tôi mới ngờ ngợ nhận ra, ai đang trách mình sao nỡ quên đi ngày xưa, khi mà mọi người còn ít có thói quen du lịch vùng biển, thì một anh chàng bộ đội đã lếch thếch dẫn vợ con đi Hạ Long Bãi Cháy, ngủ tận nhà khách trên đồi cao xa tít. Hàng ngày "bè lũ bốn tên" của nhà này đi bộ có dễ bốn km cả đi lẫn về để tắm biển, và tắm về được ăn cơm nóng với món thịt lợn rang mắm đường cháy cạnh mà mắt cứ sáng lên như sao sa. Chúng còn chụp hình đen trắng nữa rõ là sex và cấm cho ai xem bao giờ. Ôi thôi lại vào mê cung này thì sao ra được, chồng yêu ơi…cho em về lại hiện tại chút nhé, đừng giận em!
Đến Cát Bà trời đã về chiều. Bọn tôi ăn tối trên sân tầng chín của khách sạn Hoàng tử. Từ đó vừa ăn vừa ngắm biển vừa ngắm những con tầu neo đậu xa xa. Hôm nào cũng vậy, ngoại trừ một bữa ăn tự chọn vào trong nhà lấy đồ ăn tự mang ra sân, còn thì người ta phục vụ sẵn. Mỗi bữa có bốn món, chẳng hạn mực tươi sào hành tây, cá sốt, dưa chuột và canh rau thịt nạc; hoặc thịt bò sào mềm, tôm hấp, rau muống sào và canh chua. Nam thì uống một lon bia, nữ thường uống nước ngọt. Đồ uống phải tự trả tiền nhưng bọn tôi mang sẵn đi rồi. Các em phục vụ khách sạn thì tươi cười niềm nở mỗi tội nói tiếng Anh buồn cười lắm. Tôi không thể quên được khi lên xe để đi rừng quốc gia, một cô bé bán rong mời khách mua bia với nguyên văn lời chào như sau:” Mua đi! Ở Cát Bà thì choen ti (twenty) còn ở đây chỉ then (ten)”. Vậy mà họ cũng hiểu. Họ chỉ lắc đầu. Bởi họ tự mang theo đồ uống.
Từ khách sạn ở Cát Bà phải đi 7 km ra chỗ đậu xe rồi đi tiếp chừng 20 km nữa mới đến rừng quốc gia. Dẫn đường là một cậu hướng dẫn viên người địa phương và phụ giúp là một cô học việc. Họ trèo núi thoăn thoắt không mệt mỏi mặc dù ngày nào họ cũng phải đi lại nhiều chuyến. Chưa bao giờ tôi leo núi mệt như lúc này. Núi cao, rừng nguyên sinh tôi chả lạ gì, nhưng tôi không còn sức để thư thả cảm nhận cái đẹp của nó nữa. Tôi thở dốc, có những lúc cảm thấy ngột thở vì thiếu oxy. Chợt nghĩ đến huyết áp và tim, cảm thấy lo lo. Tim đập loạn xạ hối hả. Rất may thi thoảng đoàn nghỉ lại một lát. Tôi thèm có sức khỏe và từng trải như khách Tây. Họ đi lại leo trèo thoải mái và nói chuyện liên hồi. Không phải chỉ bọn trẻ, các ông bà già hơn tuổi tôi mà không mệt như tôi, mặc dù tôi thuộc loại rèn luyện đi núi nhiều rồi. Có hai con đường, một là đi thẳng lên đỉnh cao nhất, hai là rẽ ngang rồi đi xuống. Tôi chọn con đường sau còn Thân thì gắng đi con đường trước cùng với ba bạn trẻ. Kể ra cũng thích mạo hiểm nhưng không chủ quan với sức khỏe được, tôi ước mình trẻ lại vài ba chục tuổi. Trong khi nghỉ tạm ở lưng chừng núi, tôi phải “nhảy” liên hồi để khỏi bị muỗi đốt, nhảy chay vậy có nhạc gì đâu. Trên đường trở ra, gặp một đàn dê trắng, đẹp và dễ thương quá, chẳng mang máy ảnh mà chụp, đợi Thân thì muộn mất rồi. Trưa trở lại khách sạn ăn uống nghỉ ngơi rồi chiều ra tắm biển. Gió lớn quá, tôi không dám tắm lâu. Tôi bơi cạn cùng với một bà già người Hà Lan. Thân mệt và mải chụp ảnh, chỉ ngồi trông giữ quần áo cho tôi.
Tối, bọn tôi dạo phố. Tôi tìm mua vài chuỗi hạt rẻ tiền cho con nít. Đôi giày rởm cao gót của tôi tự nhiên bị rụng một đế trong lúc đang đi, thế là hóa thành người thọt. Thật là ngượng nhưng cũng vui vui. Thân khuyên tôi đi đất luôn, nhưng tôi lại nghịch không chịu cứ chân thấp chân cao về khách sạn.
Đêm về. Lại một đêm bất thường, bên “người tình miễn cưỡng” như hôm nào ở Vũng Tầu. Thân tắm rửa xong mải mê xem bóng đá, tôi thì đọc quyển truyện ngắn. Hai đứa hai giường, thế cũng tiện. Chúng tôi không có ý định gì tâm sự với nhau cả. Đến khuya rồi tôi ngủ thì Thân lại sang nằm bên tôi. Tôi ngài ngại giống như lần trước, và quả nhiên, làm sao khác được? Tôi vẫn thương Thân nhưng hình như tình thương phai nhạt bớt rồi. Tôi chiều Thân với chiếc OK xa cách, nhưng tôi không thể chịu được một cảm giác đau đớn đến kinh hoàng. Tôi chẳng biết làm thế nào, đành gắng nghĩ đó là MQ đang về với tôi, chứ không phải người đàn ông nào khác, thật may quá, tôi đỡ hẳn, tôi thầm cảm ơn MQ, rõ là MQ vẫn ở bên tôi mà. Tất nhiên, vậy là tôi không phải với bạn, biết làm thế nào được. Nhưng tôi hiểu, với Thân, tôi cũng chẳng có gì quan trọng, điều này ngày xưa tôi không dễ chấp nhận, nhưng nay thì có thể hiểu và thông cảm với các đấng mày râu! Tôi bỗng thấy như mình tỉnh cơn mê, và sáng suốt trở lại.
Sớm hôm sau, tôi một mình ra chợ mua chả mực nướng sẵn, đặc sản ở đây. Mấy lần trước ra Cát Bà tôi đã biết chả ngon thế nào rồi. “Chỉ có một mình em bán là chả ngon thật thôi, còn lại không ngon đâu bác, đừng có sợ đắt…” người phụ nữ trắng trẻo hơi đậm thoăn thoắt cân, đóng gói giải thích với tôi.
Ăn sáng xong, ra xe lên tầu trở lại Hạ Long bằng đường biển. Các bạn Tây lại khệ nệ và nhanh nhẹn với những chiếc ba lô du lịch thật dài. Bọn tôi thì nhẹ nhàng vì bia và nước ngọt đã hết thay bằng vài cân chả mực, không phải đeo ba lô gì cho nặng.
Tạm biệt Cát Bà, không biết bao giờ trở lại, một năm, hai hay lâu hơn? Tuổi thọ sẽ là …120 cơ đấy, cố mà sống khỏe chết nhanh nhé, mà đi du lịch gấp nhé. Tôi tự bảo mình như vậy. Nhưng từ sau lần đi Hạ Long này, tôi hiểu rõ, tôi và Thân, tốt nhất nên dừng lại. Thân là người đàn ông tốt, tôi là người đàn bà không tồi. Chúng tôi đã lớn tuổi, đều độc thân. Chúng tôi có thể cảm thông với nhau, chia sẻ được với nhau về những mất mát của riêng mỗi người. Nhưng sự rung động miễn cưỡng, bị phụ thuộc vào lí trí của tình thương, không cho phép tôi tiếp tục quan hệ theo kiểu đó. Tôi khích lệ và thực lòng mong muốn Thân tìm được một người phụ nữ khác trẻ, đẹp, phù hợp hơn với Thân về lâu dài, để Thân đỡ khổ, nhưng chưa có lúc nào chia sẻ cho thật rõ, thật tận tình, chỉ ít câu bâng quơ qua chat. Sau này, những lần vô Sài Gòn dù ở lâu hay mau, tôi không gặp bạn nữa. Tôi giữ lại trong lòng mình những cảm xúc vẩn vơ, vẩn vơ như chính mối tình đột nhiên của tôi vậy, mà không ai khác tạo nên, lại Thượng đế, lại số mệnh, hay là tự chính linh hồn của MQ, tôi không hiểu.
Biển Hạ Long xanh trong
Cát Bà cồn cào nỗi nhớ
Mình muốn đi hay ở
Một lần vô Sài Gòn, tôi gặp Thân, một người quen cũ bên họ nhà chồng, từ thời tôi còn đi làm. Thân nhiều tuổi hơn tôi, nhưng là nam giới nên nghỉ hưu sau tôi. Tôi hay tin vợ anh đã mất, sau một cơn bệnh hiểm nghèo. Vì đã trải qua những mất mát, tôi cảm thông và an ủi động viên Thân thật nhiều. Thân đến thăm tôi. Tôi cũng đến nhà thắp hương cho vợ bạn. Rồi Thân đưa tôi đi địa đạo Củ Chi, thăm mộ người quá cố tại Nghĩa trang thành phố. Ở đâu Thân cũng không thể quên bóng hình vợ mình, một phụ nữ đẹp và thành đạt một thời. Tôi lắng nghe tâm tình của bạn, hồi ức về những năm tháng hạnh phúc không thể nào quên, cùng thời gian ngặt nghèo không may vợ lâm bệnh nặng và Thân đã hết lòng chăm sóc tận tình. Tôi cảm nhận được, chia sẻ với bạn chân tình, mong bạn giữ sức khỏe để tiếp tục nuôi dạy các con nên người và khuyên bạn đừng buồn vì nghỉ hưu, bởi đó là qui luật.
Một hôm, Thân ngỏ ý đưa tôi đi biển Vũng Tầu. Không suy nghĩ quá lâu, tôi đồng ý. Chúng tôi hẹn gặp nhau tại Bến xe miền Đông, với hành lí gọn nhẹ, vì chỉ đi hôm trước, hôm sau về. Tôi cũng không hiểu, sao tôi lại đi với bạn dễ dàng, nhẹ nhàng đến thế. Có lẽ tôi đã bị chinh phục bởi ánh mắt tha thiết, thoáng chút băn khoăn thật khó tả của bạn, khi chờ tôi trả lời về việc đi biển. Tôi vẫn biết Thân là người đàn ông đứng đắn, một cán bộ chuyên môn mẫn cán, trước đây là vậy. Còn bây giờ, tôi hiểu hơn, Thân là người đàn ông hạnh phúc, nhưng đang bất hạnh sau sự ra đi của vợ hiền yêu quí. Và tôi thương bạn, cảm thông với bạn, thế thôi.
Tới Vũng Tầu, Thân đưa tôi đến một khách sạn và chỉ thuê một phòng. Không quá ngạc nhiên, tôi hơi xấu hổ. Biển thật đẹp và yên bình. Chúng tôi thay phiên nhau tắm mát (chỉ có một phòng vệ sinh thôi mà!) rồi ra ngoài dạo chơi trước khi đi ăn tối. Chúng tôi thuê một xích lô. Xưa nay, tôi rất không quen với kiểu đi này, vì tôi ái ngại người đạp xích lô vất vả, nhưng hôm ấy, tôi lại bằng lòng. Gió biển thổi mát rượi, chúng tôi ngồi bên nhau như một cặp tình nhân luống tuổi đang “cưa sừng làm nghé”! Nói vậy thôi, cũng không có gì quá đáng ngoài một cảm giác lâng lâng sung sướng trong tôi. Tôi khẽ hát cho bạn nghe mấy bài hát tôi tự sáng tác, về tình yêu của tôi với MQ, về những ngày xưa vợ chồng tôi ra biển hạnh phúc ngập tràn, rồi những đớn đau hụt hẫng khi MQ ra đi không còn nữa. Lúc ấy, tôi cảm thấy trên đời, bạn là người duy nhất sâu sắc cảm nhận được những điều tôi đang chia sẻ, mặc dù thực ra, tôi chẳng hiểu có phải vậy không, hay là tôi chỉ tưởng tượng hão huyền. Nói sao thì nói, những phút ngắn ngủi ấy để lại trong tôi những xúc cảm đặc biệt diệu kì, thật khó quên.
Tối, chúng tôi ngồi trên lầu hai của một nhà hàng, nhâm nhi mỗi người một con tôm biển kha khá, cùng ít đồ ăn khác. Tôi không để Thân trả tiền mọi thứ. Tôi đã thống nhất ngay từ đầu, chúng tôi là bạn, đi chơi với nhau, thì cứ chi phí mọi thứ rồi chia đôi cho tiện. Thân hãy coi như tôi làm nhiệm vụ công đoàn tổ chức đi nghỉ mát ấy! Thân hơi lúng túng nhưng rồi phải tán đồng, tôi thích sòng phẳng, biết làm sao được?
Ăn tối xong, chúng tôi đi bộ thêm một lúc lâu nữa cho tiêu cơm rồi về phòng nghỉ. Hiển nhiên là chúng tôi nằm bên nhau, chung một giường. Tôi cảm thấy là lạ, nhưng rồi thấy bình thường. Chúng tôi nói chuyện vu vơ, chứ không tâm tình. Bạn có những cử chỉ thân mật. Tôi bảo bạn, giống như với vài người bạn khác, hãy coi tôi là đàn ông cho tiện! Nhưng nói để mà nói, làm sao đàn ông nằm bên cạnh đàn bà mà lại “lặng yên” được chứ? Thân ngỏ ý để chúng tôi gần gũi nhau. Tôi từ chối. Tôi bảo lâu nay tôi quen sống một mình rồi, tôi có một tình yêu duy nhất đó là MQ, MQ đi xa nhưng tôi vẫn nghĩ là MQ luôn ở bên tôi. Hãy thông cảm cho tôi và đừng giận đừng buồn, rằng có buổi đi chơi hôm nay với nhau vậy là đủ rồi. Nghe tôi nói vậy, chắc Thân buồn, hay thất vọng, hay gì gì nữa thì không hiểu, chỉ biết rằng Thân quay đi sau khi nói với tôi: “Thôi thì tùy Thư, mình chẳng biết nói thế nào. Thư nhất quyết gìn giữ vì tình yêu với anh MQ thì Thư cứ gìn giữ. Còn mình, mình chỉ nghĩ đơn giản, Thư đã mất anh từ rất lâu rồi, mình thì mất vợ, chúng ta thông cảm với nhau, chúng ta là những người tự do không bị ràng buộc gì cả, có thân mật gần gũi nhau thì cũng là bình thường, có ảnh hưởng gì đến ai đâu, có vi phạm đạo đức gì đâu”. Bỗng chốc, tôi thấy buồn thật dễ sợ, mà chẳng hiểu thật rõ buồn như thế nào, buồn vì cái gì. Thề có quỉ thần hai vai chứng giám, lúc ấy tôi không có ham muốn gì cả dù chỉ một “vô cùng bé” theo nghĩa Toán học. Tôi chỉ thương bạn, mà không dám nói sợ bạn tự ái, nên tôi im lặng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy, tôi cần chút níu kéo để giữ lại một quan hệ ít nhất là không làm phiền hà ai, như một số quan hệ trong đời, mà tôi luôn phải tránh né, dè chừng, để đừng dễ dãi mà nghe theo tiếng gọi của mấy ông muốn liều mạng bỏ vợ, để khỏi phải thuyết phục mấy ông chót li thân hãy trở về với vợ mình chứ đừng khuyên tôi “sống” cho thoải mái. Về phần mình, lúc nào tôi cũng cười trêu họ, hãy coi tôi là đàn ông đi nhé, thì mới chơi với nhau được! hãy trở về với vợ bạn đi, chứ tôi bảo này, nếu phải duyên số mà sống thật với tôi thì sẽ chán ngắt ngay ấy mà. Còn chuyện dan díu như vợ chồng thì tôi xin lỗi trước, tôi không thể.
Hai thằng vẫn quay đi hai phía. Tôi biết sẽ không thể ngủ được, chỉ còn cách chờ trời sáng. Nhưng rồi, Thân không “lạnh lùng” được lâu. Và cuối cùng thì tôi liều chiều bạn và đành nói nhỏ, yêu cầu bạn phải dùng OK. Thì ra bạn cũng đã chuẩn bị sẵn rồi. Tôi chịu đựng chứ không thú vị gì, và chắc bạn cũng cảm nhận được điều đó. Tôi chỉ nghĩ thầm, nếu bằng cách nào linh thiêng MQ trở về, hãy đừng chứng kiến gì hết, hãy hiểu cho tôi.
Rồi hôm sau, tôi chẳng nhớ ra biển thế nào, chỉ nhớ về chuyến đi xe khách trở lại Sài Gòn, tôi không say như lần đi nhưng rất khó chịu. Tôi và bạn xa nhau, trở về với đời thường của mỗi đứa. Thi thoảng chúng tôi chat với nhau qua mạng. Chúng tôi chuyện trò trao đổi vui vẻ là chính, không mấy khi tâm sự gì mùi mẫn, ngoại trừ có một lần Thân hỏi tôi, tôi có còn ham muốn không. Tôi trả lời, rằng lúc khác tôi sẽ trả lời, cũng là một cách cầm cự. Thực ra tôi chẳng biết trả lời thế nào trên những dòng chat. Thân hẹn tôi sẽ có dịp ra Hà Nội, và mong đi du lịch với tôi.
Cho tới một ngày, Thân ra Hà Nội thật và rủ tôi đi Hạ Long Cát Bà. Khác hẳn với bao nhiêu lần tôi đi khi còn làm việc, lần này quả có thú vị hơn. Bọn tôi đi với khách ngoại quốc là nhiều. Họ đến từ Anh, Ailen, Pháp, Ấn, Philipine, Thái lan, Nga, Thụy sỹ…Mỗi cậu cả trai cả gái đeo một ba lô to và dài trên lưng, bước đi thật gọn gàng, nhanh nhẹn. Họ cười tươi kể cả lúc khó khăn mệt nhọc nhất. Tôi có cao dán của con gái cho, nên đỡ say nhưng cũng không hoàn toàn dễ chịu. Dọc đường tôi phải ăn liên miên cho đỡ mệt. Xe đi từ 8 giờ sáng tại Phan chu Trinh, 12 giờ tới Hạ Long. Lên tàu rồi ăn trưa tại tàu. Món ăn gồm có nem rán, khoai tây rán, mực sào hành tây, thịt gà luộc, tôm tẩm bột rán, canh súp lơ, rau muống sào. Tôi mang ít bia và sữa hộp. Du lịch phát mỗi người hai chai nước khoáng. Tôi ngồi cùng bàn với Thân, một cô gái Anh, một cậu Ailen, và một cô bé người Việt làm tại một khách sạn Hà Nội. Tôi nói chuyện nhiều. Cô bé Việt ngạc nhiên tôi già rồi mà nói được tiếng Anh (hóa ra người già chỉ nói được tiếng Nga và tiếng Trung sao?) Hai cậu nước ngoài đi du lịch những một năm cơ, dự định đi 24 nước. Nhìn họ mà thấy muốn trở lại thời trẻ trung qua rồi.
Du lịch dẫn bọn tôi đi thăm động Thiên cung và hang Đầu gỗ. Hạ long thật đẹp và mát dịu. Bây giờ tôi mới biết nó rộng 1500 km2 và độ sâu trung bình là 200m, bao gồm gần 2000 đảo trong đó khoảng 1000 đảo được đặt tên. Động Thiên cung rộng cao và đẹp, ánh sáng trang trí không đến nỗi nào. Động được tìm ra năm 1993 và khai thác du lịch từ năm 1994. Có bốn trụ chống trời, có các hình: Đức Phật bà, Tứ linh Long Ly Qui Phượng, Người đàn ông ngắm trộm các nàng tiên xuống tắm ở bãi tiên, Bầu vú mẹ mà khi qua đó, phụ nữ thường xoa để cầu phúc. Hang đầu gỗ thoạt nhìn bên ngoài không thấy đẹp, tuy nhiên đi xuống và vòng quanh phía sau thì thấy tuyệt vời hơn rất nhiều. Suýt nữa tôi lười bỏ qua thì nhận thức bị lệch lạc ngay, cũng còn may quá!
Thân và tôi đi thuyền con cùng mấy khách tây ra ngắm hang động gần đó, đi ven làng chài thấy một ngôi nhà nổi treo biển SACOMBANK. Ghê thật ngân hàng STB tới cả nơi này phục vụ bà con. Trở lại tàu chính, bọn tôi đi Cát Bà. Tôi dán cao nên không say. Nước trong xanh biển cả mênh mông, đảo lớn nhỏ chập chùng và gió thổi mát rượi mang đến cho tôi một cảm giác thư giãn thật thú vị. Tôi nhấm nháp mấy quả nho khô. Thân chụp ảnh liên tục vì đây là lần đầu tiên bạn đi Hạ Long Cát Bà. Tôi mua mấy tập ảnh để làm kỷ niệm ghi phong cảnh hữu tình tại nơi này. Và xem các tập ảnh (không mua hết) tôi mới biết còn nhiều nơi mình chưa đi. Nhưng chẳng biết bao giờ sẽ quay lại và bao giờ có thể đi hết các điểm đặc biệt đó nữa. Tôi cảm thấy hơi buồn, một cái buồn vu vơ không cắt nghĩa được rõ ràng. Bỗng nhiên, phải, bỗng nhiên chừng 15 phút sau đó, tôi mới ngờ ngợ nhận ra, ai đang trách mình sao nỡ quên đi ngày xưa, khi mà mọi người còn ít có thói quen du lịch vùng biển, thì một anh chàng bộ đội đã lếch thếch dẫn vợ con đi Hạ Long Bãi Cháy, ngủ tận nhà khách trên đồi cao xa tít. Hàng ngày "bè lũ bốn tên" của nhà này đi bộ có dễ bốn km cả đi lẫn về để tắm biển, và tắm về được ăn cơm nóng với món thịt lợn rang mắm đường cháy cạnh mà mắt cứ sáng lên như sao sa. Chúng còn chụp hình đen trắng nữa rõ là sex và cấm cho ai xem bao giờ. Ôi thôi lại vào mê cung này thì sao ra được, chồng yêu ơi…cho em về lại hiện tại chút nhé, đừng giận em!
Đến Cát Bà trời đã về chiều. Bọn tôi ăn tối trên sân tầng chín của khách sạn Hoàng tử. Từ đó vừa ăn vừa ngắm biển vừa ngắm những con tầu neo đậu xa xa. Hôm nào cũng vậy, ngoại trừ một bữa ăn tự chọn vào trong nhà lấy đồ ăn tự mang ra sân, còn thì người ta phục vụ sẵn. Mỗi bữa có bốn món, chẳng hạn mực tươi sào hành tây, cá sốt, dưa chuột và canh rau thịt nạc; hoặc thịt bò sào mềm, tôm hấp, rau muống sào và canh chua. Nam thì uống một lon bia, nữ thường uống nước ngọt. Đồ uống phải tự trả tiền nhưng bọn tôi mang sẵn đi rồi. Các em phục vụ khách sạn thì tươi cười niềm nở mỗi tội nói tiếng Anh buồn cười lắm. Tôi không thể quên được khi lên xe để đi rừng quốc gia, một cô bé bán rong mời khách mua bia với nguyên văn lời chào như sau:” Mua đi! Ở Cát Bà thì choen ti (twenty) còn ở đây chỉ then (ten)”. Vậy mà họ cũng hiểu. Họ chỉ lắc đầu. Bởi họ tự mang theo đồ uống.
Từ khách sạn ở Cát Bà phải đi 7 km ra chỗ đậu xe rồi đi tiếp chừng 20 km nữa mới đến rừng quốc gia. Dẫn đường là một cậu hướng dẫn viên người địa phương và phụ giúp là một cô học việc. Họ trèo núi thoăn thoắt không mệt mỏi mặc dù ngày nào họ cũng phải đi lại nhiều chuyến. Chưa bao giờ tôi leo núi mệt như lúc này. Núi cao, rừng nguyên sinh tôi chả lạ gì, nhưng tôi không còn sức để thư thả cảm nhận cái đẹp của nó nữa. Tôi thở dốc, có những lúc cảm thấy ngột thở vì thiếu oxy. Chợt nghĩ đến huyết áp và tim, cảm thấy lo lo. Tim đập loạn xạ hối hả. Rất may thi thoảng đoàn nghỉ lại một lát. Tôi thèm có sức khỏe và từng trải như khách Tây. Họ đi lại leo trèo thoải mái và nói chuyện liên hồi. Không phải chỉ bọn trẻ, các ông bà già hơn tuổi tôi mà không mệt như tôi, mặc dù tôi thuộc loại rèn luyện đi núi nhiều rồi. Có hai con đường, một là đi thẳng lên đỉnh cao nhất, hai là rẽ ngang rồi đi xuống. Tôi chọn con đường sau còn Thân thì gắng đi con đường trước cùng với ba bạn trẻ. Kể ra cũng thích mạo hiểm nhưng không chủ quan với sức khỏe được, tôi ước mình trẻ lại vài ba chục tuổi. Trong khi nghỉ tạm ở lưng chừng núi, tôi phải “nhảy” liên hồi để khỏi bị muỗi đốt, nhảy chay vậy có nhạc gì đâu. Trên đường trở ra, gặp một đàn dê trắng, đẹp và dễ thương quá, chẳng mang máy ảnh mà chụp, đợi Thân thì muộn mất rồi. Trưa trở lại khách sạn ăn uống nghỉ ngơi rồi chiều ra tắm biển. Gió lớn quá, tôi không dám tắm lâu. Tôi bơi cạn cùng với một bà già người Hà Lan. Thân mệt và mải chụp ảnh, chỉ ngồi trông giữ quần áo cho tôi.
Tối, bọn tôi dạo phố. Tôi tìm mua vài chuỗi hạt rẻ tiền cho con nít. Đôi giày rởm cao gót của tôi tự nhiên bị rụng một đế trong lúc đang đi, thế là hóa thành người thọt. Thật là ngượng nhưng cũng vui vui. Thân khuyên tôi đi đất luôn, nhưng tôi lại nghịch không chịu cứ chân thấp chân cao về khách sạn.
Đêm về. Lại một đêm bất thường, bên “người tình miễn cưỡng” như hôm nào ở Vũng Tầu. Thân tắm rửa xong mải mê xem bóng đá, tôi thì đọc quyển truyện ngắn. Hai đứa hai giường, thế cũng tiện. Chúng tôi không có ý định gì tâm sự với nhau cả. Đến khuya rồi tôi ngủ thì Thân lại sang nằm bên tôi. Tôi ngài ngại giống như lần trước, và quả nhiên, làm sao khác được? Tôi vẫn thương Thân nhưng hình như tình thương phai nhạt bớt rồi. Tôi chiều Thân với chiếc OK xa cách, nhưng tôi không thể chịu được một cảm giác đau đớn đến kinh hoàng. Tôi chẳng biết làm thế nào, đành gắng nghĩ đó là MQ đang về với tôi, chứ không phải người đàn ông nào khác, thật may quá, tôi đỡ hẳn, tôi thầm cảm ơn MQ, rõ là MQ vẫn ở bên tôi mà. Tất nhiên, vậy là tôi không phải với bạn, biết làm thế nào được. Nhưng tôi hiểu, với Thân, tôi cũng chẳng có gì quan trọng, điều này ngày xưa tôi không dễ chấp nhận, nhưng nay thì có thể hiểu và thông cảm với các đấng mày râu! Tôi bỗng thấy như mình tỉnh cơn mê, và sáng suốt trở lại.
Sớm hôm sau, tôi một mình ra chợ mua chả mực nướng sẵn, đặc sản ở đây. Mấy lần trước ra Cát Bà tôi đã biết chả ngon thế nào rồi. “Chỉ có một mình em bán là chả ngon thật thôi, còn lại không ngon đâu bác, đừng có sợ đắt…” người phụ nữ trắng trẻo hơi đậm thoăn thoắt cân, đóng gói giải thích với tôi.
Ăn sáng xong, ra xe lên tầu trở lại Hạ Long bằng đường biển. Các bạn Tây lại khệ nệ và nhanh nhẹn với những chiếc ba lô du lịch thật dài. Bọn tôi thì nhẹ nhàng vì bia và nước ngọt đã hết thay bằng vài cân chả mực, không phải đeo ba lô gì cho nặng.
Tạm biệt Cát Bà, không biết bao giờ trở lại, một năm, hai hay lâu hơn? Tuổi thọ sẽ là …120 cơ đấy, cố mà sống khỏe chết nhanh nhé, mà đi du lịch gấp nhé. Tôi tự bảo mình như vậy. Nhưng từ sau lần đi Hạ Long này, tôi hiểu rõ, tôi và Thân, tốt nhất nên dừng lại. Thân là người đàn ông tốt, tôi là người đàn bà không tồi. Chúng tôi đã lớn tuổi, đều độc thân. Chúng tôi có thể cảm thông với nhau, chia sẻ được với nhau về những mất mát của riêng mỗi người. Nhưng sự rung động miễn cưỡng, bị phụ thuộc vào lí trí của tình thương, không cho phép tôi tiếp tục quan hệ theo kiểu đó. Tôi khích lệ và thực lòng mong muốn Thân tìm được một người phụ nữ khác trẻ, đẹp, phù hợp hơn với Thân về lâu dài, để Thân đỡ khổ, nhưng chưa có lúc nào chia sẻ cho thật rõ, thật tận tình, chỉ ít câu bâng quơ qua chat. Sau này, những lần vô Sài Gòn dù ở lâu hay mau, tôi không gặp bạn nữa. Tôi giữ lại trong lòng mình những cảm xúc vẩn vơ, vẩn vơ như chính mối tình đột nhiên của tôi vậy, mà không ai khác tạo nên, lại Thượng đế, lại số mệnh, hay là tự chính linh hồn của MQ, tôi không hiểu.
Biển Hạ Long xanh trong
Cát Bà cồn cào nỗi nhớ
Mình muốn đi hay ở
Nơi nào chờ ta???
Trích hồi ký: NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI
của Bùi Thị Kim Thư
(còn tiếp)
RẤT THẬT & CŨNG RẤT LÃNG MẠN .THẾ MỚI LÀ CON NGƯỜI THẬT ! ! !
Trả lờiXóaCảm ơn anh luôn đọc và động viên MQ. Đây là chương trước chương cuối cùng rồi anh ạ.
Trả lờiXóaMột đời người, ai cũng có khoảng trời riêng nho nhỏ của riêng mình.Là đàn ông, TQ nghen với MQ của chị (TQ)
Trả lờiXóaKim Thư đã có những thành công trong sự nghiệp, có mất mát và có cả những hiến dâng. TQ đọc, cảm nhận thấy cuộc tình này không giống như những cuộc làm tình khác, phải chăng đó là sự chia sẻ, cảm thông?
Trả lờiXóaNgyễn Tô Quang
Theo Thư, làm tình chỉ thực sự có ý nghĩa và hạnh phúc khi HAI NGƯỜI YÊU NHAU. Bởi vậy, Thư mới có "Người tình miễn cưỡng", mặc dầu đối với Thư đã có yếu tố cảm thông, và biết rằng Thân là người tốt. Sự cảm thông ấy, sự tốt ấy đã không đủ để...Có lẽ nguyên nhân chính vẫn là vì vợ chồng MQ chỉ muốn "chia sẻ với nhau" thôi hì hì kể cả khi MQ đã đi xa và KT đã về già.
Trả lờiXóaMình rất vui được TQ đọc Hồi ký và trao đổi thân tình. Chúc bạn và gia đình mọi sự tốt lành nhé.