Đặng Minh Khiêm
(1456-1522?)
Đặng Minh Khiêm tự là Trình Dự, hiệu
là Thoát Hiên, người làng Mao Phố, huyện Sơn Vi (sau đổi là Lâm Thao), nay
thuộc Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Quê gốc
của ông ở huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An, nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Đặng Minh Khiêm “dòng dõi Đặng Tất,
Đặng Dung; Cha là Đặng Di đậu Hoàng giáp đời Lê Nhân Tông. Đặng Minh Khiêm đậu
Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), được bổ chức Hàn lâm
thị thư,sau thăng đến Thượng thư bộ Lễ, kiêm Phó đô tổng tài Quốc sử quán,
coi việc ở Chiêu văn quán và Tú lâm cục. Theo Phan Huy Chú, ông là người có
tiết tháo, là bậc danh nho đầu đời Lê. Hai lần sang sứ triều Minh (1501 và
1509). Năm 1522, ông chạy theo vua Quang Thiệu (Lê Chiêu Tông) vào Thanh Hóa
lánh nạn rồi mất ở Hóa Châu (khoảng từ năm 1522-1526).
Tác phẩm: Việt giám vịnh sử thi
tập (cũng gọi là Thoát Hiên vịnh sử thi tập), tập thơ chữ Hán, 3
quyển, vịnh các nhân vật huyền sử và lịch sử Việt Nam, được hoàn thành vào năm
1520; Quyển I: Vịnh các đế vương từ Kinh Dương Vương đến Trần Quý Khoáng
(1414); Quyển II: vịnh các tôn thất và danh thần từ Ngô Xương Ngập đến Đặng
Tất; Quyển III: vịnh các danh nho, hậu
phi, công chúa, tiết phụ, gian thần...Tổng số các nhân vật được vịnh là 125, mỗi
bài vịnh một nhân vật. Toàn bộ các bài đều theo thể thất ngôn tuyệt cú (4 câu 7
chữ); Trước mỗi bài còn có một tiểu dẫn lai lịch, hành trạng của nhân vật. Tác
phẩm có tính chất sùng cổ (vịnh người xưa chuyện cũ), giáo huấn, hàm ý khen
chê theo quan điểm Nho giáo.
Tác phẩm được nhiều học giả đời sau
đánh giá cao: “việc khen chê, lấy bỏ đều có ý sâu sắc”(Lê Quý Đôn, Phan Huy
Chú). Đương thời “đến đâu cũng nghe nói đến (thơ) Thoát Hiên” (Hà Nhậm Đại). Việt
giám vịnh sử thi tập được coi là tập thơ vịnh sử vào loại xưa nhất của
tác gia người Việt, đạt đến mức độ có thể coi là mẫu mực của thể tài này.
Đặng Minh Khiêm còn có Giang tông
khúc thuyền thi tập, có lẽ là tập thơ đi sứ, đã thất truyền. Theo Đại Việt sử
ký toàn thư (quyển 15, Lê kỷ), vào năm Quang Thiệu, Canh Thìn (1520), Đặng Minh
Khiêm được vua sai soạn sách Đại Việt lịch đại sử ký, sách này nay không tìm
thấy, nhưng người ta đoán chính là cuốn Việt giám vịnh sử thi tập” (Từ điển VHVN - từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX).
Dưới đây chúng tôi xin trích giới
thiệu một số bài thơ vịnh các nhân vật lịch sử có dấu tích trên đất Chí Linh.
1.
陳國俊
生逢家釁誓收忠
茂建重興弟一功
没後虽猶摧北虜
倚天長劍夜鳴風
鄧明謙
Phiên âm:
Trần Quốc Tuấn
Sinh
phùng gia hấn thệ thâu trung,
Mậu
kiến Trùng Hưng đệ nhất công.
Một
hậu tuy do tồi Bắc lỗ,
Ỷ
thiên trường kiếm dạ minh phong.
Đặng Minh Khiêm
Dịch
nghĩa:
Trần Quốc Tuấn
Sinh
thời gặp lúc gia đình có xích mích nhưng ông thề giữ đạo trung,
Giúp
nên cơ nghiệp Trùng Hưng công lao ông vào bậc nhất.
Ông
tuy đã thác rồi mà cái oai thừa còn bao lần phá tan giặc Bắc,
Thanh
kiếm dài tựa trời cao khi xưa đêm thường kêu rít ở trong hộp.
Dịch thơ
Hiềm nhà 1 quyết bỏ giữ lòng trung,
Sự nghiệp Trùng Hưng 2 đệ nhất công.
Thân thác, uy còn tan bóng giặc,
Kiếm dài trong hộp tiếng còn rung.
Đỗ
Đình Tuân dịch
Ghi chú
1-Hiềm
nhà: chỉ chuyện khiềm khích giữa Trần Liễu và Trần Cảnh (cha và chú của Trần
Quốc Tuấn).
2-Trùng
Hưng: niên hiệu của vua Trần Nhân Tông
2.
莫侹之
弟一魁元早智身
居官不改舊清貧
扇銘仲御烟臺譽
使節方之國有人
鄧明謙
Phiên
âm:
Mạc Đĩnh Chi
Đệ
nhất khôi nguyên tảo trí thân,
Cư
quan bất cải cựu thanh bần.
Phiến
minh trọng ngự yên đài dự
Sứ
tiết phương tri quốc hữu nhân.
Đặng Minh Khiêm
Dịch
nghĩa:
Mạc Đĩnh Chi
Đỗ
đầu nhất giáp thân sớm hiển đạt,
Làm
quan mà vẫn giữ nếp thanh bạch cũ.
Thơ
đề quạt được vinh dự ghi ở đài yên kinh,
Đi
sứ mới tỏ rõ nước ta có người giỏi.
Dịch thơ
Nhất giáp đỗ đầu sớm hiển vinh,
Làm quan vẫn giữ nếp nhà thanh.
Thơ đề quạt còn lưu đài ngự
Sang sứ Tầu làm nước sáng danh.
Đỗ Đình Tuân dịch
3.
朱安
七斬章成便挂官
至靈終老有餘閒
清修苦節高千古
士望岩岩仰太山
鄧明謙
Phiên
âm:
Chu An
Thất
trảm chương thành tiện quải quan,
Chí
linh chung lão hữu dư nhàn.
Thanh
tu khổ tiết cao thiên cổ,
Sĩ
vọng nham nham ngưỡng Thái san.
Đặng Minh Khiêm
Dịch
nghiã:
Chu An
Làm
xong sớ “thất trảm” bèn cởi mũ quan mà trở về,
Sống
hết tuổi già ở Chí Linh cảnh an nhàn có dư.
Khí
tiết thanh cao khắc khổ của ông nêu gương
nghìn thu cùng người đời,
Sĩ
phu ngưỡng vọng ông coi ông như ngọn
núi Thái Sơn chót vót.
Dịch thơ
Dâng tờ “Thất trảm” vội từ quan
Về Chí Linh yên sống tuổi nhàn
Khí tiết thanh cao ngời sáng mãi
Sĩ phu ngưỡng vọng đỉnh cao san.
Đỗ Đình Tuân dịch
30/9/2012
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét