Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

CHUYỆN CỦA TÔI VÀ CHUYỆN CỦA BẠN TÔI

        Qua đọc câu chuyện của Song Thu về ông bạn cùng trường của mình, Song Thu còn dấu tên ông bạn, nhận xét của Đỗ Đình Tuân thì cái tên ông bạn của Song Thu đã rõ ràng, tên của ông ấy là Nguyễn Đắc Bính, với tôi thì ông bạn ấy là đồng hương, đồng học và đồng nghiệp nên tôi có đôi điều nói thêm:
          Hai chúng tôi cùng học một trường cấp 2 Ninh Giang thời kì học lớp 5, trường đóng ở xã Văn Giang và xã Văn Hội, học sinh phải mang bàn cá nhân, hôm nào tối phải mang theo đèn dầu hỏa, sau lần 2 máy bay Pháp bỏ bom xuống nhà ông Nhượng thôn Tuy Lai cạnh trường học, chúng tôi còn phải mang theo thuổng, cuốc để đào hố cá nhân để tránh bom và đại bác.
Thời gian này tôi được cử vào ban báo tường dưới sự chỉ đạo của ban Hiệu đoàn. Có lần đọc bài báo tường của Nguyễn Đắc Bính, bài thơ có tính chất tự phê bình mạnh mẽ như sau:
                          Tôi là Nguyễn Bính
                           Nhiều tính xấu xa
                           Tôi xin nói ra
                            Các bạn góp ý
Với bài thơ này, Nguyễn Đắc Bính tỏ ra rất thành thật, song đọc lên các bạn cũng phì cười
Trong giai đoạn này, Ban Hiệu đoàn phát động phong trào phê và tự phê, tôi nhớ mãi một lần chúng tôi tổ chức phê bình các thầy giáo, có những lời phê bình rất chân thật: Có thầy giáo còn sách cặp, đeo mũ trắng đến lớp làm lộ bí mật. 
Thầy Ngọc dạy vật lý lúc bí thường hay ho dặn...
         Sau khi học hết cấp 2, Bính đi học sư phạm trung cấp tự nhiên về dạy trường cấp 2 Văn Hội, còn tôi thì không thi mà về nhà sản xuất. Được sự chấp nhận của Ty giáo dục Hải Dương tôi đã dạy lớp 1 của xã, cuối năm học vì tôi chưa qua sư phạm nên đi học một tháng hè để dạy bán cấp 1 nhưng do kết quả học tập khá, tôi được dạy toàn cấp ngay. Sau đó, do thiếu giáo viên cấp 2, tôi được cử đi học Hàm thụ trung cấp tự nhiên, sau năm thứ nhất tôi được dạy lớp 5 và hết 3 năm tôi được cấp bằng Trung cấp Hàm thụ và từ đấy được dạy toàn cấp
          Bấy giờ, tôi đã chuyển về trường cấp 2 Hồng Phúc, nhà trường phân công tôi và Bính mỗi người chủ nhiệm một lớp 5 và dạy toán ngay lớp đó. Năm 1966, tôi lại được Phòng Giáo dục đưa sang làm công tác chuyên trách Bổ túc văn hóa ngay tại xã Hồng Phúc này. Tôi biết Bính có đặt vấn đề với cô Măng là học viên của tôi ở thôn An Làng song chưa đi đến kết hôn
         Năm 1967, tôi lại được chuyển về xã của tôi. Qua ba năm, tôi cố gắng trong công tác đã đẩy phong trào BTVH từ một xã yếu lên xã có phong trào BTVH tiên tiến 3 năm liền và được Nhà nước tặng danh hiệu Kiện tướng BTVH. Từ đó, tôi được vào Đảng cộng sản Việt Nam ở đây.
         Vào năm 1966, tôi từ giáo viên dân lập trở thành giáo viên quốc lập.
          Năm 1969, cả tôi và Bính đều đủ tiêu chuẩn đi học Đại học vì đều là Đảng viên và có lương trên 50 đồng, theo chủ trương của ngành tăng cường chất lượng Đảng trong trường Đại học. Bính xin vào khoa Văn còn tôi xin vào khoa Toàn Đại học Sư phạm 2 Hà Nội, với Bính trong quá trình học tập trơn phẳng và may mắn hơn vì kiếm được cô vợ mới còn tôi quả là gian nan, nhận giấy vào khoa Toán thật đúng nguyện vọng của tôi song quả thật quá cao khổ nhận giấy gọi, tôi tới xã Hoa Sơn Vân Đình Hà Tây. Trong thời gian chờ thi, tôi phải học thêm môn đạo hàm, cũng thật may mắn, môn thi đạt khá không phải ra về và được làm lớp trưởng lớp A13 do cô Quý làm chủ nhiệm đồng thời giao tôi quản 8 lớp trong tháng học quân sự.
            Một điều rất vinh hạnh là trong lễ tổng kết năm học trường có mời các lớp trưởng tới dự do đó tôi được gặp lại thầy giáo Tuấn dạy toán lớp tôi hồi tôi học cấp 2 Ninh Giang bây giờ thầy là lớp trưởng năm thứ 3.
            Đến đây tôi biết được thầy Tráng Bí thư Đảng ủy nhà trường còn thầy Ngô Thúc Lanh, Chủ nhiệm khoa và cô Hoàng Xuân Xính thầy Đoàn Quỳnh đều là giáo viên từ nước ngoài về và cũng thấy rõ thêm việc tăng cường chất lượng Đảng trong trường Đại học là đúng đắn
                                  ( Còn nữa )
                                  Bùi Trác Trường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét