Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Dịch Bắc hành tạp lục: Bài 125






Bài 125
Đào hoa dịch đạo trung kỳ 1
桃花驛道中其一
Đào Hoa dịch đạo trung kỳ 1
潛山入百里
Tiềm Sơn 1 bát bách lý,
西接楚山雲
Tây tiếp Sở sơn vân
古石瘦如鬼
Cổ thạch sấu như quỷ,
新松長比人
Tân tùng trường tỷ nhân
萬畦宜菽麥
Vạn huề nghi thục mạch,
十日隔風塵
Thập nhật cách phong trần.
白連河北山
Bạch Liên Hà Bắc sơn,
山中如不聞
Sơn trung như bất văn.
Dịch nghĩa:Trên đường đến trạm Đào Hoa bài 1
Trạm Đào Hoa cách Tiềm Sơn tám trăm dặm,
Phía tây tiếp liền mây núi Sở.
Đá cổ gầy như quỉ,
Thông non cao bằng người.
Vạn khoảng ruộng, dâu lúa đều tốt.
Đã mười ngày xa gió bụi,
Qua dãy Bạch Liên ở Hà Bắc,
Trong núi vắng lặng như không nghe thấy gì.


Dịch thơ: Trên đường đến trạm Đào Hoa
Tiềm Sơn tám trăm dặm
Tây, núi mây Sở chầu
Đá cổ gầy như quỷ
Thông non cao bằng đầu
Mười hôm xa gió bui
Vạn khoảnh xanh mạch, dâu
Qua Bạch Liên Hà Bắc
Vắng… không thấy người đâu.
                  Đỗ Đình Tuân
                     (dịch thơ)

Chú thích:
*Trạm Đào Hoa cách Tiềm Sơn tám trăm dặm, phía tây tiếp liền mây núi Sở. Đá cổ gầy như quỉ, thông non cao bằng người. Vạn khoảng ruộng, dâu lúa đều tốt. Đã mười ngày xa gió bụi, qua dãy Bạch Liên ở Hà Bắc, trong núi vắng lặng như không nghe thấy gì.
**Đào Hoa: thuộc tỉnh An Huy 安徽, nơi có đầm Đào Hoa nổi tiếng (xem bài Đào Hoa đàm Lý Thanh Hiên cựu tích).
1. Núi thuộc huyện Tiềm Sơn, tỉnh An Huy.
5/8/2014
Đỗ Đình Tuân

XƯỚNG HỌA

  Bài xướng
GIỮA ĐỒI TRÁI YÊU
Cặp BƯỞI tròn căng ngắm mãi rồi
Đôi SOÀI óng ả quyện bờ môi
Kìa ĐU ĐỦ ngọt tràn mơ đắp
Đó MÃNG CẦU thơm phủ mộng bồi
Những tưởng DỪA XIÊM nồng dạ bé
Ai ngờ VÚ SỮA nặng lòng tôi
SẦU RIÊNG lặng lẽ đùa hương tỏa
CHUỐI ngại ngùng thơ thẩn giữa đồi.
                            KMT – 29.10.2014
Trong vườn hái quả
(Họa nguyên vần bài  giữa đồi trái yêu)
cây DỪA trĩu trái ngắm xong rồi
ỔI chín đưa vào thơm ngọt môi
quả BƯỞI tròn vo màu đỏ nhạt
MƠ, HỒNG trái vụ nhớ bồi hồi
NA DAI dấu kín vào vòm lá
MÍT MẬT thơm lừng lại dấu tôi
VẢI, NHÃN, THANH LONG đùa với ĐỦ
CAM, CHANH lượn gió ở ngang đồi.
                                           VN

LỄ THÀNH LẬP HỘI NGHỆ NHÂN TỈNH HẢI DƯƠNG


Hôm nay,nhân dịp 60 năm ngày giải phóng và 210 năm ngày thành lập  TP Hải Dương(ngày 30-10-2014),tại nhà hàng sinh thái Âu Cơ TP Hải Dương,dưới sự chủ trì của sở Công Thương tỉnh Hải Dương,hội nghệ nhân tỉnh Hải Dương đã được thành lập.Hội gồm 12 nghệ nhân thuộc các ngành:Gốm sứ,Giày da,thêu ren,chạm khắc gỗ mỹ nghệ...đã được UBND tỉnh ra quyết định vinh danh đợt một .Về dự còn có đại biểu của các phòng ban thuộc sở công thương,liên hiệp xã tỉnh Hải Dương và đại biểu một số ngành liên quan.Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ:Thành lập "Hội nghệ nhân tỉnh Hải Dương" ngày 30-10-2014.Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
                                                                       
Hải Dương, ngày 30-10-2014
Tạ Anh Ngôi

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Dịch Bắc hành tạp lục: Bài 124

Bài 124
Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích
桃花潭李青蓮舊跡
Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích
桃花潭水千尺清,
Đào Hoa đàm 1 thuỷ thiên xích thanh,
潭上松柏冬猶青。
Đàm thượng tùng bách đông do thanh.
道是唐朝李供奉,
Đạo thị Đường triều Lý cung phụng 2,
縱飲此潭因得名。
Túng ẩm thử đàm nhân đắc danh
十年酒肆人間世,
Thập niên tửu tứ nhân gian thế 3,
天子呼來猶爛醉。
Thiên tử hô lai 4 do lạn tuý.
自言臣是酒中仙,
Tự ngôn thần thị tửu trung tiên,
薄視榮名同敝履。
Bạc thị vinh danh đồng tệ lý.
千年勝跡以人傳,
Thiên niên thắng tích dĩ nhân truyền,
不在悠悠一潭水。
Bất tại du du nhất đàm thuỷ.
潭水至今清且漣,
Đàm thuỷ chí kim thanh thả liên,
一魚一鳥皆成仙。
Nhất ngư nhất điểu giai thành tiên
惆悵斯人不復見,
Trù trướng tư nhân bất phục kiến,
遠來使我心茫然。
Viễn lai sử ngã tâm mang nhiên.
世路塵埃信溷濁,
Thế lộ trân ai tín hỗn trọc,
不如終日痛飲全吾天。
Bất như chung nhật thống ẩm toàn ngô thiên.

Dịch thơ: Dấu tích cũ của Lý Thanh Liên ở đầm Đào Hoa

Đầm sâu nghìn thước nước trong
Trên bờ đông giá bách tùng vẫn xanh
Có quan cung phụng triều đình
Về đây túy lúy đầm thành tiếng tăm
Sống trong quán rượu mười năm
Vua vời mà vẫn nằm lăn trên thuyền
Còn rằng ; “Trong rượu có tiên”
Công danh rẻ rách đâu thèm vinh hoa
Không vì đầm rông bao la
Bởi người cảnh nổi tiếng đà nghìn năm
Nước đầm sóng gợn lăn tăn
Một chim một cá cũng thành tiên sa
Chỉ buồn không gặp người xưa
Lòng người xa xứ bơ vơ ngậm ngùi
Đường trần gió bụi nơi nơi
Chi bằng giữ cái tính trời: cứ say…
                              Đỗ Đình Tuân
                                (dịch thơ)


Chú thích:
*Lý Thanh Liên: tức Lý Bạch đời Đường, tự xưng là Thanh Liên cư sĩ.
1.  Đầm Đào Hoa, ở tỉnh An Huy  
2. Chức quan của Lý Bạch trong Viện Hàn lâm
3. Câu thơ của Đỗ Phủ nói về Tư Mã Tương Như, nghĩa là quãng đời mười năm sống trong quán rượu.
4. Đường Huyền tôn cho Cao Lực Sĩ đến gọi Lý Bạch vào cung làm thơ. Lý Bạch đang say, phải vực lên thuyền. Bài "Ẩm trung bát tiên ca" của Đỗ Phủ có bốn câu: "Lý Bạch nhất đẩu thi bách thiên, Trường An thị thượng tửu gia miên. Thiên tử hô lai bất thướng thuyền, Tự xưng thần thị tửu trung tiên." (Lý Bạch rượu nhiều thì thơ hay, Quán rượu Trường An ngủ thiệt say. Vua gọi lên thuyền cũng chẳng biết, Xưng danh mình là tiên rượu đây.)
5/8/2014
Đỗ Đình Tuân

LÀNG QUÊ ĐỔI MỚI

Lúa mùa vừa chin đỏ đòng
  Cả làng đi gặt nắng hồng sợi vương
 Đàn bò gặm cỏ bờ mương
 Em thơ đi học khăn hường bờ vai
Gió mùa thu thiết tha hoài
Bồi hồi thao thức bao lời ái ân
Bao  năm đổi mới mấy lần
     Quê hương giờ đã muôn phần đổi thay
    Máy bơm, máy gặt, máy cày…
       Con đường, trường học… đủ đầy ước mơ
Đói nghèo cũng đã xa mờ
Cuốn vào dĩ vãng gió mưa cuộc đời
Nhà máy xí nghiệp nơi nơi
Cho người lao động một thời tự do
Hạnh phúc rạng rỡ hẹn hò
       Muôn năm ánh sáng ngọn cờ vàng sao.
                                                   VN

CHẲNG LẼ

Vừa mới đấy thu sang
Bàng chưa thay áo lá
Sao trời u ám quá
Chẳng lẽ đông đã về?

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

MỜI ĐỐI VUI

GIỮA THU CỤ TUÂN  NHIỄM LẠNH BỞI TUYẾT, CHỈ NGẬM GỪNG MẤY HÔM LÀ KHỎI
                                                                                            (Tạ Anh Ngôi)

Dịch Bắc hành tạp lục: Bài 124

 
Bài 124
Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích
桃花潭李青蓮舊跡
Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích
桃花潭水千尺清,
Đào Hoa đàm 1 thuỷ thiên xích thanh,
潭上松柏冬猶青。
Đàm thượng tùng bách đông do thanh.
道是唐朝李供奉,
Đạo thị Đường triều Lý cung phụng 2,
縱飲此潭因得名。
Túng ẩm thử đàm nhân đắc danh
十年酒肆人間世,
Thập niên tửu tứ nhân gian thế 3,
天子呼來猶爛醉。
Thiên tử hô lai 4 do lạn tuý.
自言臣是酒中仙,
Tự ngôn thần thị tửu trung tiên,
薄視榮名同敝履。
Bạc thị vinh danh đồng tệ lý.
千年勝跡以人傳,
Thiên niên thắng tích dĩ nhân truyền,
不在悠悠一潭水。
Bất tại du du nhất đàm thuỷ.
潭水至今清且漣,
Đàm thuỷ chí kim thanh thả liên,
一魚一鳥皆成仙。
Nhất ngư nhất điểu giai thành tiên
惆悵斯人不復見,
Trù trướng tư nhân bất phục kiến,
遠來使我心茫然。
Viễn lai sử ngã tâm mang nhiên.
世路塵埃信溷濁,
Thế lộ trân ai tín hỗn trọc,
不如終日痛飲全吾天。
Bất như chung nhật thống ẩm toàn ngô thiên.

Dịch thơ: Dấu tích cũ của Lý Thanh Liên ở đầm Đào Hoa

Đầm sâu nghìn thước nước trong
Trên bờ đông giá bách tùng vẫn xanh
Có quan cung phụng triều đình
Về đây túy lúy đầm thành tiếng tăm
Sống trong quán rượu mười năm
Vua vời mà vẫn nằm lăn trên thuyền
Còn rằng ; “Trong rượu có tiên”
Công danh rẻ rách đâu thèm vinh hoa
Không vì đầm rông bao la
Bởi người cảnh nổi tiếng đà nghìn năm
Nước đầm sóng gợn lăn tăn
Một chim một cá cũng thành tiên sa
Chỉ buồn không gặp người xưa
Lòng người xa xứ bơ vơ ngậm ngùi
Đường trần gió bụi nơi nơi
Chi bằng giữ cái tính trời: cứ say…
                              Đỗ Đình Tuân
                                (dịch thơ)


Chú thích:
*Lý Thanh Liên: tức Lý Bạch đời Đường, tự xưng là Thanh Liên cư sĩ.
1.  Đầm Đào Hoa, ở tỉnh An Huy  
2. Chức quan của Lý Bạch trong Viện Hàn lâm
3. Câu thơ của Đỗ Phủ nói về Tư Mã Tương Như, nghĩa là quãng đời mười năm sống trong quán rượu.
4. Đường Huyền tôn cho Cao Lực Sĩ đến gọi Lý Bạch vào cung làm thơ. Lý Bạch đang say, phải vực lên thuyền. Bài "Ẩm trung bát tiên ca" của Đỗ Phủ có bốn câu: "Lý Bạch nhất đẩu thi bách thiên, Trường An thị thượng tửu gia miên. Thiên tử hô lai bất thướng thuyền, Tự xưng thần thị tửu trung tiên." (Lý Bạch rượu nhiều thì thơ hay, Quán rượu Trường An ngủ thiệt say. Vua gọi lên thuyền cũng chẳng biết, Xưng danh mình là tiên rượu đây.)
5/8/2014
Đỗ Đình Tuân

BỐC GIỜI MỘT CHÚT :

CÓ THỂ...


Đông chưa về, sao lòng đã hướng xuân
Mình cũng có TẦM NHÌN THẾ KỶ ? !
Sắp đặt thế giới này, đâu chỉ là nước MỸ
Một cháu gái da đen cũng có thể làm !


Phố Quê 28/10/2014 .TD

ĐẸP MÃI DUYÊN ĐẦU


Đôi mình thắm đẹp mãi về sau
Khổ hạnh gian nan vẫn đượm màu
 
Bão táp muôn phương còn giữ lối
Mưa sa mọi nẻo vẫn bên nhau 
Chung lòng trọn kiếp không thay đổi
Gửi phận trăm năm chẳng gợn sầu
Duyên nợ đôi mình tròn bến mộng
Câu thề thưở ấy vẹn tình đầu.
                         VN

DỰ ĐỐI VUI

Hưởng ứng phong trào đối vui do thày Tuân phát động, em xin đánh liều đối đại một vế:

Vế ra:    -HAY KHEN, HÈN CHÊ; MIỆNG THẾ XƯA NAY VẪN THẾ
Vế đối:- GIÀU TẬU, KHÓ BÁN; NGƯỜI KHÔN MUÔN THUỞ CÒN KHÔN

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Dịch Bắc hành tạp lục: Bài 123


Bài 123

Tiềm Sơn đạo trung
潛山道中
Tiềm Sơn đạo trung
夙有愛山癖
Túc hữu ái sơn tích
別後思何如
Biệt hậu tư hà như
來到潛山路
Lai đáo Tiềm Sơn lộ
宛如鴻嶺居
Uyển như Hồng Lĩnh cư
雲霞猿嘯外
Vân hà viên khiếu ngoại
松柏鶴巢餘
Tùng bách hạc sào dư
定有山中客
Định hữu sơn trung khách
平生不識余
Bình sinh bất thức dư
Dịch nghĩa: Trên đường qua Tiềm Sơn
 
Ta vốn có tính yêu núi
Xa rồi nhớ bao nhiêu
Nay trên đường đi Tiềm Sơn
Tưởng như ở trong dãy Hồng Lĩnh
Mây ráng bên ngoài nơi vượn hú
Cây tùng cây bách có thừa chỗ cho hạc làm tổ
Hẳn có người trong núi
Suốt đời không quen biết ta

Dịch thơ: Trên đường qua Tiềm Sơn

Ta vốn tính yêu núi
Xa nhau nhớ nhau là
Nay qua Tiềm Sơn lối
Phảng phất Hồng Lĩnh xa
Vượn kêu ngoài mây khói
Tùng bách hạc làm nhà
Hẳn có người trong núi
Suốt đời không biết ta.
              Đỗ Đình Tuân
                (dịch thơ)
Chú thích:
Tiềm Sơn: núi thuộc huyện Tiềm Sơn, tỉnh An Huy 安徽.
4/8/2014
Đỗ Đình Tuân

CHIỀU QUÊ

Cảnh sắc chiều quê nắng gió đầy
Tia vàng bỡn cợt mấy hàng cây
Trên đồng lúa chín chờ xe* gặt
Dưới bãi chim kêu tưạ lạc bầy 
  Tấp nập thanh niên đang vác thóc
Ung dung lũ trẻ ngắm trời mây
Đầu đông thoáng lạnh chiều buông gió
Một chút tơ vương cuộn xứ này.

                                    VN
* xe: chỉ một loại máy gặt

DỰ ĐỐI VÀ LUẬN BÀN



Trước nay, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, xóm Trian nhà ta thường có những cuộc chơi câu đối cùng nhau khá thú vị. Tuy nhiên số người tham gia vào trò chơi này không nhiều và thường là những vế đối lại hay còn quá ít ỏi nhưng xem ra cũng rôm rả lắm. Lần này, dù còn lâu mới đến tết nhưng đã thấy bác Đỗ ra vế đối rồi. Tôi đồ rằng do hồi rầy phong trào sáng tác của xóm có vẻ trầm lắng và nghèo đi nên bác Đỗ muốn khuấy động nó lên. Ngoài ra chắc bác cũng còn muốn mọi người bàn luận về cuộc sống thực thông qua hai câu tục ngữ nữa chăng? Vì thế mà vẫn là trò chơi đối đáp nhưng lần này đã mang thêm nét mới vậy.
            Nguyên văn bài ra của bác Đỗ đây:       

TRÒ CHƠI CŨ CHO MỘT MÙA VUI MỚI

Tục ngữ xưa có câu:
Hay khen, hèn chê

Nhưng cũng có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

 

Câu thư nhất khuyên người ta nói thật lòng mình:
Hay thì phải khen, hèn thì phải chê.

Còn câu thư hai lại khuyên người ta phải nói nịnh:
nói cốt để vừa lòng đối tượng, chứ không tính đến những suy nghĩ thật của mình cho là đúng hay sai, phải hay trái, hay hay hèn ?
Ta nên theo câu nào đây?
Sau đây là suy nghĩ của tôi qua một vế đối:

-HAY KHEN, HÈN CHÊ; MIỆNG THẾ XƯA NAY VẪN THẾ;
Mong bà con dự đối và cùng bàn luận, xem như một “Trò chơi cũ cho một mùa vui mới”.


25/10/2014
Đỗ Đình Tuân



        Trước hết tôi xin tham gia bàn luận đôi lời. Về câu tục ngữ: “Hay khen hèn chê” là người xưa muốn khái quát cái lẽ tự nhiên trong cuộc sống. Thường thường thì thấy bất cứ sự việc, hiện tượng hay con người nào đó hay, tốt, đẹp…thì người ta thường trầm trồ khen ngợi hoặc tỏ ý thích thú thán phục. Ngược lại thấy những cái xấu, cái dở, cái không hay… người ta thường hay chê bai, dè bỉu hoặc tỏ vẻ không thích thú hay phản đối v…v…
          Còn về câu tục ngữ:
                   Lời nói chẳng mất tiền mua
                   Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Ở đây người xưa muốn khuyên nhủ con người hãy lựa chọn lời mà nói sao cho dễ nghe nhất để người đối thoại cùng ta được vừa lòng. Theo thiển ý của tôi thì câu này không hẳn là người xưa khuyên chúng ta chỉ khen thôi hoặc chỉ dùng cách nói lấy lòng người để làm người nghe vừa lòng. Mà có lẽ, người xưa chỉ muốn nhắc nhở cháu con hãy cân nhắc, lựa chọn kỹ càng trước khi nói. Có thể là khen nhưng cũng có thể là chê nhưng từ ngữ và cách nói sao đó để người nghe hài lòng nhất. Tôi nghĩ, khen mà khen quá lên thì chưa chắc người nghe đã thích. Ví như một người đẹp cỡ vừa phải thôi nhưng ta khen đẹp hơn Kiều hoặc thậm chí là văn hoa mà khen rằng: sắc đẹp của em nếu nàng Kiều của cụ Nguyễn Du sống lại cũng phải thẹn… thì có khi lại làm cho người đẹp thấy xấu hổ. Hoặc một sáng kiến nhỏ bé mà cứ tâng bốc lên rồi cho rằng hơn cả phát minh của những nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới này thì ai mà chấp nhận được. Khen đã khó, chê còn khó hơn nhiều. Chê làm sao cho người bị chê cảm thấy bằng lòng thì quả là khó lắm thay. Cái này một mặt đòi hỏi người nói phải biết lựa lời nói và cách nói sao cho vẫn diễn tả đúng điều mình muốn chê mà lại vẫn tỏ ra trân trọng người bị chê nữa; Một mặt người bị chê cũng phải là người hiểu biết, cầu thị, không tự phụ thì mới dễ dàng tiếp thu được. Điều này theo tôi vừa là một ưu điểm nhưng cũng vừa là một nhược điểm của người Việt Nam ta nói riêng và người dân một số nước phương đông nói chung. Ưu điểm là làm cho cách sống, cách giao tiếp ôn hòa, lịch thiệp, nhẹ nhàng hơn. Nhưng nhược điểm chính của nó là làm cho cách nói trở nên vòng vo tam quốc, cái nhược, cái xấu được phủ mờ đi, thường đi. Nguy hiểm nhất là lâu dần tạo nên một tâm lý của con người chỉ thích khen, không thích chê, chỉ thích khoe những cái tốt mà giấu diếm đậy điệm hết cái xấu lại, không dám nhìn thẳng vào sự thật, vào cái xấu cái kém để sửa đổi, khắc phục vươn lên khiến cho con người và cuộc sống cũng như xã hội chậm phát triển vậy
          Cố nhiên nói như thế không có nghĩa là tôi muốn tốt nhất cứ nói toạc móng heo tất cả, nói trắng phớ tất cả cái xấu ra. Mà tôi nghĩ rằng trong cuộc sống phải tùy vào những trường hợp cụ thể nhất định mà xử lý sao cho thấu lý đạt tình. Ví như cái xấu, cái khiếm khuyết của những con người thiệt thòi do trời bắt tội thế thì ta không nên đem ra mà bàn tán, chế giễu hoặc chê bôi dù là chê bằng lời nói cẩn trọng nhất vì như thế là xúc phạm người ta. Hoặc những cái dở của một ai đó, một cái gì đó, không làm ảnh hưởng tới người khác và người ta cũng không nhờ mình nói ra thì tốt nhất là mình cũng chẳng cần nói làm gì. Nhưng những cái xấu, cái kém, cái dở làm ảnh hưởng lớn đến con người đến xã hội thì cần thiết phải được nói thẳng nói thật thậm chí là dò đến “ngọn nguồn lạch sông” để tìm cách khắc phục thì mới mong có được điều tốt đẹp vậy.
          Bàn luận về vấn đề này quả thật là rộng quá, khó có thể bằng một vài lời mà thấu đáo cho được. Nhưng trước vấn đề bác Đỗ Đình Tuân đặt ra, tôi xin sơ qua đôi lời như vậy coi như phần nào bày tỏ ý kiến của mình. Nếu có điều gì chưa ổn, mong được sự trao đổi tận tình của mọi người.
          Sau đây tôi xin nói đôi lời về việc đối đáp lần này.
          Vế ra đối của bác Đỗ là: HAY KHEN HÈN CHÊ MIỆNG THẾ XƯA NAY VẪN THẾ. Trong vế đối này tác giả có sử dụng một câu tục ngữ và  một từ  đồng âm khác nghĩa: (từ thế, trong miệng thế và từ thế trong vẫn thế).
          Muốn đối cho chỉnh, người đối cũng phải sử dụng hai yếu tố nói trên. Ngoài ra, như xưa nay vẫn vậy, vế đối đòi hỏi phải đối từ và đối thanh. Thông thường đối từ là đối từ loại ( danh từ với danh từ; động từ với động từ; hư từ với hư từ…). Tuy nhiên cũng có khi không tìm được từ loại thật chuẩn thì có thể dùng tính từ đối với động từ cũng chấp nhận được. Còn đối thanh nghĩa là thanh bằng đối với thanh trắc là tốt nhất. Nếu không được như thế thì có thể dùng cùng thanh nhưng độ trầm bổng của nó phải khác nhau. Ví như dùng thanh bằng đối với thanh bằng nhưng nếu từ trong vế ra không dấu thì từ đối lại phải mang dấu huyền (trong ngôn ngữ học gọi là phù bình thăng với phù bình trầm). Nếu cùng là thanh trắc thì từ của vế ra mang dấu sắc thì từ của vế đối phải mang dấu nặng.Tuy vậy những cách đối gượng như vậy người ta không sử dụng trong các từ kết thúc của vế đối mà ở các từ kết thúc này bắt buộc phải đối chỉnh (bằng với trắc,danh từ với danh từ, động từ với động từ...)
        Với quan niệm như thế, tôi xin đối lại vế ra của bác Đỗ như sau:

Vế ra:   Hay khen, hèn chê, miệng thế xưa nay vẫn thế

Vế đối: Tốt bày, xấu đậy, nhân gian muôn thuở còn gian

  28-10-2014
   Song Thu