Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Về bài thơ NGỌN ĐÈN DẦU của Lê Thiên Minh Khoa


 (Tiếp theo)

Đào Việt Hùng:

Biểu tượng "Ngọn đèn dầu" trong bài thơ của Lê Thiên Minh Khoa(**)


Khổ 1 : Ngọn đèn dầu lập loè soi đêm Chơ Ro
            Soi lối mòn cho em tới lớp
Hình ảnh ngọn đèn dầu lúc đầu  được dùng theo nghĩa đen. Nó nói lên tinh thần ham học của người dân Chơ Ro. Ngọn đèn dầu nho nhỏ, ánh sáng yếu ớt lập loè soi trong đêm tối, soi đường cho các học viên đến lớp. Lớp học xoá mù thường tổ chức vào ban đêm, nhưng với ngọn đèn dầu, đêm đen vẫn không cản được bước chân của họ tới lớp học để tiếp thu ánh sáng văn hoá...
Soi mắt học viên long lanh giờ tập viết
Soi lòng em thương dân Chơ Ro
Đến đây thì ngọn đèn dầu không chỉ đơn thuần là phương tiện như nói trên. Nó như một sự hiện hữu chứng kiến niềm vui giờ học viết của các học viên trong lớp qua những đôi mắt long lanh ánh lên những ước mơ, hi vọng, lại như chứng kiến và soi tỏ tấm lòng của người thầy giáo xoá mù đối với người dân Chơ Ro.
Khổ 2 :
Ngọn đèn dầu đo sớm, đo khuya
Thức cùng em mòn đêm rừng sâu vắng
Ngọn đèn dầu trong 2 câu thơ trên được dùng theo phép ẩn dụ và nhân hoá, khiến nó hiện lên như có tâm hồn và song trùng với hình ảnh người thầy giáo. Ngọn đèn dầu như một cỗ máy đo thời gian. Nó “đo sớm, đo khuya” theo nhịp điệu làm việc miệt mài, cần mẫn của người thầy giáo. Nó làm bạn cùng người thầy giáo, thức đến “mòn đêm rừng sâu vắng” để soạn bài lên lớp cho các học viên Chơ Ro. Hình ảnh ngọn đèn dầu lúc này thể hiện tấm lòng hết lòng tận tuỵ mang ánh sáng văn hoá tới đồng bào Chơ Ro của người giáo viên nhân dân.
Vì vậy, tác giả đã hạ câu thơ kết lại :
Trang giáo án cũng từ trang giấy trắng
Có dáng thân thương, nho nhỏ ngọn đèn dầu
Trang giáo án cũng là trang lòng của cô giáo. Nó có hình bóng thân thương, nho nhỏ ngọn đèn dầu.
Ngọn đèn dầu lúc này như mang tâm hồn người, mang ngọn lửa nhiệt tình vị tha cao cả. Nó với người thầy giáo xoá mù như hình với bóng; nó thể hiện tâm hồn, tấm lòng của người thầy giáo diệt giặc dốt cho người dân Chơ Ro.
Ngọn đèn dầu trong khổ thơ này gợi sự làm việc miệt mài cần mẫn của các thầy, cô giáo. Nó cùng thức đến “mòn đêm rừng sâu vắng” giúp các thầy cô giáo soạn bài. Hình ảnh ngọn đèn dầu lúc này thể hiện tấm lòng tận tuỵ mang ánh sáng văn hoá tới đồng bào Chơ Ro của người giáo viên nhân dân
Đến khổ 3, tác giả đã dùng một hình ảnh rất sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng để nói về ngọn đèn dầu : “cái mầm sáng”. “Cái mầm sáng” vừa là hình ảnh ngọn lửa nho nhỏ của chiếc đèn dầu, vừa là hình ảnh ẩn dụ về sự khai sáng ban đầu của người thầy giáo có ý nghĩa phôi thai tạo dựng các tri thức văn hoá cho người dân Chơ Ro. Cái “mầm sáng” ấy “mọc lên từ bóng tối” và rồi sẽ sống, sinh sôi nảy nở, lớn lên trong lòng người dân Chơ Ro, soi sáng cuộc đời người dân Chơ Ro.
Ngọn đèn dầu đã gắn chặt với người giáo viên diệt giặc dốt. Nhà thơ nói về ngọn đèn dầu cũng là nói về người thầy giáo làm nhiệm vụ khai sáng cho người dân Chơ Ro.
 NGHỆ  THUẬT :
     Những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm về ngọn đèn dầu: đo sớm đo khuya , thức mòn đêm rừng sâu vắng , cái mầm sáng , dáng thân thương nho nhỏ ,...
     Những từ ngữ, hình ảnh này thể hiện được ý nghĩa sâu xa của ngọn đèn dầu, của người thầy giáo
       Trong bài thơ có sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ : 
       Điệp từ :  soi, đo, mầm sáng, Chơ Ro, đêm
      Riêng điệp từ soi được dùng rất nhiều lần (6 lần, trong đó, riêng khổ 1 ,  4 lần).
      Từ soi ở câu 1, câu 2 dùng theo nghĩa đen.
       Từ soi ở câu 3 và 4 dùng theo nghĩa bóng, với nghĩa “cho thấy”, “làm sáng rõ”.
Từ soi ở khổ 5 vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng : Trong lửa trại bập bùng, ngọn lửa đuốc cũng có cái nét, cái hình dáng của ngọn lửa đèn dầu. Trong ánh sáng văn hoá soi sáng đêm tối Chơ Ro, có cái ánh sáng nho nhỏ của ngọn đèn dầu thắp lên từ những buổi đầu...
       Điệp ngữ :
       dân Chơ Ro
        Lửa trại bập bùng soi đêm Chơ Ro
       Có dáng thân thương nho nhỏ ngọn đèn dầu
Những điệp từ điệp ngữ trên được nhắc đi nhắc lại có tác dụng tái hiện hình ảnh sinh hoạt của người dân, xoáy sâu vào tâm thức, khắc chốt lại ý nghĩa của ngọn đèn dầu đối với đồng bào dân tộc Cho Ro.

{(**) Trích  : Giáo án : Bài thơ " NGỌN ĐÈN DẦU" của Lê Thiên Minh Khoa . Biên soạn: Đào Việt Hùng- P. trưởng phòng Phổ thông - Sở GD-ĐT tỉnh BR-VT _ Tài liệu giảng dạy Văn học địa phương tỉnh BR-VT }

Nguyễn Bá Hoàn

2 nhận xét:

  1. Cám ơn BBT của triancuocđoi và nhà tho Thanh Dạ đã giới thiệu tiếp lời bình bài thơ nầy.
    Xin báo cùng quí anh chị là tapchitiengquehuong đã đưa http://triancuocdoi.blogspot.com vào DS BLOGWEB THÂN HỮU, để GT với bạn đọc chúng tôi bên TQH.

    Trả lờiXóa