Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Cụ rồng oan khiên

(Trích trong bài : Thái sư Lê Văn Thịnh có
"hóa hổ giết vua"? đăng trên Báomới.com)

Trong lịch sử nền khoa cử nước nhà, Lê Văn Thịnh đứng ở trung tâm sự chú ý bởi ông là Trạng nguyên Khai khoa năm Ất Mão (1075), kỳ thi đầu tiên theo Nho học ở nước ta. Cuộc đời tưởng như viên mãn, khi ông đã ở vào đỉnh cao tột bậc của công danh: quan Thái sư đầu triều.

Nhưng bỗng dưng tai họa ập đến, Lê Văn Thịnh bị quàng cái tội hóa hổ, giết vua. Để rồi, gần 1.000 năm sau, con cháu vẫn lặn lội đi tìm những bằng chứng minh oan cho bậc trung thần.

Cụ rồng oan khiên

Một ngày đầu xuân Canh Dần, chúng tôi tìm về quê hương của vị Thái sư họ Lê ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu (huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Khi bước vào ngôi đền thờ vị Trạng nguyên Khai khoa, bất giác tôi giật mình, cảm giác chờn chợn chạy khắp người bởi vừa nhìn thấy bức tượng một cụ rồng đá. Trong văn hóa Việt Nam, hình ảnh rồng rất quen thuộc và bao giờ cũng có dáng điệu khoan thai, uy nghi, biểu trưng cho sự trường tồn và quyền lực. Vậy nhưng cụ rồng ở Đông Cứu thì khác, dáng nằm quằn quại, miệng cắn vào thân, hai chân đang dùng những chiếc móng sắc nhọn như muốn xé toạc thân mình. Đặc biệt đôi tai, một bên thông, một bên bịt kín.
Cụ Nguyễn Văn Tuynh – một trong những người thường xuyên hương khói, coi sóc ngôi đền và chùa Bảo Tháp (đền nằm trong chùa) bảo, về nguồn gốc xuất thân của bức tượng này cũng là cả một sự ly kỳ. Năm 1993, trong quá trình tu sửa đường vào chùa Bảo Tháp, bất chợt có người cuốc phải vật gì đó rất cứng. Người này bổ thêm vài nhát nữa thì xác định được đó là phiến đá có hình dạng vảy cá. Thấy sự bất thường, dân làng kéo đến xem mỗi lúc một đông. Người ta vội khơi rộng xung quanh phiến đá, càng khơi càng sửng sốt vì hóa ra là một bức tượng rồng. Thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong thôn được huy động để đưa tượng lên.
“Khi cụ rồng được đưa lên mặt đất, nhiều người trợn tròn mắt kinh ngạc. Bức tượng nặng hơn 1 tấn, cao khoảng 0,9m, dài rộng mỗi chiều 1m, có tư thế rất kỳ dị. Từ bức tượng toát lên nỗi oan khuất ngút trời, sự đau đớn, vò xé, căm hận. Uy lực toát ra từ bức tượng mạnh đến nỗi, tất cả những người dân có mặt đều quỳ xuống lạy”, cụ Tuynh nói. Sau đó cụ rồng được đưa vào đền, nơi xưa kia là nền nhà cũ của Thái sư để thờ cúng.
Về câu chuyện cụ rồng, trên đường về Đông Cứu chúng tôi còn nghe một “dị bản” khác. Một người dân kể rằng, khi đám trẻ chăn trâu chơi bắn bi, nghịch đất, vô tình phát hiện ra giữa đám đất có một phiến đá vảy rồng. Người trong làng thấy lạ ra xem, gọi người đến khai quật. Khi đưa tượng lên, vì nôn nóng mà nửa thân sau của tượng bị gãy. Sau này, hàng chục người tham gia khiêng tượng đã thiệt mạng v.v... Tuy nhiên đây là những thông tin không xác thực, mang tính chất thêu dệt, đồn thổi.
Ngay khi tìm được bức tượng, nhiều người đã đặt câu hỏi: Ai là tác giả của bức tượng, bức tượng được tạc vào thời nào? Đây là tuyệt tác mô tả sự giằng xé nội tâm do chính Lê Văn Thịnh tạo nên hay học trò của ông – vua Lý Nhân Tông? (có người căn cứ vào bên tai lành, tai điếc của cụ rồng mà cho đó là sự ân hận của Vua vì đã nghe lời xiểm nịnh, hại trung thần, cũng là thày của mình). Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn thì bức tượng này được tạc vào thời Hậu Lê (Thế kỷ 14 đến 17, khi công trạng của Lê Văn Thịnh đã được ghi nhận và vụ nghi án hồ Dâm Đàm (hồ Tây, Hà Nội) đã phần nào được soi xét). Nhưng cho dù là ý kiến nào thì người ta đều thống nhất một điều, đó là bức tượng đã lột tả tâm trạng oan khuất, bi oán của Lê Văn Thịnh.
Lê Văn Thịnh đỗ thủ khoa (tương đương Trạng nguyên) của khoa thi Minh kinh bác học thời Lý (1075). Với nhiều công trạng, con đường quan lộ của ông đã lên đến tột đỉnh: Thái sư đầu triều. Nhưng đúng ở vào thời khắc đỉnh cao của sự nghiệp thì ông bị vu tội “hóa hổ giết vua” vào năm 1096 và phải đi đày ở Thao Giang (Phú Thọ ngày nay). Người đương thời và hậu thế đều đặt dấu hỏi về tính chân xác của sự kiện trên...
 ...

Nguyễn Độ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét