Sáng 7-2 (16 tháng giêng), tại khu di tích Côn Sơn (Chí Linh), Ban Tổ chức Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ chức khai hội mùa xuân 2012.
Tới dự có các đồng chí: Bùi Thanh Quyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Mạnh Hiển, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đoàn đại biểu TP Suwon (Xu-uôn, Hàn Quốc) cùng đông đảo du khách thập phương.
Trong diễn văn khai hội, đồng chí Lương Văn Cầu, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của vùng đất Côn Sơn - Kiếp Bạc trong lịch sử; công lao to lớn của Thiền phái Trúc Lâm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và đặc biệt là công lao của Đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả. Lễ hội năm nay nhằm tưởng niệm 678 năm ngày viên tịch của người (1334 - 2012).
Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý, sinh năm 1254, tại Bắc Ninh. Ông là người thông minh, hiếu học, được mệnh danh là thần đồng nổi tiếng xứ Kinh Bắc và cả nước. Năm 20 tuổi đỗ đầu khóa thi hương, 21 tuổi đỗ đầu khoa thi Giáp Tuất. Người đời gọi ông là Lý trạng nguyên. Làm quan nhà Trần không lâu, ông từ quan tìm đến tôn giáo, kiên trì học đạo và biên soạn kinh sách. Ông đã từng trụ trì chùa Siêu Loại (Bắc Ninh), chùa Thanh Mai (Chí Linh), chùa Vân Yên, một trong những trung tâm Phật giáo lớn tại Yên Tử. Ngoài ra, ông còn cùng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi khắp nước thuyết pháp, giảng kinh, trở thành vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Những năm cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, tiếp tục xây dựng tòa cửu phẩm liên hoa, biên soạn kinh sách truyền lại cho đời sau.
Cùng với tưởng niệm Đệ tam tổ Huyền Quang, lễ hội còn tưởng niệm Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.
Cùng ngày 7 -2, tại di tích Côn Sơn (Chí Linh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc Giải vật dân tộc, Giải cờ tướng lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2012. Tham dự giải vật có 72 đô vật nam, nữ của 12 đội vật: TP Hải Dương, thị xã Chí Linh, các huyện: Tứ Kỳ, Bình Giang, Nam Sách, Kinh Môn, Ninh Giang; 5 đội vật tỉnh ngoài gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng và Quân đội. Các đô vật nam tham gia vật dân tộc tranh tài ở 8 hạng cân; các đô vật nữ tham gia vật tự do quốc tế với 4 hạng cân. Tham dự giải cờ tướng có 46 kỳ thủ của 11 đơn vị trong tỉnh, trong đó 8 đơn vị thuộc thị xã Chí Linh. Mỗi kỳ thủ thi đấu 5 ván tính điểm theo hệ Thụy Sĩ. Ngày 8-2, các giải vật, cờ tướng sẽ kết thúc.
Ngày 8-2 tức (17 tháng giêng) tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ diễn ra lễ dâng hương, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ đàn Mông Sơn thí thực.
Trong diễn văn khai hội, đồng chí Lương Văn Cầu, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của vùng đất Côn Sơn - Kiếp Bạc trong lịch sử; công lao to lớn của Thiền phái Trúc Lâm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và đặc biệt là công lao của Đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả. Lễ hội năm nay nhằm tưởng niệm 678 năm ngày viên tịch của người (1334 - 2012).
Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý, sinh năm 1254, tại Bắc Ninh. Ông là người thông minh, hiếu học, được mệnh danh là thần đồng nổi tiếng xứ Kinh Bắc và cả nước. Năm 20 tuổi đỗ đầu khóa thi hương, 21 tuổi đỗ đầu khoa thi Giáp Tuất. Người đời gọi ông là Lý trạng nguyên. Làm quan nhà Trần không lâu, ông từ quan tìm đến tôn giáo, kiên trì học đạo và biên soạn kinh sách. Ông đã từng trụ trì chùa Siêu Loại (Bắc Ninh), chùa Thanh Mai (Chí Linh), chùa Vân Yên, một trong những trung tâm Phật giáo lớn tại Yên Tử. Ngoài ra, ông còn cùng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi khắp nước thuyết pháp, giảng kinh, trở thành vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Những năm cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, tiếp tục xây dựng tòa cửu phẩm liên hoa, biên soạn kinh sách truyền lại cho đời sau.
Cùng với tưởng niệm Đệ tam tổ Huyền Quang, lễ hội còn tưởng niệm Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.
Cùng ngày 7 -2, tại di tích Côn Sơn (Chí Linh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc Giải vật dân tộc, Giải cờ tướng lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2012. Tham dự giải vật có 72 đô vật nam, nữ của 12 đội vật: TP Hải Dương, thị xã Chí Linh, các huyện: Tứ Kỳ, Bình Giang, Nam Sách, Kinh Môn, Ninh Giang; 5 đội vật tỉnh ngoài gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng và Quân đội. Các đô vật nam tham gia vật dân tộc tranh tài ở 8 hạng cân; các đô vật nữ tham gia vật tự do quốc tế với 4 hạng cân. Tham dự giải cờ tướng có 46 kỳ thủ của 11 đơn vị trong tỉnh, trong đó 8 đơn vị thuộc thị xã Chí Linh. Mỗi kỳ thủ thi đấu 5 ván tính điểm theo hệ Thụy Sĩ. Ngày 8-2, các giải vật, cờ tướng sẽ kết thúc.
Ngày 8-2 tức (17 tháng giêng) tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ diễn ra lễ dâng hương, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ đàn Mông Sơn thí thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét