CẶP XƯỚNG HỌA: TÚ MỠ VÀ TÚ GÂN.
Vào một sáng chủ nhật, mùa thu năm 1947, Kim Lân đang đi lại ngoài hiên thì có tiếng rao:
- Ai cắt tóc không? Ai cắt tóc không và đọc to bài thơ,
XÁCH DONG.
Xách túi càn khôn vượt suối ngàn,
Đi vào cùng kiệt khắp nhân gian.
Tô son điểm phấn cho non nước,
Kẽ tóc chân tơ vạch dã man.
Dao cạo sạch tinh phường bóc lột,
Gương soi sáng tỏ chốn sơn lam.
Màn sương che phủ dần tan hết,
Tranh đấu vươn lên quét bạo tàn.
Nghe thấy, Kim Lân hắng giọng gọi to:
Bác phó ơi vào cắt hộ tôi mấy cái đầu nào!
Một người dong dỏng cao nước da ngăm ngăm đen, vai khoác chiếc hòm gỗ, đầu đội mũ lá bước vào sân trả lời:
Tôi chỉ dám cắt tóc thôi chứ cắt đầu thì mọt gông!
Thấy tiếng xì xào, bác Tú Mỡ đang ngồi làm thơ, bác Tạ Thúc Bình đang vẽ và bác Ngô Tất Tố đều chạy ra hỏi:
- Có việc gì đấy?
Bác Lân liền hạ giọng:
Thôi vào cắt cho mấy cái tóc vậy. Bác phó cạo cũng lắm lý sự gớm nhỉ? Bác Ngô Tất Tố ngồi gần hỏi bác phó:
Bác ở đâu, có gần đây không? Có mấy cháu? bác làm gì?
Bác phó trả lời:
Nhà tôi ở Ấp Sậu cách đây hai cây số là dân tản cư lên đây từ năm ngoái. Tôi có một cháu gái, tôi đang làm cố vấn cho hợp tác xã Lúa Xanh, ngoài ra còn dậy học thêm, cuộc sống tạm đủ bác ạ, rồi bác đọc luôn câu thơ:
Sĩ khả, bách vị sử
Thế sằn, giai hoạch phát.
Nghĩa là: Tôi còn trăm việc chưa giải quyết xong, nhưng số đông các vị đã được tôi cắt tóc xong.
Bác Ngô Tất Tố nghe xong liền nói:
- Bác phó cũng biết chữ nho cơ à?
- Vâng, cha tôi là thày đồ nho có mở lớp dạy học, nên tôi cũng học được chút ít. Tôi đã học xong tứ thư, rồi đọc ngũ kinh, chỗ nào không hiểu bố tôi lại cắt nghĩa cho.
Bác Tố lại hỏi tiếp:
- Thế bác có biết làm thơ không?
Bác phó cạo đọc luôn một bài:
KIÊN TRANH(1)
Khí phách giang hồ giục khách đi,
Chẳng sầu không nản chớ sầu bi.
Máu xương khô cạn không hề tiếc
Tài sản tan tành có xá chi.
Tra tấn tù đầy đời chiến sĩ,
Gió mưa khói lửa chí nam nhi.
Bêu đầu xé xác quân ăn cướp,
Hồn cứ mơ màng tiếng nhạc phi.
(1)Tên của Sư Tuệ
Xích Đạo
(Ninh Bình 1935)
Bác Tố nghe xong nói:
- Hay lắm khi nào cắt tóc xong bác vào nhà uống nước nói chuyện cho vui nhé!
- Bác cứ làm việc của bác đi, khi nào xong tôi vào chơi!...
- Hay lắm khi nào cắt tóc xong bác vào nhà uống nước nói chuyện cho vui nhé!
- Bác cứ làm việc của bác đi, khi nào xong tôi vào chơi!...
Khi bác phó cạo bước vào nhà, thấy các bác yên vị xung quanh bàn chờ sẵn. Bác phó cạo mượn bút viết tặng bác Tố bài thơ gọi là chút quà làm quen:
Nhạo sơn, nhạo thủy, tứ phương du,
Lý phát huy đao, khử năng thù.
Phù quốc cứu dân, ly khổ dạng,
Thân Tân thanh bạch tự minh thu.
Tạm dịch như sau:
Đi khắp qua sông nùi bốn phương,
Cứu nước cứu dân dù khổ cực
Tấm lòng thanh bạch sáng ngàn thu.
…Bác Tú Mỡ hỏi: Thế bác đã làm thơ xướng họa với ai bao giờ chưa? ta thử nhé! Bác phó bảo: Cũng được thôi ạ!.
Bác Tú Mỡ lấy giấy bút làm một bài thơ và đọc to cho mọi người nghe:
…Bác Tú Mỡ hỏi: Thế bác đã làm thơ xướng họa với ai bao giờ chưa? ta thử nhé! Bác phó bảo: Cũng được thôi ạ!.
Bác Tú Mỡ lấy giấy bút làm một bài thơ và đọc to cho mọi người nghe:
Sóng gió nổi chìm được gặp anh,
Nghe ra ăn nói cũng hơi sành,
Mặt mày thày giáo đâu khờ dại,
Mồm mép thợ ngôi chẳng ngọn ngành.
Gặp gỡ nhau đây xin thử lửa,
Da hồng đừng sợ biến màu xanh.
Xem tài đức ấy sao mà thế,
Khai báo cho nhanh, hiểu biết nhanh.
Bác phó nói:
- Hay quá chỉ có họa mới biết được tài năng và chí khí của bác phó này chứ. Nói xong bác đọc luôn bài họa:
Trời đất dọc ngang mới gặp anh,
Lứu lo giọng nói sọt cùng sành.
Nhà thơ béo bở nên nhầy nhụa,
Ông thợ sửa sang hóa tốt lành.
Thiên hạ ai nào còn trách móc,
Nhân dân kẻ nọ đất tươi xanh.
Làm thơ, làm thợ ta cùng bước,
Dục bước cho đời nhanh bước nhanh.
Bác Tú Mỡ nói: Không ngờ bác phó cạo lại họa nhanh như vậy. Xin hỏi hiện nay bác ở đâu? nay mai chúng tôi sang chơi. Nói khí không phải từ nay cứ ngày 25 bác sang đây vừa cắt tóc vừa đàm đạo có được không? Đây gọi là ấp Văn Hóa (Âp Cầu Đen) xã Quang Tiến -Yên Thế - Bắc Giang. Bác phó như được gặp bạn tri kỷ liền trả lời luôn:
Được bác ạ, Bác cứ gọi tôi là Sư Tuệ hay ông giáo Tuệ ở Ấp Sậu ai cũng biết.
Bác Tố đang đọc sách nói :
- Đọc thơ bác phó cạo tôi hiểu phải là người từng trải, chứ người thường đâu có ý sâu sắc như thế được, có phải không các bác?
Bác Tú Mỡ nói:
- Ngày mai tôi sẽ làm những bài thơ “Tử vận”cho người đưa sang xem bác phó có họa được không! nếu họa được sẽ cho vào Hội ta. Hôm sau bác Tú làm hai bài thơ nhờ chú giao thông chuyển tới bác phó cạo. Chú giao thông bảo bác phó cạo: Bác trả lời ngay hay ngày mai để tôi về nói lại với bác Tú Mỡ. Sư Tuệ đọc xong và nói với chú giao thông:
- Chú cứ ngồi uống nước, ăn chuối thư tôi sẽ trả lời ngay nhờ chú mang cho bác Tú kẻo bác ấy mong.
Rồi Sư Tuệ vào buồng lấy giấy bút trả lời thư của bác Tú Mỡ lấy hiệu là Tú Gân:
- Kính chào sư huynh Tú Mỡ! Đệ sẽ đến thăm huynh sau. Mong huynh thông cảm. Chúc huynh và Hội luôn khỏe mạnh, sáng tác nhiều thơ văn.
Chào kháng chiền
Tú Gân.
1/Bài xướng của Tú Mỡ:
Mồm mép thợ ngôi, cũng thất kỳ,
Nói năng lém luốc lại càng nghi.
Nhìn con ngươi mắt hơi ngồ ngộ,
Nghe tiếng rờm tai hóa rậm rì.
Hiểu biết mù mờ càng nói láo,
Trắng đen lẫn lộn hóa tù tì.
Nguyên hình lộ rõ nhà sư giả,
Thiên hạ nào ai có lạ gì!
Bài hoa của Tú Gân:
Không biết người ta mới thị kỳ,
Nhìn không rõ lắm mới sinh nghi.
Mắt xanh lồ lộ mà không rõ,
Râu trắng phau phau chẳng tí gì.
Cao thấp phải đo cho chính xác,
Nói năng đâu có chuyện ù ì.
Thực hư biếm họa là thần thánh,
Nghệ thuật cao siêu chẳng sợ gì.
2/Bài xướng của Tú Mỡ:
Xướng họa cho vui chớ thụt thò,
Thêm gì chữ nghĩa chớ ky bo.
Xách hòm đi mãi e mòn gót,
Cầm bút viết nhiều sợ ốm ho.
Làm thợ, làm thày, làm lắm chuyện,
Vai tu, vai thợ, đủ vai trò.
Cuộc đời chìm nổi, thân từng trải,
Đầu lộn phương xa, bạc cánh cò.
Bài họa của Tú Gân:
Có sợ chi ai thụt với thò,
Đười ươi giữ ống mới bo bo.
Tìm vần chẳng thấy e ông ốm,
Bởi chữ không ra sợ cụ ho.
Xoay dọc, đâm ngang sinh lắm chuyện,
Bới lông tìm vết giở làm trò.
Yêu nhau xá kể chi mưa nắng,
Phơi phới nhìn ra thấy bóng cò.
Đúng hẹn hôm nay Tú Gân (Phó cạo) đên thăm Tú Mỡ và cắt tóc cho các bác trong hội. Tú Mỡ đọc bài xướng và nói với Tú Gân: Tôi sẽ theo anh đến cùng.
Thợ thuyền nghe nói cũng ghê ghê,
Nghe mãi thì ra cũng tốc ghê.
Đi lại dọc ngang xoay bốn hướng,
Ra vào xó xỉnh đến ba bề.
Không tài nên phải đi làm thợ,
Có thực hay đâu lại giả vờ.
Quỷ quái đời này còn lắm chuyện,
Người hay đâu có hở bề hê.
Tú Gân rót nước mời Tú Mỡ với câu: Chúc sư huynh! Hay tuyệt! rồi đọc luôn bài họa của mình:
Trò đời ma quỷ cũng không ghê,
Cuốc sống mê say giấc mộng kề,
Nợ nước ngổn ngang, còn lắm mối,
Thù nhà tính toán phải nhiều bề.
Sĩ, nông ngày tháng lo bao chuyện,
Công cố xưa nay cũng lắm nghề,
Sân khấu vai trò chào khán giả,
Vở chèo kỳ quặc nhất vai hề.
Tú Mỡ không chịu thua, vì Sư Tuệ dám bảo mình là hề…liền ngâm với cái giọng trầm trầm:
Thơ phú gì mà lại bét nhe,
Khác chi em bé nó đang tè.
Vần vò lủng củng như xương chó,
Chữ nghĩa tanh tao tựa vẩy mè.
Hạ bút xin ai đừng quá bạo,
Dù lời nhắc bạn cũng nên dè.
Chém to kho mặn, thêm gáo nước,
Thằng ngốc không hay, nhỡ nó ghè.
Tiếng Tú Mỡ vừa dứt, Tú Gân đến để hai bàn tay lên vai Tú Mỡ rồi đọc luôn:
Thiên hạ nhiều thằng nó đã be,
Nhắc anh nhiều quá chẳng thèm nghe.
Nói năng suy nghĩ xin đừng vội,
Cân nhắc chi li chớ vội re.
Đấu sức hiên ngang tin chắc được,
Thi tài sắc sảo nói chi đè.
Ra công thao luyện thành gang thép,
Cầm chắc trong tay, há phải ghè.
27 năm sau.
Vào buổi chiều 3-10-1974. Tú Gân cùng con gái đang ngồi dưới vò cây trước cửa khoa “Lão Khoa” bệnh viện Việt Xô H.N. Thấy một bác trên 70 tuổi hỏi đường vào phòng khám. Tú Gân đứng phắt dậy hỏi:
- Bác Tú Mỡ phải không? Sư Tuệ đây!
Còn bác Tú Mỡ thì sững sờ kêu lên: Sư Tuệ phải không, gần 30 năm rồi còn gì!
... Nghe tin nhà thơ Tú Mỡ nằm viện, lại gặp nhà thơ, nhà sư nhà cách mạng Tú Gân gần 30 năm xa cách, các cụ vây quanh hai nhà thơ. Tú Mỡ nói:
- Nhà thơ gặp nhau phải làm thơ, đã làm thơ là phải có xướng, có họa mới biết tài nhau. Tôi định tỷ thí một trận để phân thắng bại, sư Tuệ đồng ý không? Sư Tuệ nói:
- Được tôi sẽ theo anh đến cùng!
Bài xướng của Tú Mỡ:
Biết tiếng nhau từ ở Bắc Giang,
Bây giờ lại gặp mặt hiên ngang.
Khuấy chùa Yên Tử gây du kích,
Cởi áo cà sa diệt sói lang.
Vượt suối băng đèo vì nghĩa lớn,
Vào tù phá ngục rất ngang tàng.
Ngày nay đắc đạo thành sư bố,
Cách mạng thành công ấy Niết Bàn.
Tú Gân nghe xong đứng đọc luôn:
Nguồn yêu dào dạt Cửu Long giang,
Đẹp lắm ai nào dám nói ngang,
Thơ phú nghênh ngang như bác Tú,
Thuốc thang chạy chữa cuống thày lang.
Học hành văn võ chăm thao luyện,
Tình nghĩa đôi ta đáng bảo tàng.
Trung hiếu một niềm thêm gắn bó,
Đó là chân lý cớ chi bàn.
Mọi người hô to:
- Hi bác Tú cừ lắm!
Tú Gân cao hứng đọc tiếp ngay:
Bác bẩy mươi lăm tuổi đã già,
Làm thơ trào lộng tiếu kha kha.
Cảnh rừng thác réo hòa chim hót,
“Dòng nước ngược đời” bổng tiếng ca.
Nhựa sống tặng đời thêm kết quả,
Niềm tin vào Đảng nở chồi hoa.
Tuổi già xin bác đừng già nhé,
Để biếu nhân dân những món quà.
Có tiếng reo kìa bác Tú Mỡ thua rồi à?
- Thua là thua thế nào, cứ từ từ đã. Rồi bác Tú Mỡ đứng lên chậm rãi đọc.
Bác chửa già tôi cũng chửa già,
Đọc thơ nhau khoái khả khà kha.
Bi hùng thơ bác như gang thép,
Hài hước văn tôi chỉ hoạt ca.
Sư bác tu, tù nên chính quả,
Thằng tôi hư hỏng hóa trăng hoa.
Tình cờ gặp gỡ khi nằm viện,
Thơ thẩn trao nhau gọi chút quà.
…Chiều hôm sau, Tú Gân đang thơ thẩn dạo ngoài sân thấy các cụ ngồi quanh Tú Mỡ rất đông. Bác Tú Mỡ nói:
- Chào Tú Gân ta tiếp tục chứ?
- Bác cứ yên tâm tôi không bỏ cuộc đâu! Một lúc lâu sau khi trao đổi Tú Mỡ đọc
HỒ TÂY CẢM HỨNG
Mình đang đổi gió tại Hồ Tây,
Đủng đỉnh vườn hoa ngắm cỏ cây.
Ngắm áng mây bay lồng bóng nguyệt,
Ngắm người ngắm cảnh thú vui say.
Ngắm những quần xanh khách dạo chơi
Người nào cặp ấy sánh vai đôi.
Đồng tình cảm hứng buồn man mác,
Tú Mỡ già rồi hóa Tú Sơn.
Nếu mình như cụ Ức Trai xưa,
Gặp ả Tây Hồ bán chiếu gon.
Thì dẫu tiếng đời mang tiếng họa,
Cũng là thỏa thích cái thân con.
Kế sống như ta cũng đủ rồi,
Tuổi trời mới có bảy lăm thôi,
Tạm cầm kế hoạch năm năm nữa,
Cầm chắc trầu khao thọ tám mươi.
Nghe xong Tú Gân họa ngay:
Áng trời đỏ rực góc Hồ Tây,
Nhẹ gót gió đùa giỡn bóng cây,
Mặt nước long lanh mây trắng xóa,
Vui cùng cảnh vật mộng thơ bay.
Gió xoa mái tóc giỡn đùa chơi,
Lữ thứ mơ màng chắp cánh đôi,
Sóng nước dạt dào khua tỉnh mộng,
Đẹp thay nòi giống với giang sơn.
Ngắm vườn thượng uyển ngắm hoa dơn,
Cảm khoái hồn ta chuyện chiếu gon,
Mệnh bạc ngàn thu cùng sóng nước,
Hãy còn văng vẳng xót lòng con.
Gót sen nhè nhẹ tới nơi rồi,
Sóng ngát hương tình đẹp ý thôi,
Mơ thấy đất này muôn hoa nở,
Tự do thống nhất đẹp mười mươi.
Mọi người vỗ tay rất to. Tú Mỡ cầm cốc nước giơ lên và đọc tiếp:
Xét xem tài chú chẳng ra đồ,
Dở giọng rồi ra lại dở Ngô.
Dịch sách mà vò cho nát sách,
Làm thơ thêm tổ phá vần thơ.
Từ chương ngán nỗi sao eo hẹp,
Ý nghĩa than ôi quá mập mờ.
Thê cũng văn nhân tài tử nhỉ,
Đòi đi ô, chửa biết cầm ô.
Tú Gân cũng không vừa ông cũng đứng lên họa to:
Ra tay xây dựng lập cơ đồ,
Mặc quách người đời dở giọng Ngô
Cổ lục, Đường thi xem thấu suốt,
Tân văn, tạp chí vẫn đăng thơ.
Hồi chuông thức tỉnh bao người mộng,
Thúc trống tan sương át ý mờ.
Thực đáng làm gương cho cõi tục,
Vì đời không hiểu ngẩn Tầu Ô !
Tú Mỡ đứng lên xướng to không kém:
Chú Tuệ kia ơi tớ nhắn nhe
Ba chìm bẩy nổi tớ không e.
Đã từng thử sức tài cùng chú,
Uy vũ tài năng chú bị đè
Uy vũ tài năng chú bị đè,
Bảo làm em chú cứ không nghe,
Gớm sao người thế mà ngang thế,
Nếu thế thì ta phải đánh què.
Tú Gân họa ngay:
Việc gì nay nhắn với mai nhe,
Đọ sức chơi nhau nọ phải e
Lẫm lẫm tiên phong hơn võ sĩ,
Run hơn cầy sấy nói chi đè.
Run hơn cầy sấy nói chi đè,
Nói dở thì ai lại có nghe,
Mấy chục năm trời làm cách mạng,
Quân thù đánh mãi vẫn không què.
Ngày 13-7-1976 Tú Mỡ từ trần. Tú Gân Làm bài thơ viếng:
Nghe tin bác Mỡ qua đời,
Tú Gân tôi cũng rụng rời chân tay.
Bác đi tôi cũng hơi cay,
Thiếu người xướng họa thiếu tay giễu cười.
Còn tôi sân khấu trên đời,
Gieo vần vẫn nhảy, buông lời vẫn hay.
Bác đi chín suối chiều nay,
Còn tôi xin khất có ngày gần nhau.
…..
Bác ơi tôi khóc bài ca,
Nén hương là bút chén trà là thơ.
Suối vàng bác chớ thờ ơ,
Làm câu hài hước để chờ tôi nghe .
Âm vang chắc cũng dọa đe,
Đừng run sợ nhé đánh què cho tôi!...
Lệ trào khóc bác, bác ơi!
Âm ty, dương thế đôi nơi khác gì.
Ô hô! Rồi lại hy hy!...
Gân xương cũng nát, mỡ thì cũng tan…
Huudoandongtrieu Xuân Nhâm Thìn 2012
(Lược truyện CHA TÔI của Kim Tuyên nxb QĐND)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét