Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Du xuân qua mấy chùm câu đối

          
Câu đối là một sản phẩm trí tuệ đặc sắc của một số nước phương Đông, trong đó có nước ta. Số lượng câu đối được sản sinh ra thật vô cùng phong phú, khó có sách nào ghi chép hết được. Câu đối cũng có rất nhiều loại đi sâu vào hầu hết các ngõ ngách của cuộc sống. Nhưng chơi câu đối phổ biến nhất là vào dịp ăn tết mừng xuân. Trong các sản phẩm tinh thần dùng trong ngày tết, ngoài hương hoa, tranh ảnh… thì trước đây thường cũng có thêm một vài chữ thánh hiền và vài cặp câu đối. Những câu đối tết hay trở thành hiện tượng phổ biến của mọi miền, mọi nhà thường là những câu đối có nội dung biểu hiện được mong muốn khát vọng chung của con người trước một mùa xuân mới, mùa mở đầu cho một năm làm ăn:
天 增 歲 月 人 增 壽
 春 滿 乾 坤 福 滿 堂
Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
 Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường,
Câu đối này còn có một phiên bản nữa chỉ khác câu trên có một chữ: chữ tăng (增) được thay bằng chữ thiêm (添):
天添歲月人添壽
春滿乾坤福滿堂
Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm thọ
Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.
Cặp câu đối này hoàn toàn có thể dịch khá sát nghĩa sang tiếng nôm:
Trời thêm năm tháng người thêm tuổi
Xuân đầy trời đất phúc đầy nhà
Nhưng như thế thì về mặt đối thanh lại bị yếu đi, nhạc điệu của câu đối đọc lên nghe không được cứng cáp và sắc nét như đọc bằng âm Hán-Việt.
Cũng tương tự, cặp câu đối dưới đây lại gói trọn được những mong ước lớn của con người ngày đầu năm mới là mong cầu được bình an hạnh phúc, được phú quý vinh hoa:
新 年 幸 福 平 安 進
春 日 榮 華 富 貴 來
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
 Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Nhà thư pháp của làng trong dịp tết vừa qua cũng hiến tặng làng ta một đôi câu đối vào loại kinh điển mang đầy tính nhân văn:
門多客到千財到
家有人來萬物來
Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai
Cái hay của cặp câu đối này là nêu bật được yếu tố con người (khách đáo, nhân lai) mới là cái gốc để tạo ra tiền bạc và của cải (thiên tài đáo, vạn vật lai). Coi trọng con người cũng là biểu hiện cụ thể của lòng yêu đời yêu cuộc sống,cho nên trong ngũ phúc (phú-quý-thọ-khang-ninh) người xưa đặt chữ thọ lên trước hết:
四時春在首
五福壽为先
Tứ thời xuân tại thủ
Ngũ phúc thọ vi tiên
Và cũng vì thế mà trong bách hạnh thì chữ hiếu-lòng kính yêu cha mẹ, tôn kính người già- được đặt lên hang đầu:
有 四 春 在 首
 人 生 百 幸 孝
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
 Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên
(Năm có bốn mùa xuân trước hết
Người sinh trăm nết hiếu làm đầu)
Có lẽ cũng vì những đạo lý ấy mà ở thế kỷ thư XV, cũng vào một dịp tết nguyên đán, vua Lê Thánh Tông đã làm một cuộc vi hành. Nhà vua thấy khắp phố phường Thăng Long đều trang hoàng nhà cửa đẹp đẽ để đón tết mừng xuân. Nhà vua đi ra vùng ngoại ô thì thấy có một gia đình nhà rách vách nát không thấy có tranh chữ và câu đối gì cả. Ông bước vào trong nhà thì chỉ thấy có một ông già nắm co quắp trên một chiếc ổ rơm. Hỏi ra mới biết ông già độc thân và chuyên sống bằng nghề gắp phân nên nghèo túng chẳng có gì ăn tết. Nhà vua đã vô cùng xúc động, ngầm sai chu cấp cho ông già một cái tết tươm tất. Lại nhân nhìn thấy bộ đồ nghề của ông già gồm có chiếc áo tơi, đôi quang sọt và cái cặp gắp phân để ngoài vườn bèn tức cảnh viết đề tặng ông đôi câu đối
倚一戎衣能担世間難事
提三尺劍盡收天下人心
Ỷ nhất nhung y năng đảm thế gian nan sự
Đề tam xích kiếm tận thu thiên hạ nhân tâm
(Khoác bộ áo nhà binh gánh vác việc khó khăn của cuộcđời
Cầm ba thước gươm thu hết lòng người trong thiên hạ)
Nếu không có cái nhìn và khẩu khí của một bậc đế vương chân chính (minh quân) thì chắc chắn không thể có đôi câu đối khắc vẽ hình ảnh người lao động gắp phân lại kỳ vĩ đến thế.
Đất nước ta không những đã sản sinh ra những ông vua tốt mà còn sản sinh ra rất nhiều những người công dân anh hùng lỗi lạc. Cậu bế làng Dóng chính là một con người như thế. Nếu ai chưa có dịp về Sóc Sơn xin hãy chiêm nghiệm tại đây vẻ đẹp kỳ lạ của một đôi câu đối mà Cao Bá Quát đã đề ở đền thờ Đức Thánh Dóng:
破賊但慊三歲晚
騰雲由限九天氐
Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn
Đằng vân do hạn cửu thiên đê
(Đi phá giặc thì chỉ lo ba tuổi đã là muộn
Nhưng cưỡi mây thì chín tầng trời vẫn còn thấp)
Không tiếp thu được tinh thần dân tộc, tinh thần nhân dân, Cao Bá Quát không thể có cái khẩu khí ngang tang đầy khí phách như vậy được.

4/2/2012
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét