Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

NHÀ THƠ ĐI HỘI, ĐI CHÙA


Trong không khí lễ hội đầu năm mới, mấy ông nhà thơ CLB cũng hăng hái tham gia với ý định lấy cảm xúc làm thơ…Thế nên có giao hẹn với nhau là khi về sẽ tổ chức giao lưu thơ sáng tác về đề tài này. Hôm ấy, sau chuyến Lên Yên-tử về, nhà thơ P hăng hái trình làng trước:
                   Vin cây, vịn đá ta trèo
                   Cho mồ hôi đổ cuốn theo bụi trần
                   Đã ngồi chót vót Phù Vân
                   Bỗng nghe điện thoại túi quần lại kêu !
- Hay! Tâm trạng rất thật của một anh “con rô cũng tiếc, con diếc cũng muốn”! Lão này không dứt vợ đi tu được! - Nhà thơ O lên tiếng trước .
- Ồ! Thì tôi có ý dứt vợ đi tu đâu. Nói mãi nó mới cho thoát ly 01 ngày. Nó còn đòi bám gót kia kìa. Tôi phải giải thích là đi với các nhà thơ; Nó sợ, nó mới không theo nữa! Thế thì làm sao mà thoát tục được!... - Nhà thơ P giải thích vậy. Rồi không quên hỏi lại: “Thế ở cương vị ông, thì ông viết thế nào?
- Tôi sẽ viết câu cuối như sau :
                                Dẫu có điện thoại, cóc cần nghe đâu !
- Ôí! Thế thì cũng vậy thôi! Tôi viết “Bỗng nghe…” là ý nói : Chạy lên giời nó cũng không buông tha - nó vẫn gọi về. Dù ông có viết là  "Không nghe” hay “cóc cần nghe” thì định gọi, nó vẫn gọi. Vấn đề là: Chúng gọi, nhưng chúng ta có dám không nghe hoặc không về không?
- Tôi xin có ý kiến thế này - nhà thơ Q lên tiếng: - Tình cảnh chung của chúng ta là như nhau, không ai dám bỏ vợ đi tu cả. Thế mà viết “Vẫn nghe điện thoại…” hoặc “Không nghe điện thoạị…” thì đều là đổ vấy cho vợ cái tội lôi kéo làm mình không thoát tục được. Kỳ tình mình mới là thằng hèn, không dám đi tu! Vậy nên, tôi đề nghị bỏ câu cuối để tránh vấn đề nhậy cảm! Hoặc sửa thế này được không:
                  Vin cây, vịn đá ta trèo
                  Cho mồ hôi đổ cuốn theo bụi trần
                  Đã ngồi chót vót Phù Vân
                  Ở ĐÂY MÂY GIÓ TA CẦN ĐIẾC ĐUI!
- Hay! Hay! giải pháp tuyệt vời! Cứ không nghe, không thấy, không biết...là THƯỢNG SÁCH, THƯỢNG SÁCH!...

Làng Hóp 14h10’ 28-02-2012 TD

Tiếng chuông chùa Yên Tử

Tiếng chuông Yên Tử thỉnh âm vang
Sắc cỏ bên thung đã úa vàng
Thấp thoáng bóng ai chiều bảng lảng
Hay hồn cung nữ vẫn lang thang!


                 T A N

Một bài thơ của người dân làng Chí Linh

        Đó là bài thơ Về làng của bác Bùi Ngọc Quyết
       Bác Bùi Ngọc Quyết sinh năm 1935, người thôn Chí Linh, xã Nhân Huệ, huyện Chí Linh (nay là thị xã Chí Linh). Bác vốn là kế toán phòng Thủy Lợi huyện Chí Linh. Năm 1995, bác về hưu và thường trú tại khu dân cư Nguyễn Trãi 2, thị trấn Sao Đỏ (nay là phường Sao Đỏ). Bác mắc bệnh đau dạ dày từ lâu nhưng mãi đến tháng 4/1997 mới đi làm phẫu thuật. Mãi đến khi mổ ra mới phát hiện là bị ung thư. Từ đó bác biết mình không sống được bao lâu và  rất chủ động chuẩn bị cho cái chết: viết di chúc cho vợ con và đặc biệt còn viết cả lời cám ơn bà con xóm láng, thân bằng cố hữu đến dự đám tang bác nữa. Khoảng đầu tháng 10/1997, khi sức khỏe đã giảm sút nhiều, bác đã cố gắng trở về thăm làng cũ một lần cuối cùng. Thấy bác về ai biết tin cũng đến thăm và ai thấy bác cũng rưng rưng lệ. Bác cũng vô cùng xúc động nên tuy cả đời chẳng làm thơ nhưng lần ấy bác cũng cầm bút làm thơ. Đỗ Đình Tuân là người đầu tiên được đọc bài thơ này và cũng dàn dụa nước mắt. Theo yêu cầu của bác, Đỗ Đình Tuân có nắn vuốt giúp bác một tý chút gọi là biên tập. Nguyên văn bài thơ ấy của bác như sau:

                        Về làng
                         
Chí Linh, Nhân Huệ  xa gì
Mà sao ít dịp tôi về làng tôi
Muốn đi thăm hết mọi người
Vẫn như cái tuổi đôi mươi tôi về
Mỏi chân không thấy bạn bè
Nhớ thời bom đạn lại se thắt lòng
Cháu con nên vợ nên chồng
Bao người chị gói má hồng vào khăn
Để dày thêm những nếp nhăn
Cho tàn nguội những lò than rực hồng
Chị tôi thầm dẹp lửa nồng
Để cùng bầu bạn làm ông làm bà
Nay dù bom đạn đã qua
Vết thương còn buốt xương da bao người
Sông vàng nước chẳng buồn trôi
Bạt ngàn ngô biếc cuối trời vẫn xanh
Kiếp người còn mất mong manh
Chỉ non nước mãi như tranh họa đồ
Tôi mang theo một cánh cò
Trăng in đáy nước con đò trong sương
Chí Linh mảnh đất quê hương
Trọn đời để nhớ để thương trong lòng.

Trong bài thơ có hai lần bác nhắc đến tên Chí Linh thì đều chỉ là tên làng Chí Linh, chứng tích còn lưu lại của châu Chí Linh  xưa gồm địa bàn của các xã Nhân Huệ, Cổ Thành và thị trấn Phả Lại ngày nay.
Ngày 2/12/1997 bác Bùi Ngọc Quyết qua đời. Thay mặt cho các thi hữu CLB Côn Sơn lúc ấy, Đỗ Đình Tuân có đọc lời viếng bác như sau:
Kính thưa hương hồn bác Bùi Ngọc Quyết
Kính thưa gia đình tang chủ
Kính thưa các quí vị
Bác Bùi Ngọc Quyết là hội viên CLB Côn Sơn và sinh hoạt tại tổ thơ của CLB. Tuy mới tham gia sinh hoạt và viết còn rất ít nhưng bác vẫn để lại được những vần thơ đẹp.
Bài Về làng của bác  có thể xem là một bức tâm họa chân thành, xúc động và đầy thi vị. Giữa dòng chảy của cảm xúc bỗng đột khởi lên một câu thơ ngừng tĩnh, sững sờ và đầy níu giữ:
Sông vàng nước chẳng buồn trôi
Bạt ngàn ngô biếc cuối trời vẫn xanh
Kiếp người còn mất mong manh
Chỉ non nước mãi như tranh họa đồ
Nghe tin bác qua đời, an hem chúng tôi vô cùng thương tiếc. Thay mặt cho CLB Côn Sơn và toàn thể các thi hữu trong tổ thơ, chúng tôi xin gửi tới gia đình lời chia buồn sâu sắc.
Trong giờ phút tử biệt sinh ly này, vĩnh biệt bác, chúng tôi xin có mấy lời thơ viếng bác:
Bác như tia nắng cuối chiều
Ngoái soi đất cũ thân yêu rồi tàn
Bâng khuâng nhớ bạn, yêu làng
Bãi ngô xanh, khúc sông vàng không trôi
Tình đời nặng thế ai ơi
Trăm năm dẫu biết kiếp người mong manh
Tâm hương viếng bác chút tình
Cùng chia đau nỗi tử sinh kiếp người
Từ nay cách mặt khuất lời
Cúi xin vĩnh biệt một người bạn thơ.

Hôm đó là sáng ngày 4/12/1997. Cũng theo di chúc của bác, chúng tôi theo xe đưa thi hài bác về mai táng tại nghĩa trang nhân dân làng Chí Linh , cách bến đò Linh Xá chừng trăm mét, ngay ven sông Kinh Thày, giữa đồng bãi làng Chí Linh ngô khoai biêng biếc.

29/2/2012
Đỗ Đình Tuân

NÀNG TIÊN TRẮNG

 Kỷ niêm ngày thày thuốc Việt Nam 27-02

Áo choàng thấp thoáng bên hiên,
Tưởng đâu như thể nàng tiên giảng trần.
Mảnh mai như tuyết trắng ngần,  
Đợi ai? Ai đợi? một thân một chờ.
Bao giờ, cho đến bao giờ?
Cho anh trao tặng bài thơ cuộc đời!...

Huudoan2007

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Bút tre du xuân kí sự


Phần 2: Đầu xuân phiêu du kí
(Tặng các bà: Sâm ,Kim, Thu)

Du xuân cùng Đỗ Đình Tuân
Thăm nhà Phạm Dật ở gần Thanh Da (Thanh Dạ)
Đi bô thì cũng xa xa (đi bộ)
Đi xe thì chửa cho ra đã vào
Ba người tắt lối bờ ao
Tiện đường thăm mộ kính chào cụ Ngô
Vừa đi vừa chuyện bô bô
Nước Nam may có cụ Hồ Chí Minh
Sau vài câu chuyện linh tinh
Đến nhà Phạm Dật gọi inh cả làng
Dự Tuân mặc có phần sang
Còn Ngồi luộm thuộm như đang đi cày (Còn Ngôi)
Đầu xuân lất phất mưa bay
Cũng may ông Dật có ngay ở nhà
Chủ nhà pha một ấm trà
Còn bày bánh kẹo (nhưng mà không ăn)
Chủ nhà nghĩ ngợi băn khoăn
Tặng tranh thử họa còn lăn triện vào (tranh thư họa)
Xong rồi lấy chiếc ghế cao
Ra sân hái quả bòng vào làm qua (quà)
Bõ công ba bác quê "Choa"
Đã không ăn phở chẳng ca ô kề (Ca ra ô kê)
Bốn giờ mới lững thững về
Các bà đứng tận đầu đê...đón chồng!

Ghi chú: Mật mã bài thơ nằm ở câu kết. Mời bà Song Thu giải mã
 

T A N

ĐỀ ẢNH



NÓNG NỰC QUA NGÀY CHỬA MUỐN TAN
HOÀNG HÔN NẮNG QUÁI DÁT MÂY VÀNG
CHỊ EM SƠN NỮ TRẦN HONG GIÓ
HÓA ĐÓA TRĂNG NGÀ MÁT NÚI HOANG !
LÀNG HÓP 26-02-2012 T.D