Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Chí Linh phong vật chí (tiếp theo)

THƠ BÁT CỔ VÀ NGŨ NGÔN VỀ CHÍ LINH
 (Kỳ 3)
Dịch âm:

Thắng địa xưng Nam Sách

Danh khu minh Chí Linh

Giang sơn giai tú lệ

Hoa thảo cánh tiên vinh

Bạch sa kim Bạch nhạn

Phao lĩnh cổ Phao thành

Bắc ngạn đăng Chu tộc

Nam phong bái Mạc binh

Chiến tràng yên vụ tỏa

Cổ lúy tuyết sương khinh

Cổ tích thao cung nữ

Phong di chử chúc đình

Phượng sơn hoa chước chước

Lân động điểu anh anh

Côn Sơn huyền cổ tự

Phật tổ tự u hình

Thần giám chiêu thiên nhưỡng

Nhân Tông hiển thánh minh

Pháp Loa do huyễn diệu

Huyền Quang diệc chanh vanh

Xích Tử bằng linh ứng

Thương sinh hiến khoản thành

Phi Bồng phương tự điển

An ấp diệu hoa doanh

Hưng Đạo khư tà chướng

Dược Sơn binh phúc hành

Nam Tào thiền vũ túc

Bắc Đẩu phàm phong huỳnh

Mục đich đoành đảo (1) chử

Tiều ca phóng hạc dinh

Hồ đầu như hữu đảo

Tiên dược tự nhiên thành

Cao Biền tầng nhật trắc

Thái Thuần lũ thi canh

Trinh quốc quan hà hí

Văn Trinh thúc thạch minh

Nùng lĩnh hàm châu ngọc

Kỳ Sơn trấn hạc linh

Phả lại trung lưu tích

Sung Nghiêm địa hữu thanh

Thần tích di thiên tải

Khôi nguyên quán bát doanh

Xác Khê đơn túc thạc

Long Động lưỡng kỳ anh

Thẩm hoa xưng Lạc lĩnh (2)

Bảng nhớn xuất anh đinh

Đồng hang nho lưu kiệt

Tuyền Quân (3) lương khôi hoành

Hộ xá nhân nho mặc (4)

Trực trì thế tướng khanh

Triều Dương đa quý hiển

Kiệt Đặc diệc trâm anh

Cố ngư bằng tác hợp

Minh cảnh bả phương danh

Tiếu chỉ vân sơn hảo

Nhà khan vọng nguyệt doanh

Dương nhiên phao tục giới

Thản nhược bộ vân trình

Sơn nhật như kiến thức

Ung tương hỉ khí sinh.

Dịch nghĩa:

Huyện nam Sách là một nơi đất danh thắng

Huyện Chí Linh là một khu đất nổi tiếng

Khí của non sông đều tốt đẹp, hoa cỏ lại tốt tươi

Bạch sa nay là bến Bạch Nhạn sa

Phao lĩnh xưa là thành Phao Sơn

Bờ sông phía bắc đất họ Chu thi đậu

Ngọn núi phía nam đánh bại quân nhà Mạc

Nơi chiến trường khói mây mờ mịt

Thành lũy cũ sương tuyết nhẹ nhàng

Dấu tích cũ có cô gái thao cung (5)

Phong tục cổ có đình Chử chúa (6)

Núi Phượng Hoàng màu hoa rờ rỡ

Động Lân chim ríu rít

Côn Sơn có chùa cổ

Phật tổ chứng giám mùi hường ngào ngạt

Quỷ thần soi tỏ như trời đất

Vua Nhân Tông thường hiển thánh minh ở đây

Tổ Pháp Loa tiếng còn rạng rỡ

Tổ Huyền Quang ngàn thuở vẻ vang

Dàn con đỏ được nhờ linh ứng

Lũ dân đen thường hiến tinh thành

Dền Phi Bồng khói hương ngào ngạt

Làng An ấp miếu mão nguy nga

Trần Hưng Đạo diệt trừ ma chướng

Đền Dược Sơn giữ quyền phúc họa

Núi Nam Tào cảnh thiền tĩnh mịch

Núi Bắc Đẩu cảnh chùa huy hoàng

Sáo mục thổi ngang phù chử (7)

Ca tiều vang khắp hạc đinh (8)

Bến Hồ như có cầu đảo

Thuốc tiên tự nhiên hóa thành

Ong Cao Biền hàng ngày trông ngắm kiểu đất

Ong Thái Thuận thường hay vịnh thơ

Trình quốc Công vui vì non nước

Văn Trinh Công vui núi non

Núi Nùng mạch ngầm châu ngọc

Núi Kỳ Sơn vàng tiếng mõ chuông

Chuông Phả Lại còn dấu tích

Chùa Sùng Nghiêm có tiếng tăm

Thần tích còn lưu muôn thuở

Khôi nguyên lừng tiếng tám cõi

Làng Xác Khê có một bậc túc học (9)

Làng Long Động có hai người anh tài

Đậu thám hoa vẻ vang làng Lạc xưa

Đậu bảng nhỡn vinh dự làng An Ninh

Ông Đồng hang là nhà nho lỗi lạc

Tuyền quận công là ông quan có độ lượng

Làng Hộ Xá có người văn thơ tài giỏi

Làng Trực Trì làm khanh tướng kế tiếp

Làng Triều Dương có nhiều người hiển quý

Làng Kiệt Đặc cũng dòng dõi tram anh

Thẹn mình bất tài may nhờ tác hợp

Thấy cảnh đáng nêu lên tiếng thơm

Vui nhìn thấy mây núi cảnh đẹp

Nhàn ngắm xem trăng nằm tròn vành

Thanh nhã như xa rời cõi tục

Thênh thang như nhẹ bước đường mây

Ôi! Núi non ví bằng có biết

Cũng nên phấn khởi vui thay!

Dịch thơ:

Cảnh đẹp khu Nam Sách

Nổi danh đất Chí Linh

Non sông đều gấm vóc

Hoa cỏ lại tươi xanh

Bạch sa là Bạch nhạn

Phao Sơn tức Phao thành

Xứ bắc họ Chu quý

Núi Nam quân Mạc Kinh

Chiến trường mây đen nghịt

Cổ lũy (10) tuyết trắng tinh

Gái thao cung dấu cổ

Đình Chử chúc khói lành (11)

Núi Phượng hoa nở rộ

Động Lân chim hót quanh

Côn Sơn ngôi chùa cổ

Phật tổ chứng thanh hình  (12)

Thần sáng soi trời đất

Nhân Tông hiển thánh minh

Pháp Loa còn rạng rỡ

Huyền Quang cũng hiển vinh

Con đỏ nhờ linh ứng

Dân đen đáng kính thành

Phi Bồng ngát hương khói

An ấp dạng cung đình

Hưng Đạo trừ ma quỷ

Dược Sơn cầm quyền hành

Chùa nam Tào nghiêm túc

Chùa bắc Đẩu chênh vênh

Sáo chài vàng bến nước

Ca tiều vẳng đầu ghềnh

Bờ hồ như cầu đảo

Thuốc tiên tự nhiên thành

Cao Biền thường ngày ngắm (13)

Thái Thuận họa thơ sành

Vui non sông Trình Quốc (14)

Thề tre đá Văn Trinh (15)

Nùng Sơn châu ngọc sẵn

Kỳ Sơn chuông mõ dinh

Chuông Phả lại còn dấu

Chùa Sùng Nghiêm lưu thanh (16)

Thần tích truyền mãi mãi

Khôi nguyên đậu rành rành

Xác Khê một tuấn sĩ

Long Động hai kỳ anh

Thám hoa khen Lạc Sơn

Bảng nhỡn có An Đinh

Đồng Hãng nho thanh quý

Tuyền quân lượng mông mênh

Hộ xá người nho sĩ

Trực trì đời tướng khanh

Triều Dương hiền hiển đạt

Kiệt Đặc cũng trâm anh

Nghĩ mình nhờ tác hợp

Thấy cảnh lại sinh tình

Cười vui may núi đẹp

Nhàn ngắm nguyệt tròn vành

Cõi trần lòng nhè nhẹ

Dường mây bước tênh tênh

Núi non ôi có biết ?

Niềm vui hớn hở sinh.
Ghi chú

(1). Chữ đảo có thể ghi chép lầm, dùng chữ phù hợp mới có nghĩa.

(2).Lạc Đĩnh : chính là Lạc Sơn

(3).Tuyền quận : tức Tuyền Quận Công nguyễn Phong người Kiệt Đặc

(4). Chữ nho Mặc : ở đây ngờ chép lầm vì không có nghĩa

(5). Gái thao cung : gái cầm cung. Xem mục Hào Phao Sơn ở dưới sẽ rõ

(6). Đình Chử Chúc : chưa rõ

(7). Phù chử : bến đò

(8). Hạc đinh : bãi cát nổi, dùng phù chử, hạc đinh để tăng giá trị của bến đò và bãi cát

(9). Túc nho : nhà nho học rộng

(10). Câu này chưa rõ điển tích của ai đợi xét sau

(11). Câu này chưa rõ điển tích của ai đợi xét sau

(12). Thanh hinh : trong sách thơm tho

(13). Cao Biền thường ngày ngắm: Ý nói Cao Biền đến ngắm kiểu đất

(14). Trình Quốc: là Trình Quốc Công, tức Nguyễn Bỉnh Khiêm

(15)Văn Trinh: là Văn Trinh Công, tức Chu Văn An, hai câu này tả thú ẩn cư của 2 danh nhân trên.

(16). Lưu thanh: danh tiếng còn để lại
10/2/2014
Đỗ Đình Tuân  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét