THƠ BÁT CỔ VÀ NGŨ NGÔN VỀ CHÍ LINH
(kỳ 4)
Phiên âm:
Phiếm
duyệt thần kỳ tích thượng lưu
Kiến
văn mục hạ tịnh kiêm thâu
Yên
Mô thạch xứ thần sinh dị
Ninh
bảo sơn truyền Phật tích lâu
Mão
lĩnh thạchn ngâm minh Mạc kiếm
Linh
Giang thạch tích trấn hà lưu
Cổ
Phao hào thủy truyền đằng mã
Nam giản sơn yêu ký thám châu
Hồng
khí tung hoành kinh tục nhỡn
Khoáng
sơn tế đảo lẫm sơn thâu
Kỳ
an hưởng đạc mê Cam quận
Hổ
tự am lưu thấu Lục đầu.
Dịch nghĩa:
Rộng
xem thần tích kỳ lạ còn lưu lại
Những
điều tai nghe mắt thấy cũng thu nhặt ghi vào
Đá
Yên Mô sinh ra thần một cách kỳ lạ
Núi
Ninh Bảo tương truyền có dấu chân Phật tích
Vết
đá Mão lĩnh ghi lời thề của lưỡi gươm nhà Mạc
Hòn
đá thiêng làng Linh Giàng trấn giữ dòng sông
Nước
hào Cổ Phao truyền lại chuyện cưỡi ngựa trên không
Sườn
núi Nam Gián ghi dấu tìm ngọc
Đám
lửa đỏ dọc ngang làm mắt tục sợ hãi
Khoáng
sơn cúng lễ râm rả đầu mùa thu
Tiếng
mõ am Lệ Kỳ
Làm
mê người Cam quận
Chùa
Hổ Tự có dòng nước chảy ngầm đến sông Lục Đầu.
Tạm dịch thơ:
Rộng
xem thần tích còn lưu lại
Tai
nghe mắt thấy bút ghi dần
Yên
Mô thần nở trên khe đá
Ninh
Bảo bụt xưa để vết chân
Mão
lĩnh còn hằn lưỡi kiếm Mạc
Linh
Giang đá vẫn trấn dòng sông
Nam giản lưng ghi dấu tìm Ngọc
Hào
Phao nhắc truyện ngựa lên không
Hồng
khi tung hoành kinh mắt tục
Khoáng
Sơn nhộn nhịp lễ đầu thu
Lệ
Kỳ chuông gõ mê Cam quận
Chùa
Hổ ngâm thông nước Lục đầu.
Tại
đầu làng Yên Mô, nổi lên ba chòm đá chạy quanh hình như ôm một cái ngai, trong
đó một phiến đá vuông như một cái ghế, có thể rải được 2 chiéc chiếu. Giữa hòn
đá có một chỗ vỡ dài đến hơn một thước. Theo tục truyền ngày xưa, bọn trẻ trâu
tụ họp ở đây, thấy tiếng trẻ con khóc ở lưng núi, bèn gọi nhau kéo đến nơi xem,
thì thấy một em bé mặt mũi khôi ngô, nắm trong chỗ phiến đá vỡ, tiếng khóc vang
lên như tiếng chuông. Chúng bèn lấy nón úp lên, tranh nhau bế về nhà. Chợt mưa
to gió lớn, cát đá tung bay mù mịt, em bé nhấy lên trên không bay đi mất. Trong
không gian chỉ vọng lại tiếng nói rằng: “Ta là thần Phi Bồng đây”. Mọi người
thấy thế lấy làm sợ hãi, bèn lập đền thờ, có nhiều linh ứng. Qua nhiều triều
đại, được phong là Thượng đẳng thần. Nay đền vẫn phụng thờ như trước.
(Đoạn
này giải thích câu “Thạch xứ thân sinh
dị” trong bài thơ trên)
Trên
núi xã Ninh Bảo, có một ngôi chùa cổ, đá có in vết như chân người, nên tục gọi
là từ Bụt Dẵm.
(Đoạn
này giải thích câu “Sơn truyền Phật tích
lâu” trong bài thơ trên)
Xã
ấy lại có ngọn núi tên là mão Sơn, dưới núi có một tảng đá vuông, ngang dọc
chừng thước, cao chừng 4 thước, ngang
trên mặt có một vết chém dài chừng 1 thước, sâu ước tấc, tục gọi là hòn Đá chém. Tục truyền rằng:
khi chúa Mạc thua chạy đến đây, vung kiếm lên thề rằng: “Nhà Mạc còn phục hưng
được thì cho chém hòn đá này làm 2
đoạn”. Nói rồi chém xuống không được, chỉ để lại một vết thôi.
(Đoạn
này giải thích câu: “Thạch ngân minh Mạc
kiếm” trong bài thơ trên).
Xã
Linh Giang, có miếu thờ Trần Khánh Dư ở bên bờ sông, (gọi là đò Gốm). Ở đây có
một tảng đã dài chừng 3 thước, khoát 1 thước, gọi là hòn đá nổi rất thiêng,
không ai dám đến gần. Dân trong xã đóng cọc làm nêu bên cạnh tảng đá. Thời Tây
Sơn, có một ông quan võ không tin, đái lên trên đảng đá, tự nhiên thổ ra huyết
mà chết. Ngày nay nhân dân địa phương qua lại nhiều người đem giấy tiền vất vào
góc nêu.
(Đoạn
này giải thích câu: “Linh Giang thạch
tích trấn hà lưu” trong bài thơ trên)
Hào
Phao Sơn tục truyền rằng nhà Mạc bị thua, đóng quân tại thành Phao, muốn thuận
dòng nước Cổ Trai mà không có nối, bèn sai quân sĩ khơi sông để tiện đường
thủy. Một đêm đào từ cửa sông Phao Sơn đến xã Kiệt Đặc, quân sĩ bị gãy tay gãy
chân đến hàng ngàn người. Chợt thấy một người phụ nữ, mình mặc áo trắng giương
cung đứng trên mình ngựa bay lên trời biến mất. Biết là việc không thành, tướng
mạc ra lệnh thôi không đào nữa, thu quân sĩ lại, cướp đường mà chạy. Nhừng nơi
đã đào thành hào rãnh, đến nay nước vẫn không khô, tục gọi là Sông Đào.
(Đoạn
này giải thích câu: “Cổ Phao hào thủy
truyền đằng mã” trong bài thơ trên).
Xã
Nam Giản có một ngọn núi gọi là Nùng Sơn (tục gọi là hang Nùng) nguy nga sừng
sững, đó là một thắng địa của miền quê. Triều ngày trước vua đến ngắm cảnh ban
cho tên là Độc Lạc Sơn. Lưng núi có hơn 10 cái hang sâu5, 6 thước. Tục truyền
rằng đấy là dấu của thủy thần tìm ngọc.
(Đoạn
này giải thích câu: “Nam Giản sô yêu ký thám châu”
trong bài thơ trên).
Núi
Phượng Hoàng xã Kiệt Đặc, tục truyền rằng có người xã ấy đi săn, ban đêm ở dưới
chân núi, chợt thấy một vệt tròn đỏ giống như mặt trời, rực rỡ đáng sợ. Người
ấy liền giương cung lên bắn rồi nằm phục xuống đất mà nghe. Anh ta thấy vật đó
quay ngang quay dọc, cây cối xung quanh bị đả phá một hồi, thế rồi một chốc
biến mất. Ngày hôm sau anh ta trở lại xem thì hầu hết cây cối bị gãy nát cả.
Ngày nay cũng có người địa phương trong thấy hiện tượng đó.
(Đoạn
này giải thích câu: “Hồng khí tung hoành
kinh thạch nhỡn” trong bài thơ trên).
Lại
có ngọn núi tên là Khoáng Sơn, trên núi có miếu Cao Sơn thần. Cứ đến mùa thu,
ngày lành tháng tốt, nhân dân trong xã trai gái cúng lễ. Tục truyền rằng nếu không
cúng lễ thì lúa bị hươu ăn, người bị hổ bắt.
(Đoạn
này giải thích câu: “Kkoáng sơn tế đảo
lẫm sơ thu” trong bài thơ trên).
Lại
có một ngọ núi nữa tên là Lệ Kỳ Sơn, trên núi có chùa, Huyền Vân đời nhà Trần
trước tu ở đây. Về sau gặp thời loạn lạc, chùa bị đốt cháy. Người dân địa
phương nói rằng, bây giờ thỉnh thoảng ở trên núi nghe có tiếng chuông mõ, nhưng
quanh núi leo lên thì lại không nghe tiếng gì cả, chỉ thấy một khoảng đất trống
rỗng mà thôi.
(Đọa
này giải thích câu: “Kỳ am hưởng lạc mê Cam quận” trong bài thơ trên).
Chùa
Hổ Kỳ xã Điền Trì, tục truyền rằng: xưa có vàng chon tại trong chùa, gần đây có
ngưới đao lên xem, chỉ thấy nước mạch tuôn ra mà thôi. Người ấy lấy một quả
bưởi đánh dấu bỏ vào dòng nước rồi lấp đất lại. Sau đó qua sông Lục Đầu lại
thấy quả bưởi trôi trên mặt sông, không rõ có mạch nước nào không, mà dòng nước
lại chảy tới đó được?
(Đoạn
này giải thích câu: “Hổ tự âm lưu thấu
Lục đầu” trong bài thơ trên).
12/2/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét