Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Dịch Bắc hành tạp lục: Bài 102





Bài 102

Yển Thành, Nhạc Vũ Mục ban sư xứ
郾城岳武穆班處
Yển Thành, Nhạc Vũ Mục ban sư xứ
當時曾駐岳家軍
Đương thì tằng trú Nhạc gia quân
此地經今有戰塵
Thử địa kinh kim hữu chiến trần
大將空懷邦國恥
Đại tương không hoài bang quốc sỉ
君王已絕父兄親
Quân vương dĩ tuyệt phụ huynh thân 1
金牌十二有遺恨
Kim bài thập nhị 2 hữu di hận
鐵騎三千空暮蕓
Thiết kị tam thiên không mộ vân
血戰十年成底事
Huyết chiến thập niên 3 thành để sự
風波亭下謝金人
Phong Ba đình 4 hạ tạ Kim nhân 5
Dịch nghĩa:Yển thành nơi Nhạc Vũ Mục rút quân
 
Thời đó quân của Nhạc tướng quân từng đóng ở đây
Đất này xưa nay đã trải qua cát bụi chiến tranh
Đại tướng luống chịu mang cái nhục nước
Nhà vua đã dứt bỏ tình cha anh
Mười hai thẻ kim bài để lại mối hận
Ba ngàn quân kỵ chỉ còn lại đám mây chiều
Mười năm huyết chiến để thành ra cái việc
Bị giết ở đình Phong Ba để triều đình tạ lỗi với người Kim

Dịch thơ: Yển thành, nơi Nhạc Vũ Mục rútquân

Nhạc Phi ngày đó đóng quân doanh
Từng trái đất này lửa chiến tranh
Đại tướng cam lòng mang nhục nước
Nhà vua lìa bỏ nghĩa cha anh
Mười hai bài thẻ còn ôm hận
Quân kỵ ba nghìn hóa khói xanh
Huyết chiến mười năm đành vứt bỏ
Hòa Kim Vũ Mục bị hành hình.

                              Đỗ Đình Tuân
                                (dịch thơ)
Chú thích:
*Yển Thành: thuộc tỉnh Hà Nam 河南, phía nam thành Hứa Xương 許昌. Nhạc Vũ Mục: tức Nhạc Phi 岳飛, tướng tài thời Nam Tống 南宋. Sau bị Tần Cối 秦檜 hại giết. Đến đời Hiếu Tông 孝宗, được phục chức và đặt tên thụy là Vũ Mục.
1. Ý nói vua Tống Cao Tông 宋高宗 không còn nghĩ đến việc cha (Huy Tông 徽宗) và anh (Khâm Tông 欽宗) đã bị quân Kim bắt.
2. Nhắc việc Tần Cối 秦檜 giả lệnh vua, một ngày phát mười hai thẻ kim bài ra mặt trận triệu Nhạc Phi 岳飛 về, rồi hạ ngục giết.
3. Lần cuối nhận kim bài, Nhạc Phi than: "Công lao mười năm, bỏ đi một ngày".
4. Một đình trong ngục Đại Lý Tự 大理寺, nơi Nhạc Phi bị giết, nay còn di tích ở Hàng Châu 杭州, Chiết Giang 浙江.
5. Tần Cối 秦檜 muốn chủ hòa với người Kim.
27/7/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét