Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

XE TĂNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ- NHỮNG BẤT NGỜ THÚ VỊ

Đại tá Việt Nam: Xe tăng "Điện Biên Phủ" - Bất ngờ thú vị!

"Điện Biên Phủ" được Quân đội Pháp sơn lên các vũ khí hiện đại
 như xe tăng, pháo tự hành để khắc ghi kỷ "nỗi buồn thất trận".

Chúng được đưa vào nhà máy ô tô Chiến Thắng để lắp ráp, nổ máy chạy thử thấy đảm bảo kỹ thuật xe tăng mới được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp.


Là một chiến trường trọng điểm, ngoài việc xây dựng hệ thống công sự đặc biệt vững chắc, được chi viện thường xuyên bằng không quân, pháo binh...
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn được tăng cường 10 xe tăng. Mặc dù số lượng ít song nhờ có vỏ giáp dày và hỏa lực mạnh, lực lượng xe tăng này đã gây rất nhiều khó khăn và tổn thất cho bộ đội Việt Minh.

Xe tăng ở Điện Biên Phủ là loại xe gì?
Nhằm giúp đỡ thực dân Pháp đang sa lầy ở Đông Dương, vào những năm đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX, đế quốc Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp rất nhiều trang bị vũ khí.
Trong đó có một số xe tăng kiểu M24 hay còn có tên khác là Chaffee - đặt theo tên của Thiếu tướng Lục quân Hoa Kỳ Adna R. Chaffee, Jr., người được mệnh danh là "Cha đẻ của lực lượng thiết giáp Hoa Kỳ", vừa mới qua đời trước đó vài năm.
Tháng 12.1953, để tăng cường sức mạnh cho "Tập đoàn cứ điểm", 10 chiếc xe tăng loại này đã được đưa đến Điện Biên Phủ.
Đại tá Việt Nam: Xe tăng Điện Biên Phủ - Bất ngờ thú vị! - Ảnh 1.
Phiên bản xe tăng M24 được khá nhiều nhà sưu tập ưa thích.
M24 Chaffee là loại xe tăng hạng nhẹ do Mỹ chế tạo năm 1943 và được đưa vào sử dụng trong giai đoạn cuối Thế chiến thứ hai. Nó được phát triển trên cơ sở xe tăng M5 cùng những bài học kinh nghiệm rút ra trên các chiến trường.
So với xe tăng tiền nhiệm M5 thì vỏ giáp của M24 vững chắc hơn nhờ tăng góc nghiêng của tấm thiết giáp trước. Vũ khí cũng mạnh hơn nhờ được trang bị pháo chính cỡ 75 mm và 3 đại liên.
Tuy nhiên, so với các loại tăng cùng thời như T34 của Liên Xô, "Con báo" của Đức thì M24 yếu hơn cả về sức mạnh hỏa lực cũng như khả năng tự bảo vệ.
Mặc dù vậy, M24 vẫn tỏ ra có hiệu quả trên chiến trường nên dù chỉ được sản xuất trong một thời gian ngắn- từ 1943 đến 8.1945 song đã có 4.371 chiếc M24 được chế tạo và đưa sang châu Âu tham chiến.
Sau Thế chiến 2, xe tăng M24 còn được nhiều quốc gia khác sử dụng và đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh sau này như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh biên giới Ấn Độ - Pakistan, chiến tranh Việt Nam...
Hiệu quả sử dụng M24 trên chiến trường Việt Nam và Điện Biên Phủ
Sau khi được đưa vào chiến trường Việt Nam, xe tăng M24 đã tham gia nhiều cuộc càn quét trên khắp các chiến trường cả nước. Vào thời gian đó, trang bị vũ khí chống tăng của bộ đội Việt Minh còn rất nghèo nàn nên xe tăng nói chung và M24 nói riêng đã gây rất nhiều khó khăn cho đối phương.
Không có súng chống tăng, để diệt xe tăng Bộ đội Việt Minh đã có trường hợp phải trèo lên xe tăng rồi cạy nắp cửa thả lựu đạn vào (Cù Chính Lan đánh xe tăng).
Đại tá Việt Nam: Xe tăng Điện Biên Phủ - Bất ngờ thú vị! - Ảnh 2.
Bộ đội ta ngồi trên xe tăng M24 với lá cờ Quyết chiến quyết thắng cùng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Tháng 12.1953, để tăng cường sức mạnh phòng thủ cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương quyết định đưa 10 chiếc xe tăng M24 lên đó. Số xe tăng này được tháo rời ra thành một số bộ phận ở sân bay Cát Bi rồi được không vận lên sân bay Mường Thanh rồi lắp lại như cũ.
Tại đây, 10 chiếc xe tăng này được biên chế thành Đại đội số 3 thuộc Trung đoàn Kỵ binh hạng nhẹ số 1, bao gồm 1 xe chỉ huy và 3 phân đội (mỗi phân đội 3 xe). Chỉ huy đại đội là Đại úy Yves Hervouët. Quân Pháp bố trí 1 phân đội tại Hồng Cúm và 2 phân đội cùng với xe chỉ huy ở khu trung tâm Mường Thanh.
Nhiệm vụ của số xe tăng này chủ yếu dẫn đầu đội hình trong các cuộc càn quét ra xung quanh và khi Việt Minh bắt đầu tiến công thì xe tăng chủ yếu làm nhiệm vụ dẫn dắt bộ binh "phản xung phong" để cản bước của bộ đội Việt Minh, giành lại các cứ điểm (hoặc phần cứ điểm bị mất).
Trong thực tế, các trận phản xung phong của quân Pháp có xe tăng thường rất nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại cho phía Việt Minh như trận phản kích ở đồi Độc Lập ngày 13.3.1954, trận phản kích chiếm lại con đường nối Hồng Cúm - Mường Thanh ngày 28.3 hay trận tiến công đồi A1 ngày 01.4...
Chỉ đến khi súng chống tăng SKZ được trang bị nhiều hơn cho các đơn vị Việt Minh thì chúng mới hết tác oai, tác quái.
Đại tá Việt Nam: Xe tăng Điện Biên Phủ - Bất ngờ thú vị! - Ảnh 3.
Xe tăng M24 ở chiến trường Việt Nam.
Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, 8/10 chiếc xe tăng nói trên đã bị bộ đội Việt Minh tiêu diệt bằng súng chống tăng SKZ hoặc bằng hỏa lực pháo binh. Còn lại 2 chiếc nguyên vẹn bị bắt sống và thu hồi.
Hai chiếc xe tăng này đã có mặt trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng được tổ chức ngày 13.5.1954 tại cánh đồng Mường Phăng và sau này tại Lễ duyệt binh chào mừng Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng về Thủ Đô tổ chức tại Hà Nội ngày 01.01.1955.
Để đưa được 2 chiếc xe tăng đó về Hà Nội tham gia duyệt binh cũng là một kỳ công. Do không có máy bay để không vận, cũng không có cần cẩu trọng tải lớn nên bộ đội Việt Minh phải tháo rời chúng thành nhiều bộ phận rồi xếp lên xe tải chở về Thủ Đô.
Tại đây, chúng được đưa vào nhà máy ô tô Chiến Thắng để lắp ráp lại. Sau khi lắp ráp xong, nổ máy chạy thử thấy đảm bảo kỹ thuật xe mới được bàn giao cho Bộ Tư lệnh duyệt binh.
Sự có mặt của hai chiếc xe tăng tại lễ duyệt binh này đã có tác dụng rất tốt, khích lệ mạnh mẽ lòng yêu nước và niềm tin của nhân dân vào sức mạnh của quân đội.
Đại tá Việt Nam: Xe tăng Điện Biên Phủ - Bất ngờ thú vị! - Ảnh 4.
Dòng chữ "Dien Bien Phu 1954" thường được sơn
 lên nhiều loại vũ khí hiện đại của Quân đội Pháp.
Sau khi tham gia lễ duyệt binh, 2 chiếc xe M24 vẫn còn hoạt động được và được sử dụng vào nhiệm vụ huấn luyện hiệp đồng binh chủng tại Trường sĩ quan Lục Quân và một số đơn vị khác trong nhiều năm tiếp theo.
Các thông số chủ yếu của M24:
Kíp xe: 4 - 5 người (lái phụ có thể có hoặc không); Khối lượng chiến đấu: 17,6 tấn
Pháo chính: 1 khẩu Gun M6 L cỡ 75 mm; Cơ số đạn: 48 viên - Đại liên Browning M2HB: 1 khẩu cỡ 12,7 mm; Cơ số đạn: 440 viên - Đại liên Browning M1919A4: 2 khẩu cỡ 7,62 mm; Cơ số đạn: 3750 viên
Độ dày giáp phía trước: 38mm; Độ dày giáp bên sườn: 24mm; Chiều dài,m: 5,49; Chiều rộng,m: 2,84; Chiều cao,m: 2,54
Động cơ: "Kadillak", 44T24, bộ chế hòa khí, 2x110 mã lực; Tốc độ tối đa: 55km/h; Tầm hoạt động: 169km.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét