Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Chí Linh phong vật chí (24)


                            NGUYỄN MINH TRIẾT
                                           (kỳ 1)
Thơ vịnh phiên âm:
Lạc Sơn tam tại khoa danh kỷ
Thám hoa kỳ tích độc chiêu chiêu
Ca đồng hoạch trạch danh trì tảo
Nghiệp kế tiên công chí viễn siêu
Đáo lão vi thành nhiêu hữu mộng
Công tư bất xuyết thệ tranh tiêu
An lão cầm đường phong hưởng tống
Mùi khoa đăng tuyển trưng thần mộng
Quốc gia đại lễ tể thần suy
Lang miếu nguyên huân thời đắc vọng
Bạch phát quy nhà chủ phất vong
Đối liên bệnh dũ nhân trường tụ
Cửu tuần hữu tử sự vưu kỳ
Bách thế lưu phương thùy dữ công?
Dịch nghĩa:
Ba người Lạc Sơn có tên trong khoa danh mục
Riêng chuyện lạ của thám hoa là rõ ràng
Sớm được tiếng ca ngợi như thần đồng Hoạch Trạch
Nối nghiệp tổ phúc chí cao siêu
Đến già chưa thành danh nằm thấy mộng
Đọc sách không thôi thề quyết đỗ cao
Có tiếng tăm khi tri huyện An Lão
Năm Mùi thì đậu đúng như lời thần mộng
Ngày đại lễ của nhà nước được tể tướng suy cử
Công đầu triều đình được đương thời quý trọng
Tóc bạc về nghỉ vua không quên
Câu đối chữa khỏi bệnh người đời truyền tụng
Chín mươi sinh con việc càng lạ lùng
Muôn đời để tiếng thơm ai người sánh kịp?
Tạm dịch:
Khoa danh Lạc Sơn có ba vị
Riêng truyện thám hoa tỏ rõ nhiều
Thần đồng Hoạch Trạch cùng nổi tiếng
Nối nghiệp tổ phụ chí cao siêu
Già chửa thành danh thần mộng báo
Đọc sách không ngừng quyết đậu cao
Cầm đường An Lão gió xa đưa
Thi đậu khoa Mùi đúng giấc mơ
Tể tướng tâu phong ngày đại lễ
Công cao đầu nước thời bấy giờ
Tóc bạc về hưu vua vẫn nhớ
Câu đối khỏi bệnh tiếng truyền lâu
Chín mươi sinh con việc càng lạ
Danh thơm muôn thuở ai bằng đâu.
Nguyễn Minh Triết ngưỡi xã Lạc Sơn. Cụ tổ là Nguyễn Minh Thiện, đậu tam giáp tiến sĩ khoa Đinh Sửu, năm Sùng Khang thứ 10 triều Mạc, làm quan đến chức Hiến sát ngự sử.
Nguyên ông tên là Nguyễn Minh Triết, được nhà vua ngự bút tặng tên là Thọ Xuân, sau tránh tên húy hiệu đổi là Hậu Xuân. Lúc bé, cũng như thần đồng làng Họach Trạch, được người ta gọi là thần đồng. Người thời bấy giờ có câu: “thần đồng Hoạch Trạch, Lạc Sơn tú tú”, tức là nói về ông vậy. (1)
Ông học rất giỏi, có chí hướng nối nghiệp cha ông, hiềm một nỗi là đỗ chậm. Năm Đức Long thứ 3 triều Lê. Khoa Tân Mùi, đã 54 tuổi mới trúng tam trường. Đến giờ ngọ, đầu đề mới ra, rất dài gồm 12 mục. Sĩ tử chiếu từng mục đối đáp qua loa, nên nhiều bài không được đủ nghĩa. Riêng ông thì không thế, chỉ đối có 4 mục, bỏ lại 8 mục. Quan trường thấy văn từ rất hay nhưng không dám quyết định là lấy hay bỏ, đành để lại đó. Đến khi đệ những quyển trúng cách lên   ngự lãm, nhà vua hỏi trong các quyển dự thi có xót quyển nào không? Quan trường tâu rằng: Kiểm soát đã hết, duy 1 quyển có 4 mục rất hay, còn sót 8 mục, nên không dám lấy vì nếu lấy thì quyển ấy phải xếp hàng đầu. Vua truyền:
-Thơ một câu, phú một liên. Một câu hay còn có thể lấy được huống hồ là 4 mục
Quan trường bèn cho ông đậu hội nguyên.
Ông ở trương thi ra, làm một bài ca nhật trình, giao cho người nhà chỗ ông ở trọ, dặn xem bảng hộ, nếu ông đỗ, cứ theo nhật trình đó đến báo tin cho. Dặn rồi ông trở lại nhà. Bà vợ hỏi vào trường làm văn ra sao, ông đáp:
-đề ra 12 mục, chỉ làm có 4.
Bà vợ nhiếc:
-Hơn 50 tuổi mới đỗ tam trường, đề 12 mục, bỏ sót đến 8 còn mong đỗ đạt gì?
Ông đáp:
-Bà biết thế nào được? 4 mục của ta áp đảo được cả 12 mục đấy.
Ông cùng vợ ra đồng trồng trọt, nhớ đến câu văn hay, ông quờ tay vòng làm dấu khuyên hết cả khoảng ruộng trồng đậu. Chợt trông thấy ngưới nhà chỗ ông trọ vội vã chạy lại, cách chừng 1 dặm. Ông hỏi đậu thứ mấy. Không kịp trả lời, người kia giơ tay vỗ lên đầu làm hiệu. Ông quay lại vợ nói rằng:
-Quả đúng như lời ta nói nhé.
Khoa thi hội năm ấy ông lại đỗ đầu.
Hồi trước, văn chương ông không ai sánh kịp, nhưng đỗ đạt lại muộn. Nhân đến chùa Hương Hải, xã Phụ Vệ cùng huyện, ông làm lễ cầu mộng. Thần linh báo rằng: “Độc thư đáo lão vị thành danh”, nghĩa là “đọc sách đến già chửa thành danh”. Ông giận giữ nói:
-Ta sẽ gắng sức học hỏi, thần được như ta sao?
Nói rồi ông về nhà làm nhà bên cạnh núi đọc sách liên miên. Một hôm, ông mang câu thơ trong mộng ra kể lại cho một người bạn. Ông bạn giải thích rằng:
-Chữ “vị” cũng là chữ “mùi” thế nào năm Mùi cũng đậu
Sau đó ông làm tri huyện An Lão. Đến Khoa Tân Mùi, kỳ thi hội, quả nhiên đậu đầu, đến thi đình, đậu thám hoa. Lúc đó ông đã 54 tuổi.
Hồi xưa, cụ tổ của ông là Nguyện Minh Thiện cũng 54 tuổi mới đậu, nay ông lại thế, phải chăng việc đỗ đạt cũng có thời kỳ hay sao?
(1)   hai chữ “tú tú” có lẽ chép nhầm, không có nghĩa nên không dịch (ND)
23/1/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét