Hai chúng tôi đặt
chân lên gành Đá Đĩa. An Dung lôi máy ảnh ra, loay hoay gắn thêm vào họng kính
mấy thiết bị chuyên nghiệp, nói với tôi như nói với một du khách. Có lẽ chị đã
bị sự kỳ vĩ của gành Đá Đĩa hớp hồn, tưởng tôi là một khách lạ, chưa bao giờ
đặt chân lên gành đá này:
“ Anh biết không?”-
Chị nhìn quanh quất, không nhìn tôi- “ Gành Đá Đĩa là một di tích thắng cảnh
cấp quốc gia của tỉnh Phú Yên. Thắng cảnh này thuộc xã An Ninh Đông, cách thành
phố Tuy Hòa khoảng chừng 30 km về phía bắc. Ghềnh Đá Đĩa là thắng cảnh thiên tạo
hiếm thấy, có thể nói cả thế giới cũng không có. Đá ở đây được dựng đứng theo
từng cột ngăn nắp, liền khít nhau, có diện tích hình lục giác, có chỗ lại hình
tròn, giống như những chiếc đĩa lớn xếp chồng lên nhau. Bên cạnh gềnh Đá Đĩa
còn có bãi cát trắng mịn màng dài 3 km. ôi! Kỳ vĩ tuyệt vời. Nơi đây giống như
nhà bếp của chư tiên, chuyên phục vụ đại tiệc của tiên giới. Liên hoan xong,
các tiên đi dạo nơi bãi cát mịn màng để xuống cơm nhẹ bụng. Ai đã đến một
lần là muốn ở luôn đây đến già”.
“ Ừ, nhà bếp của chư
tiên, cũng muốn lắm nhưng ở đây nắng quá chị ơi” Tôi cười lớn để trả lời và
chợt ùa về một kỷ niệm ở nơi đây:
Giận chi nhau mà cồn cào dữ dội
Đã bạc đầu còn vỗ nát bờ anh
Trời vẫn xanh và sóng vẫn trong
Mà sao biển cứ ồn ào vô cớ
Và
cứ thế nếu ngày nào cứ thế
Còn
đâu bờ để vỗ sóng ơi.
Cái cười cứ tắt dần. Tôi chau mày.
Nhà bếp của chư tiên ư? Có lý và có thể lắm. Tôi quét mắt lướt toàn cảnh ghềnh
Đá Đĩa. Ừ đúng vậy. Nếu không phải là nhà bếp thì sao có tô, có đĩa nhiều đến
chồng chất như thế này? Những cột đá hình lục giác lô nhô chính là những ống
đựng đũa đấy.Đích thị là nhà bếp của chư tiên rồi. Chị An Dung tài thật. Trong
cảnh thiên nhiên kỳ vĩ này, tâm hồn con người càng trở nên thơ mộng. Nhìn sóng
biển đập tung vào chồng đĩa đá thiên tạo
thành những bọt trắng xóa, tôi cũng háo hức huyên thiên về cái “ Bếp chư tiên”
mà tôi mới nghe thấy lần đầu:
-An Dung ơi, xem
kìa, bọt nước xà phòng rửa bát của các nàng tiên vung trắng xóa kia kìa. Mà sao
nước rửa bát của các nàng tiên lại xanh đến vậy kia chứ?.
Lúc này tôi và An Dung đang đứng bên nhau,
đang đứng trên chồng đĩa cao nhất, to nhất, đẹp nhất. Mặt đĩa đá to bằng cái
thúng. Mầu tro bếp, có tiết diện lục giác, lòng đĩa phẳng lỳ, mát lạnh và sạch
như lau. Sạch lắm. Các nàng tiên nội trợ đã rửa rồi cơ mà.
Hôm nay là thứ ba, không phải là ngày chủ
nhật nên nơi đây vắng vẻ. Trước mắt, tiếp giáp với gành là mặt biển bạt ngàn
xanh thẳm, gió biển lồng lộng thổi vào mát rượi. Đằng sau, được che chắn là bờ
đá cao ngất như bức trường thành. Trên đầu, nền trời xanh trong vắt không một
gợn mây, con lộ đẫn đến ghềnh Đá Đĩa, nhìn từ nơi cao chỗ tôi và An Dung đứng cứ
như một con trăn đang uốn vòng vèo lẫn
vào rặng cây xanh.
Nhìn An Dung đi loanh quanh chọn góc độ bấm
máy, gió biển thổi hất tung dải khăn trùm đầu bay lất phất, trông chị giống như
một nàng tiên đang loay hoay làm gì đó trong cái nhà bếp vĩ đại này Một thắc
mắt chợt hiện ra trong trí óc tôi, đó là tại sao từ xưa đến nay sao lại không
có một huyền thoại về gành Đá Đĩa kỳ vĩ này nhỉ, tại sao bao nhiêu đời mà vẫn
chưa có một huyền thoại về nó nhỉ? Vậy cách gọi “ nhà bếp của chư tiên” này có
thể đáp ứng được điều ấy không?.
- Chị đứng lại đây, góc chụp này có thể kỳ vĩ hơn.
- Dạ
Tiếng “dạ” vang lên có một âm thanh tưởng êm
như nhung và ngọt như mật. Tiếng “ dạ” của người đàn bà mới êm ái và mát ruột
làm sao. Dường như nó trao cho ta cái quyền làm theo ý muốn của họ, thúc dục ta
làm theo ý muốn của ta. Tiếng “ dạ” nơi người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ
đẹp luôn có ma lực ngược chiều như thế. Đó là quyền lực của sự vâng lời.
Úi trời, cứ “ dạ”thêm nữa đi, nghe cho sướng
lỗ tai để sẵn sàng đau khổ.
Tô Quang xuất hiện đã đem đến một bài sưu tầm khá thú vị. Rất tiếc là bạn chưa nêu rõ tên tác giả bài viết và nguồn gốc từ đâu
Trả lờiXóa