LÀNG NGÔ ĐỒNG…
Dịch âm:
Ngô Đồng
Nguyễn Mại danh hữu bỉnh
Minh
mẫn thiên tư trù dữ tịnh
Xuân
khoa nhị giáp đạt cao tiêu
Tây trấn
lục niên thi đức chính
Đồn
khuyển can thường tôi hữu dư
Xuân
thu di bút công hàm lệnh
Triết
đàn cổ thụ bạch vân đê
Trật
điển khoa chương hồng nhật quýnh
Cố
lý hưu đàm văn hiệu dĩ
Di phong
đạo khởi nhân chiêm kính.
Dịch nghĩa:
Ông Nguyễn
mại làng Ngô Đồng danh tiếng lừng lẫy
Thiên
tư minh mẫn dễ ai sánh bằng
Khoa
xuân (1) đậu cao đệ nhị giáp
Trấn
Sơn Tây sáu năm làm quan có đức chính
Chó lợn
can tội (2) thường có dư
Bút Xuân
thu (3) chép thì có hại gì đến danh giá ông
Nền
thờ bậc hiền triết, cây cỏ mây phủ trắng
Sắc
phong tự điểm như mặt trời sáng tỏ
Làng
cũ thường bàn đến danh hiệu của ông
Di phong
của ông làm cho người sau kính phục.
Tạm dịch thơ:
Làng
Ngô Đồng có ông Nguyễn Mại
Kể
thiên tư thông thái ai tầy
Xuân
khoa nhị giáp vinh thay
Sáu năm
Tây trấn (4) chính hay (5) vang lừng
Sau con
cái tuy rằng làm dại
Bút xuân
thu chẳng hại danh ông
Đền
thờ cây cỏ mây lồng
Sắc
phong rạng rỡ ánh hồng sáng soi
Quê hương
cũ sáng ngời danh hiệu
Khiến
người sau mến đạo kính tôn.
Ông Nguyễn
Mại người làng Ngô Đồng, tổng Cao Đôi (tên cũ là làng Ninh Xá). Ông thiên tư
minh mẫn, làm quan đến chức Đông quận công. Tương truyền: ông vâng mệnh đi Đôc
đồng trấn thủ Sơn Tây, làm việc khoan giảm khám xét kiện tụng, danh tiếng rõ
ràng. Một hôm ông từ quê nhà đi lên trấn, đường đi quan làng Phú Thị, huyện Gia
Lâm xứ Kinh Bắc, nghe tiếng một người đàn bà chửi mất gà. Ông liền xuống xe,
sai đòi mụ đàn bà đến hỏi rằng: “Con gà của nhà mày đáng giá bao nhiêu?”. Mụ
nói: “Đáng giá ba tiền”. Ông sai người lấy tiền giả, trách mụ kia chửi rủa quá
lời, rồi sai người làng tát vào mặt mụ đó. Mọi người đều không nỡ tát, chỉ tát
nhẹ thôi. Riêng có một người tát mạnh sưng cả mặt lên. Ông chỉ vào mặt người đó
nói: “Mày ăn cắp gà của nó cho nên mày tát vào mặt nó đau. Tội mày khó chối
được”. Kẻ kia khiếp sợ, thú nhận tội lỗi, phải dẫn đến chỗ vứt lông gà, quả
tang như vậy. Ông bắt phải đền tiền gà với vết tyhường người kia rồi đi.
Lại
một hôm, ông đi tuần đến huyện Sơm Vi, nghe thấy trong chùa có một sư nữ kêu
mất cái quần lụa, ông sai lập đàn, bắt các nữa sư đến cả nơi đó, mỗi người một
tay cầm cành phướn, một tay cầm nắm thóc
mà đi vòng quanh đàn. Ông bảo: “Nếu kẻ nào gian thì thóc sẽ nẩy mầm ra”. Ông
nhìn thấy có một sư nữ thường hé mở tay xem. Ông gọi lại bảo. Kẻ kia phải thú
nhận và khiếp sợ, đem quân lụa giả.
Lại
một ngày khác, trong trấn có một kẻ trộm đêm đi qua đền Lô đại vương, cầu khấn
giúp đỡ lấy trộm được vật quý, xin đến lễ tạ. Đến đêm hôm đó quả lấy trộm được
một cái áo gấm, đem mặc cho thần vị. Ngày hôm sau người chủ mất của đi tìm. Khi
qua đền thấy áo gấm mặc ở thần, vì đích thực của mình, ý nghĩ thần này hay dung
kẻ trộm, đến quan trấn thủ kiện cáo. Ông lập tức đến đền đó, hạ thần vị xuống
cùng ngồi. Ông hỏi: “Đại vương thần coi giữ một làng, ta giữ chức trông coi một
trấn, kẻ nào ăn trộm mà đại vương dung túng như vậy, đại vương tinh sáng soi
xét, áo này ở đâu đem lại, không biết hay sao?”. Một lát quả thấy kẻ trộm chắp
tay đến thú nhận tội lỗi, xin trả hết của cải cho người mất trộm.
Ông là
người tinh sáng hơn người, xét bắt gian phi rất tài, đại khái như vậy. Cho nên
nhân dân trong trấn gọi là “Sơn Tây Đức chính” (6) khắc bia để ghi
nhớ.
Ông tinh
sáng thông suốt, hỏi kiện như thần, sau ông lại trở về triều đình. Vị thần này
báo ứng vào chúa Trịnh phát ra điên dại, ông nói những lời cương trực, chúa
Trịnh đâm chết ông ngay ở trong Triều (Lời phê bình có ý cho việc này là quả
báo vì ông ngồi với đại vương thần tr hỏi kẻ trộm. Liệu có việc này không?)
Xét:
sau ông mất rồi, con ông tên Cống Cừ, cống Tuyển, cùng với người làng Mộ Trạch,
người huyện Đường hào gọi là Cống Huỳnh, nhân lúc có loạn, đem dân lê thuộc mở
cờ khởi nghĩa, tự xưng là Minh chúa, Minh công, quân sĩ kết tre làm thành bù
nhìn để chắn, thanh thế mạnh mẽ, trấn động đến kinh đô. Lúc bấy giờ gọi là giặc
Bông Chí Linh. Triều đình sai tướng đến đánh và dẹp đi, tịch thu ruộng đất sung
công, sau cho dân về đổi tên làng là Ngô Đồng. Cho nên xã này đều là ruộng
công. Trong tổng có 8 xã, dựng đền thờ ông ở xã đó, tôn là bậc tiên hiền( Nay
còn tục truyền gọi là chợ Đanh (?). Đền ông vẫn còn, cây cối um tùm. Bản triều
lên trị nước phong là Phúc thần.
(1)
Khoa xuân: khoa
thị hội vềmùa xuân
(2)
Chó lợn can tôi:
Cũng như nói “Con can tội”
(3)
Bút xuân thu:
ngòi bút chép kinh xuân thu, hay khen hèn chê rất đúng mực
(4)
Tây trấn: trấn
Sơn Tây
(5)
Chính hay: chính
sách cai trị tốt đẹp được nhân dân ca ngợi.
(6)
“Sơn Tây đức
chính”: một ông quan có chính sách tốt đẹp cai trị ở tỉnh Sơn Tây.
28/1/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét