Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Chí Linh phong vật chí (Tiếp theo)

LÀNG TRỰC TRÌ
 (Kỳ 2)
Sau quan phó đô ngự sử Trần Tiến mất, nhà Lê suy tàn, nhà Tây Sơn nổi dậy, con Trần Tiến là Trần Đĩnh, đang làm tri huyện Thanh Quan, cùng quan Viên ngoại lang là TrầnThưởng tập hợp nghĩa sĩ trong huyện lãnh đạo các hào trưởng, khởi binh ở thành Phao Sơn, chí toan cứu nước. Vì sức yếu không địch nổi phải lánh ẩn chốn lâm tuyền, không chịu theo ngụy. Đến Nguyễn triều mở nước, lục dụng các người trung nghĩa đời Lê thì Trần Đĩnh đã mất rồi, hạ chiếu ban cho Trần Thưởng làm tri phủ Đoan Hùng. Ông vâng mệnh nhậm chức, được vài tháng lấy cớ tuổi già xin về hưu. Lúc đó quan tổng đốc Bắc thành tâu vua chuẩn ban cho ông nguyên chức tri phủ, về hưu tại quê cũ, giảng dạy học trò, vui với đạo nghĩa, yên lòng với cảnh nhà thanh bạch. Thanh phong cao khiết của ông tiêu biểu trong huyện.
Lại thấy ông Nhữ Đình Toản, người làng Hoạch Trạch, có nghĩ bài trướng mừng ông như sau:
“Nhà nho ta có điều vinh dự: Thi đậu với hưu quan là hai điều vinh! Cao tuổi gieo trâm (1), thi đậu và có cái vui về hưu, đó là dịp tốt của bậc quan thân, cùng ngày mặc gấm, về hưu kiêm có cái vui thi đậu, lại là điều lạ của làng văn sĩ. Nếu không phải là phúc trạch dài lâu, tài hạnh thuần tốt thì So được như vậy?
Kính nhớ Trần Tôn công là người văn hào lỗi lạc, danh vọng sáng ngời, tỏ văn hay ở lúc thi cử, rõ đức chính khi làm quan. Trải qua mọi chức vụ, giữ gìn tròn phận sự. Lúc trung gian ông vì việc biên giố ra đi. Lúc tuổi già ông lại đốc quan quân diệt giặc. Trải bao độ qua núi rừng, vượt sông suối, dấn đến chỗ nước sô lửa bỏng; xông vào nơi hòn đạn mũi tên, trước Sau tám chín mươi năm, thủy bộ hơn vài trăm trận. Khôi phục đồn Vạn Lại, dẹp yên đồn Phao Sơn, đốt phá trại Ninh Xá, thắng trận ở Đình Bảng, Trong nguy khốn mà giữ được bình yên, trong hiểm trở mà vẫn được trơn phẳng. Cung miếu nhờ đó mà yên ổn, kinh thành nhờ đó mà vững vàng. Tây nam một đường dân được phẳng phiu, nam bắc đôi nơi trở thành yên tĩnh. Tính toán được trước người, rõ ràng như bói rùa bói cỏ (thi). Lòng trung xin hiến nước, sáng suốt như mặt trời, mặt trăng; Trời cho lộc thày việc đến tai vua, khánh bạc thẻ ngà nhiều ơn đãi ngộ, tờ vàng giấy bạc, nhiều lượt ngợi khen. Lại từ chức Kinh Bắc thừa sứ, dần thăng chức Công bộ thượng thư. Ông hai độ xin hưu mới được phê chuẩn. Dần sau từ chức thị lang, giữ chức tào hiệp thống, dần vào chức Tể
Phẩm lượng cân nhắc, người đời đương mong tuyển 10 năm như Sơn Đào (2) chăm lo điều nhiếp, thiên chính mừng công 8 tháng như Hàn thể (3)
Chưa được bao lâu từ chức Tham tụng ra làm chức Hiệp trấn, lại chuẩn sai làm chức thủy đạo tổng lĩnh quan đốc quân đánh giặc, cười nói khuất phục lòng người, ung dung lấy được thế thắng! Lời ca kính mến, giá trong biết bao! Tiêu Minh Kinh (4) có tài làm Tể tướng, vội đưa ra trấn ngoài biên quận xét việc vua chưa làm được chức tam công, dành việc lớn lại cho các con. Tiếng nhặng v eve rèm pha sá ngại, mũi giày rỡ rỡ, danh tiếng không mờ. Ông không hề nghĩ việc cùng thông; Trời tất hẳn động lòng báo ứng. Đất ngói sỏi mà chồi thông chẳng núng, gốc xuân già mà Cành quế càng thơm. Nay nay đúng 65 xét lẽ gọi là chí sử (5). Ông có con hiền nối tiếp thi đậu quan sung mong tiến, đạo thể thêm tươi.
Ngay lúc đó dâng biểu xin hưu, ơn được đức vua phê chuẩn gia tăng chức công bộ thượng thư, nguyên chức tước cũ, và ban cho cờ thêu ruộng bổngđể đủ vinh dưỡng. Vận cha con một nhà vui áo gấm về quê. Lại vì bao năm trăm trận xông pha từ Long trấn (6) được về quê cũ, sau vì thói cổ hai ban xung đạm (7)  mà đổ giai (8) được gấp, trước bĩ mà sau thái, trước khuất mà sau than, tuy là số mà cũng là lý.
Ngày ông về hưu làm một bài thơ tự thuật, đưqa các quan trong triều, thơ rằng:
 
Dịch âm:
Lạm đăng sĩ tịch điếm nho lưu
Trung ẩn khu khu vị quốc mưu
Tá trợ tích hiêm vô nhất trạch
Đầu tram kim vị hữu tam hưu
Càn khôn hải nhạc tâm gia huệ
Tuyền thạch yên hà cựu thắng du
Trú cẩm tân mông đồng ý cẩm
Kim xuân ngưỡng chúc bát thiên thu.
 
Dịch nghĩa:
Làm ghi tên vào sổ làm quan để làm vết nhà nho
Trong lòng đau đớn vì lo việc nước
Mượn đũa (9) trước hiềm không có một kế hoạch gì giúp
Gieo tram này vì có ba điều tốt về hưu
Ơn mới ban cho bằng trời đất núi bể
Thú vui ham thích về suối đá khói mây
Áo gấm về quê ơn nước được ba áo gấm
Xuân nay dâng chúc thọ tám ngàn năm.
 
Tạm dịch thơ:
Nghĩ mình khoa hoạn vết làng nho
Vì nước lòng Càng nặng mối lo
Mượn đũa thẹn không mưu kế nhỏ
Gieo trâm nhầm tưởng việc hưu to
Đất trời non bể ơn trời đáp
Mây khói suối khe thú hẹn hò
Làng cũ trở về vui áo gấm
Đấu xuân dâng chúc tám ngàn thu.
Ghi chú:
(1). Gieo tram: ném cái tram câì mũ, có ý là thôi quan về nhà
(2). Sơn Đào: một tướng dùng binh giỏi ở đời nhà Tấn (Trung Quốc)
(3). Hàn thể : chưa rõ
(4): Tiêu Minh Kinh: chưa rõ điển tích ở đâu
(5). Chí sử: kinh Lễ nói ngoài 60 không làm việc công nữa, chỉ mưu kế để người khác làm tức như cố vấn.
(6).Long trấn: Thành thăng long
(7)+(8): chưa rõ điển tích ở đâu
(9). Mượn đũa: tính kế hoạch giúp người khác. Sách đời Hán chép: Trương Lương vào yết kiến Hán vương. Hán vương đang ăn cơm và nói: “Ông có kế hoạch gì giúp tôi để lấy nước Sở không ? Lương nói: “ Tôi xin ngài cho mượn đũa để tôi tính”
8/2/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét