Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

ĐỐI VỚI NGUYỄN KHẮC NGUYỆT

XUÂN GIÁP NGỌ CƯỠI NGỰA VÀNG, ĐÓN GIAO THỪA PHI KIM MÃ.
                                     Nguyễn Khắc Nguyệt


TẾT ẤT MÙI NGỒI DÊ ĐỰC CHÀO XUÂN MỚI ĐUỔI BẠCH DƯƠNG
                                Đỗ Đình Tuân
31/1/2014
Đỗ Đình Tuân

2 nhận xét:

  1. Em cảm ơn thày đã có vế đối. Tuy nhiên em muốn hỏi lại thày một chút:
    1- Ở vế ra, cặp từ "ngựa vàng" đi với "kim mã" là đồng nghĩa. Sao ở vế xuất thày lại chọn cặp từ "dê đực" với "bạch dương" ạ?
    2- Ở vế ra, hai từ "cưỡi" và "phi" cũng là đồng nghĩa trong trường hợp nói, viết "cưỡi ngựa", "phi ngựa". Vậy tại sao thày lại chọn cặp từ "ngồi" và "đuổi" để đối ạ.
    Nhân dịp năm mới, một lần nữa kính chúc tày cô và đại gia đình sức khỏe, hạnh phúc và mọi sự tốt lành.

    Học trò NKN

    Trả lờiXóa
  2. 1 "Dê đực" Không hoàn toàn đồng nghĩa với "bạch dương", muốn đồng nghĩa hoàn toàn thì phải dùng"dê trắng" nhưng theo thày Tuân thì cưỡi dê trắng không "oách" bằng cưỡi dê đực. Nó gợi ra nhiều ý khác nữa hơn lad dùng "dê trắng".
    2. Chữ "phi" nghĩa gốc là bay. Trong văn cảnh này có thể dịch là chạy hoặc "chạy nhanh" chứ cũng không đồng nghĩa với "cưỡi". Dùng chữ "đuổi" cũng hàm có nghĩa chạy rồi. Cưỡi ngựa thì mới là ngồi trên lưng ngựa. còn "phi ngựa" là ngồi trên lưng một con ngựa đang chạy...Tóm lại ngôi trên lưng một con ngựa đang chạy và ngồi trên lưng một con dê đang đuổi...thì cũng không có gì là sái cả.

    Trả lờiXóa