XÃ KIỆT ĐẶC
(Kỳ 1)
(Kỳ 1)
Dịch âm:
Kiệt Đặc danh hương khoa lý lục
Nguyễn Công Hoàng giáp quán thời mao
Nhị Ty xa mã tâm khai dị
Bách lê xừ chưởng tại ngõa phao
Nhạn tháp đề danh văn khả chí
Đô đài dốc lực hứng thiên hào!
Tất đầu phú trọng minh kim thạch
Đình ngoại thư lai đẳng vũ mao
Đãn bả phong lăng trưng địa chí
Vị ưng quan mục nhận tùy giao
Huyền đình tích hối phi Tề trạch
Bảo Đức ngân thành biên sở Tao
Nam cực tinh huy dư ảnh viễn
Trêm thâm thùy thế vọng di cao.
Dịch nghĩa:
Làng Kiệt đặc là làng nổi tiếng có 6 đại khoa
Có ông Hoàng giáp là người giỏi hơn các văn sĩ bấy giờ
Thấy xe phó ty đi xe ngựa trong làng phấn khởi
Đang cầy tấy vậy bỏ tay cầy ra
Tháp nhạn (1) đề tên nhờ văn chương làm nên danh giá
Quan Đô dài đấu sức hứng thú rất là hào hùng
Búa bổ gối vỡ để tỏ lòng vàng đá
Thư đưa đến mời coi nhẹ như lông
Chỉ cần căn cứ ở sách Phong lăng địa chí (2)
Chưa nên lấy quan chức mà nhận ở sách ty giao (3)
Núi Huyền Đinh ẩn tích không phải như Bành Trạch nước Tề
Núi Báo Đức ngâm thơ biến thành ra Ly Tao nước Sở
Ánh sáng sao Nam Cực chiếu khắp nơi xa
Dòng dõi trâm anh danh vọng càng cao.
Tạm dịch thơ:
Làng Kiệt Đặc đại khoa sáu vị
Hoàng giáp hơn danh sĩ đương thời
Thấy quan sang trọng hơn người
Xui lòng muốn học tay rời cầy ra
Tên tháp nhạn thật là danh giá
Chức Đô đài hứng khá hào hùng
Búa ghè vỡ gối giữ trung
Chiếu vời lòng vẫn đỉnh chung không màng
Nên căn cứ Phong lăng địa chí
Chớ vội tin sụ ký ty giao
Huyền Đinh ẩn dật chí cao
Biến thành Báo Đức văn hào vịnh ca
Sao Nam Cực xa xa dọi bóng
Nếp trâm anh danh vọng càng cao.
Ông Nguyễn Doãn Khâm là người làng Kiệt Đặc, lúc bé thất học, làm nghề đi cầy. Lúc đó có quan Thừa Ty, cai trị ở đồn Phao Sơn, đi qua làng Kiệt Đặc, ông đang cày ở cánh đồng, thấy có người đi nhanh quát to “Tránh ra”. Ông liền hỏi rằng: “Họ làm gì mà được giầu sang như vậy?”. Mọi người nói: “Do đọc sách mà được đấy”. Ông nói: “Tôi cũng làm được, không đi cày nữa”. Rồi về ông tìm thày theo học. Đến năm ông 28 tuổi, đậu đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Mùi, năm thứ 5 niên hiệu Quang Bảo triều Mạc. Tên ông được ở trên ông Đồng Hãng.
Ông tay dài quá gối, có tài có sức, giỏi nghề đánh vật, các lực sĩ thị vệ cũng không địch nổi, làm quan Đô đài ngự sử, mắt đỏ điểm máu. Một ngày tết ông ở kinh về nhà, đi qua làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, nghe tin làng Giao Tất mở cuộc đánh vật, có một lực sĩ (trai vật), giữ giải 3 ngày rồi không ai giám đấu. Ông bèn dừng xe lọng, quân sĩ ở xã Phú Thị, sai người hầu đi mua một con cá chép to và thổi một mâm xôi. Ông ăn hết rồi cười mà rằng: “Mọi người mang cái bụng ta này còn e không nổi, huống hồ lại còn đấu sức với ta ư?”. Rồi bảo lấy khố của người theo hầu vận vào, tời đám đánh vật, để đấu với lực sĩ kia. Lực sĩ giận lắm, ý định vật ông chết. Ông vào đấu một keo, ôm lực sĩ kia ném ra ngoài rào. Kẻ kia trở tay không kịp. Ông nói to lên rằng: “Ta là quan Đô đài ngự sử Nghiêm Sơn hầu, mi đã chết chưa ?”. Rồi lên xe đi liền.
Lại truyền thuyết: Mỗi lần ông về nhà, lại mở đám vật làm vui. Sau ông làm đến chức Lại bộ thượng thư. Gặp khi nhà Mạc thất thế, ông về ở núi Huyền Đinh. Đến khi nhà Lê Trung hưng, có chỉ vời ông ra làm quan, ông lấy bùa bổ vỡ đầu gối, cáo bệnh không ra.
Khi ông ẩn dật, thường cùng ông Nguyễn Phong là người cùng làng, chơi ở núi Báo Đức, ông ngâm câu thơ rằng:
Ông tay dài quá gối, có tài có sức, giỏi nghề đánh vật, các lực sĩ thị vệ cũng không địch nổi, làm quan Đô đài ngự sử, mắt đỏ điểm máu. Một ngày tết ông ở kinh về nhà, đi qua làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, nghe tin làng Giao Tất mở cuộc đánh vật, có một lực sĩ (trai vật), giữ giải 3 ngày rồi không ai giám đấu. Ông bèn dừng xe lọng, quân sĩ ở xã Phú Thị, sai người hầu đi mua một con cá chép to và thổi một mâm xôi. Ông ăn hết rồi cười mà rằng: “Mọi người mang cái bụng ta này còn e không nổi, huống hồ lại còn đấu sức với ta ư?”. Rồi bảo lấy khố của người theo hầu vận vào, tời đám đánh vật, để đấu với lực sĩ kia. Lực sĩ giận lắm, ý định vật ông chết. Ông vào đấu một keo, ôm lực sĩ kia ném ra ngoài rào. Kẻ kia trở tay không kịp. Ông nói to lên rằng: “Ta là quan Đô đài ngự sử Nghiêm Sơn hầu, mi đã chết chưa ?”. Rồi lên xe đi liền.
Lại truyền thuyết: Mỗi lần ông về nhà, lại mở đám vật làm vui. Sau ông làm đến chức Lại bộ thượng thư. Gặp khi nhà Mạc thất thế, ông về ở núi Huyền Đinh. Đến khi nhà Lê Trung hưng, có chỉ vời ông ra làm quan, ông lấy bùa bổ vỡ đầu gối, cáo bệnh không ra.
Khi ông ẩn dật, thường cùng ông Nguyễn Phong là người cùng làng, chơi ở núi Báo Đức, ông ngâm câu thơ rằng:
Nữa nữa con em nối gót theo
Ông hưởng thọ hơn 80 tuổi. Sau cháu 5 đời (chút) của ông là Nguyễn Đình Tuấn đậu đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Mậu Thìn năm thứ 9, niên hiệu Chính Hòa, làm quan đến chức Thừa chỉ, phong tước bá, đúng như lời thơ của ông.
Ghi chú:
(1): Tháp nhạn: tháp ghi tên người đỗ đại khoa vào
(2): Phong Lăng địa chí chép ông không ra làm quan với nhà Lê
(3): Sách Ty Giao chép rằng ông ra làm quan có nhiều công trạng
9/1/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét