( Truyện ngắn của Đỗ Đức Mạnh)
Đưa tay lên giá định lấy quyển sách,
bà giáo Minh nghe ồn ào ngoài cổng: “ Cô ơi…! Cô ơi… Chúng em đến thăm cô…
Bà giáo vội bước ra cửa:
- Vào đi! Vào đi! Mang cành lá làm gì đấy? Làm hỏng cây cối thôi!
- Vào đi! Vào đi! Mang cành lá làm gì đấy? Làm hỏng cây cối thôi!
-
Không phải
cành đâu cô. Chúng em mang đến để cô “ gây rừng”.
-
Cô gái có
dáng mảnh mai, tươi cười:
-
Cô ơi cây
cảnh đấy. Lại còn có mấy con cá để cô thả vào bể.
Thế rồi, như
ngày nào, cả nhóm đứng nghiêm cùng nói: “ Nhân ngày 20-11, chúng em chúc cô và
gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc”
-
Cám ơn các
em! Nào, ngồi xuống đi! Thu,( cô gái mảnh khảnh)mở tủ lấy sữa ra cho các bạn,
sữa chua cô tự làm đấy.
Chàng trai
có vẻ ít lời bỗng nói:
- Khoan đã, khoan đã cô chỉ cho chúng em chỗ trồng cây đi. Làm xong đã cô ạ.
- Khoan đã, khoan đã cô chỉ cho chúng em chỗ trồng cây đi. Làm xong đã cô ạ.
Thày trò vừa
làm vừa cười nói râm ran. Chợt cô Minh bảo:
-
Hùng,
Hoàng vào bếp lấy rổ mang ra vườn sau hái ổi. Ồ mà sao không thấy Hùng nhỉ?
Thu vội chạy
vào nhà lấy trong túi phong bì ra đưa cô giáo:
- Bạn Hùng có thư cho cô. Chắc bây giờ bạn ấy đang cưỡi sóng ra Trường Sa. Hùng bảo chúc cô giáo hộ mình.
- Bạn Hùng có thư cho cô. Chắc bây giờ bạn ấy đang cưỡi sóng ra Trường Sa. Hùng bảo chúc cô giáo hộ mình.
Hoàng xen
vào:
-
Sau ngày
về thăm cô, bên quân đội tuyển một số có trình độ, Hùng đầu quân ngay và lập
tức đi vào luyện tập.
Mặt bà giáo
rạng rỡ hẳn lên. Nhóm học trò lại nhao nhao:
-
Chúng em
cũng đã đăng kí với bên quân đội rồi. Khi nào có lệnh chúng em lên đường.
-
Thế là
phải. Cảm ơn các em. Xong rồi. Thế là cô đã có cả “ rừng và biển”.
Bà giáo Minh quá ngạc nhiên: Trước mắt
bà là biển cả mênh mông. Gió lồng lộng đưa những con sóng ập vào bờ rồi vội vã
rút ra xa. Tàu thuyền rẽ sóng ra khơi. Có tiếng còi tàu âm vang và những cánh
buồm căng gió. Còn ngay đây, trên bờ biển, người thì phân loại cá, người thì
chuyển cá lên xe, ồn ào vui vẻ..
Cái mênh mông ồn ào làm cho bà giáo có
cái thắc mắc ban đầu của mình là: Sao mình lại đến được đây? Bà giáo mải mê dõi
mắt ra xa. Ngoài kia là Hoàng Sa, Trường Sa- máu thịt không thể tách rời. Mải
mê với những suy nghĩ về quá khứ của cha ông, mặt trăng đã lên, tỏa ánh vàng
lung linh trong không gian, trên mặt biển lấp lánh, trên những ngọn sóng. Bãi
biển chỉ còn lác đác mấy người. Phải rồi, sau một ngày lao động vất vả, đêm về
phải nghỉ ngơi cho lại sức để chuẩn bị cho một ngày lao động mới.
Bà
giáo dõi mắt về phía phải thấy dáng một người con gái từ từ bước tới:
-
Chào bà
giáo.
Bà giáo quá
ngạc nhiên. Sao cô ta lại
biết mình? Ta đã gặp cô ở đâu ? Một cô gái rất xinh. Khuôn mặt thanh tú
với dáng đi rõ ra là quyền quý. Chỉ có điều là quần áo « mớ ba mớ
bẩy » . Ngỡ ngàng lúng túng, bà giáo lập bập :
-
Vâng…Chào
cô…Cô… ?
-
Chúng
ta đã gặp nhau không phải một lần thôi đâu. Và cùng với những học trò thân yêu
của bà.
Bà giáo
càng ngạc nhiên hơn. Ta đã gặp cô ấy ở đâu ? Mình già quá rồi chăng ?
Sao đầu óc chẳng nhớ ra được ? Đoán ra bà giáo đang băn khoăn, cô gái mỉm
cười :
-
Dần
dần bà sẽ nhận ra ta. Đầu óc bà đang bận hướng ra Hoàng Sa, Trường Sa với những
người thân yêu đang làm nhiệm vụ.
-
Kì
quá. Sao cô thông minh thế ! Bà
giáo càng ngạc nhiên. Sao không lo lắng ở ngoài đó là biển đảo thiêng liêng và
những người thân yêu. Sao không tự hào chứ. Ở đó là những chàng trai, những cô
gái đất Việt đã cố gắng rèn rũa và sẵn sàng nhận những công việc khó khăn, thậm
chí là nguy hiểm. Ôi những chàng trai, cô gái của tôi ! Phải, tôi hạnh phúc,
tôi tự hào… Ơ…Hình như cô là một diễn viên chèo? Ở đoàn nào? Cô xinh quá!
-
Ta…Ta…Mặt
cô gái bỗng xịu hẳn. Ta là một tội đồ. Ta đã bị trừng phạt. Ta không oán hận.
Có điều lúc đó ta còn trẻ quá. Ta chỉ là cô gái mới lớn đang ở tuổi trăng rằm. Ta đã ngộ ra : Đừng có nông
nổi tin cái thằng Tàu. Cái bọn mà ngay trong những lời nói ngọt ngào cũng chứa
đựng những độc tố chết người. Ta ân hận lắm. Từ ngày đó ta luôn cố gắng tìm
cách đền tội.
Càng
nghe mỗi lúc bà giáo càng ngạc nhiên hơn. Sao thế nhỉ ? Cô gái bí ẩn quá.
Cô ta là ai ? Đầu óc nàng có bình thường ?
-
Bà
vẫn chưa nhận ra ta sao ?
-
Hình
như… cô đóng vai công chúa Mỵ Châu ?
-
Không
phải là đóng mà ta chính là công chúa Mỵ Châu.
-
Mỵ
Châu chết lâu rồi mà. Nàng…
-
Phải
ta đã bị vua cha chém đầu.
Lặng
đi, cô gái xúc động, lời nói chỉ còn thầm thì thoảng trong gió. « Cha ta
cũng đã gieo mình xuống biển để sóng nước cuốn đi. Thế là tan tành sự nghiệp.
Đất nước lại bị bọn phương Bắc xoáy vào vòng lao lung »
-
Công
chúa. Công chúa đừng quá xúc động. Dù sao sự việc đã lui vào dĩ vãng.
Mỵ Châu tức
giận to tiếng :
-
Sao
bà cho là dĩ vãng? Từ bấy đến nay và có lẽ là mãi mãi về sau bọn chúng vẫn muốn
đè nén dân ta. Hai tay Mỵ Châu chắp lại, hướng lên trời, miệng lẩm bẩm :
« Nhờ ơn tổ tiên, hồn thiêng sông núi đã nâng đỡ con, giúp con vượt qua
sóng gió… »
Qua cơn
xúc động, Mỵ Châu trở lại bình thường. Nàng quay lại nói với bà giáo :
-
Bà
đừng tưởng ta đã chết. Chỉ có thân xác là mất đi. Bà có nghe thấy gì
không ?
-
Hình
như có tiếng tù và. Nhưng hơi khác. Nó trầm hùng, âm vang nhưng mênh mông quá.
-
Cũng
là tù và, khác là nó được làm từ vỏ ốc to được gọi là Ốc- U.
Tiếng
Ốc- U mỗi lúc một dồn dập giục giã lòng người. Ở Lý Sơn và nhiều nơi khác ven
biển của ta đã lập ra những đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải. Tiếng Ốc-U vang lên là
lúc đội Hoàng Sa, Bắc Hải vượt sóng ra bãi cát vàng ( Hoàng Sa) và Vạn lý
Trường Sa( Trường Sa) đi làm nhiệm vụ.
-
Công
chúa, ngoài kia có những con thuyền vun vút ra khơi.
-
Họ
đấy, những chiến binh ( binh lính và dân binh) đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải , bà
thấy dũng mãnh không ?
-
Có !
Có !
Hai
người lặng đi, mắt đăm đăm nhìn ra biển khơi xa
Hồi lâu
bà giáo lên tiếng :
-
Công
chúa. Công chúa.
Không
thấy tiếng trả lời, bà giáo quay sang bên, thấy công chúa không còn đâu. Sợ
hãi, bà giáo ú ớ không thành tiếng. Bỗng văng vẳng trong không trung, một tiếng
nói như mơ hồ xa xăm, như vang vọng từ quá khứ mà lại rõ ràng từng tiếng :
-
Đừng
sợ. Đừng sợ. Ta chỉ nhắc lại mình cái khoảnh khắc mình phải đền tội để nhắc nhở
mình thôi mà. Không được quên kẻ thù truyền kiếp và phải xứng đáng với sự bao
dung của dân tộc.
-
Lúc
nãy, tôi đã thấy công chúa đến đảo Lý Sơn động viên khích lệ các đội Hoàng Sa
và Bắc Hải. Không chỉ với các đội Hoàng Sa và Bắc Hải xưa, mà ngay trên những
con thuyền và con tàu hiện đại bây giờ, công chúa luôn có mặt, động viên, khích
lệ họ đấy thôi.
-
Bà
cũng thấy à ? Ta còn ra cả Hoàng Sa, Trường Sa nữa đấy. Không chỉ một lần,
thường xuyên đấy. Ta không lừa bịp đâu. Khi linh hồn còn ẩn nấp trong xác thịt
thì nặng nề, chậm chạp, khi đã thoát khỏi thể xác thì di chuyển nhẹ nhàng nhanh
nhẹn lắm. Ở đó bọn Tầu đang gây chuyện. Ta, ta chỉ mong muốn làm được nhiều
việc có ích để trả nghĩa non sông. Ta là kẻ có tội. Công chúa lại quá xúc động,
hai tay ôm mặt.
-
Công
chúa đừng quá xúc động. Lâm vào cảnh nát tan ấy đâu chỉ có công chúa phải chịu
trách nhiệm. Nó là hậu quả của chuỗi những nguyên nhân đáng xấu hổ của nhiều
người.
Bà giáo
trầm tư suy nghĩ mà thấy nặng trĩu trong lòng. Nếu không có tâm lý xả hơi, chủ
quan, mất cảnh giác thì làm sao có cơ hội cho cái bọn vốn trong đầu óc chỉ
nhung nhúc những dòi bọ, cùng những âm mưu muốn chui sâu, leo cao phá hoại. Bọn
chúng dám bổ cả đầu bố cả đầu bố chúng nó nếu điều đó mang lại chút lợi lộc cho
chúng. Cho nên, chúng sẵn sàng vơ vét của dân của nước, thậm chí sẵn sàng bắt
tay với ngoại bang để xâu xé non sông đất nước này. Để rồi những cô gái đẹp như
tiên lại phải chết tức tưởi.
Mỵ Châu
phải vỗ vỗ vào lưng, bà giáo mới sực tỉnh.
-
Đã
đến lúc ta phải đi đây. Đi để chuộc lại lỗi lầm. Đi để trả ơn mọi người đã tha
thứ cho ta. Ngoài kia biển đảo, người Tầu đang quấy nhiễu. Chưa bao giờ chúng
từ bỏ dã tâm xâm chiếm nước khác. Những kẻ thâm hiểm, lắm mưu nhiều kế, lúc giở
thói côn đồ, lúc ngọt ngào lừa đảo.
Bà giáo
gật gù, phụ họa theo :
- Bây giờ chúng muốn độc chiếm Biển Đông . Từ đó khống chế con đường giao thương có vị trí to lớn trên thế giới. Biết rằng lúc này không thể dùng thói côn đồ, chúng dùng mẹo « chiêu mến » để cuối cùng đạt được mục đích. Tập Cận Bình, người đứng đầu Trung Quốc tuyên bố : « Trung Quốc không dùng vũ lực mà dùng đàm phán để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ » Chiêu thức của chúng là : « Trong đàm có đánh » và « Trong đánh có đàm ». Chúng đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta, bây giờ chúng san lấp một số đảo ở Trường Sa để làm căn cứ...
- Bây giờ chúng muốn độc chiếm Biển Đông . Từ đó khống chế con đường giao thương có vị trí to lớn trên thế giới. Biết rằng lúc này không thể dùng thói côn đồ, chúng dùng mẹo « chiêu mến » để cuối cùng đạt được mục đích. Tập Cận Bình, người đứng đầu Trung Quốc tuyên bố : « Trung Quốc không dùng vũ lực mà dùng đàm phán để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ » Chiêu thức của chúng là : « Trong đàm có đánh » và « Trong đánh có đàm ». Chúng đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta, bây giờ chúng san lấp một số đảo ở Trường Sa để làm căn cứ...
Lưỡng
lự giây lát, Mỵ Châu nói :
-
Bà
giáo nói với mọi người hãy tha thứ cho ta và phải cảnh giác hơn nữa với bọn
người Tầu cùng bọn tay sai. Đừng vì cái lợi cỏn con mà tiếp tay cho kẻ thù làm
hại non sông đất nước. Nước mất nhà tan. Hình như bà đã mệt, ta chỉ xin thêm
đôi lời nữa thôi. Chúng ta phải xứng đáng là con Rồng cháu Tiên, cùng mẹ Âu Cơ
và cha Lạc Long Quân bảo về và xây dựng nước non này giàu mạnh.
( viết xong ngày 2-12-2014, tại Sao Đỏ, Chí
Linh, Hải Dương)
Đỗ Đức Mạnh
Một giấc mơ trăn trở của một bà giáo về vân mệnh của đát nước trước hiểm họa biển đông. Thông qua cuộc gặp gỡ của bà giáo với một nhân vật truyền thuyết Công chúa Mỵ Châu đã nhắc nhở bài học cảnh giác với kẻ thù Phương bắc.
Trả lờiXóaThầy ơi! Thầy viết nhiều nữa đi ạ! Tri Ân Cuộc Đời luôn mong các thầy cô và các anh chị ngày càng có nhiều bài viết với nhiều thể loại để sân chơi lúc nào cũng vui và ý nghĩa.
Thật tuyêt vời "xét" trên mọi mặt đấy anh Đức Mạnh ạ!
Trả lờiXóa