Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Sư tường trình


女自東來,
男自兌到,
男折枝為床,
女鋪衣為席,
如切如磋,
如琢如磨,
昇昇降降
我不知為何!


Nữ tự đông lai
Nam tự đoài đáo
Nam chiết chi vi sàng
Nữ phô y vi tịch
Như thiết như tha
Như trác như ma
Thăng thăng giáng giáng
Ngã bất tri vi hà.

(Nghĩa là: Nữ từ phía đông lại; Nam từ phía tây đến. Nam bẻ cành làm giường; Nữ trải áo làm chiếu; Như cắt như cứa; Như đẽo như gọt; Lên lên xuống xuống. Ta không hiểu chuyện gì đang xảy ra).

Sư tường trình

1. 
 Từ đông tới một cô nàng,
Phía tây lại có anh chàng vào ngay
Cành cây chàng bẻ liền tay
Gái kia cởi áo trải ngay làm giường
Thế là thăng giáng điên cuồng.
Như cưa như cắt ra tuồng rất hăng.
Quan trên xét hỏi bần tăng,
Bổn sư chẳng hiểu ra răng sự này … 

Ngô Như Sâm (dịch)

2.
Một cô đến từ phía đông,
Phía tây một gã đàn ông cũng vào.
Nam thì bẻ nhánh cành cao ,
Nữ thì cởi áo đưa vào trải ra.
Thế rồi thiết thiết tha tha,
Thăng lên giáng xuống như là xẻ cưa.
Sự là như rứa trình thưa,
Bần tăng nào biết chuyện vừa xảy ra 

Ngô Như Sâm (dịch)

3.

Gái từ phương đông lại
Trai từ phương tây sang
Trai bẻ cành làm giường
Gái cởi áo làm chiếu
Rồi như cắt như cưa
Rồi như mài như rũa
Lên lên lại xuống xuống
Chẳng hiểu làm chi rứa ?

Đỗ Đình Tuân (dịch)

02/05/2017
Đỗ Đình Tuân

5 nhận xét:

  1. NHÀ SƯ KỂ LẠI SỰ VIỆC (Dịch thơ)
    Họ hò hẹn nhau ở nơi này
    Nữ đến từ Đông, nam phía Tây
    Nữ cởi áo ngoài thay mảnh chiếu
    Nam làm giường tạm bởi cành cây
    Hợp tình thân thể cùng mê mải
    Chung ý tâm hồn cứ ngất ngây
    Nhấp nhổm đôi thân lên lại xuống
    Bần tăng hổng biết chuyện chi đây!
    03/5/2017
    Nguyễn Đức Hưng

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi bài dịch lại có cái hay riêng của nó.
    Tuy nhiên, Song Thu thích bài dịch của bác Đỗ hơn. Vì vừa giữ được thể loại của bài thơ nguyên tác vừa sát ý hơn. Song theo thiển ý của Song Thu thì nên bỏ hai từ phương trong câu 1 và câu 2 đi và từ cuối bài có thể thay bằng từ mô đọc lên sẽ êm tai hơn và cũng gợi ra sự ngơ ngác hơn chăng?
    Bài dịch của Hưng thì có vẻ thoát ý nhiều quá nên có vẻ làm mất đi tính khách quan của thi phẩm gốc. Ví dụ câu 1 bỗng dưng đã gợi ra việc nhà sư biết đôi trai gái hò hẹn nhau để tự tình. Rồi những từ như: ( hợp tình, mê mải, chung ý, ngất ngây) đã như ngầm nói rằng nhà sư biết tỏng về chuyện này rồi. Tuy vậy hai câu kết lại khá hay.
    Còn hai bản dịch của bác Ngô xin không bàn ở đây. Vì bác ý không là thành viên của xóm ta

    Trả lờiXóa
  3. Theo em, không có hẹn hò thì làm gì có chuyện gặp nhau ngẫu nhiên; Nhà sư làm gì chả biết, chắc là sư giả vờ ngây ngô; Có thể nhà sư mô tả một công việc nào đó (tục mà lại thanh); dịch thơ, loại này là cần phải làm sáng tỏ, chị Song Thu ạ!

    Trả lờiXóa
  4. NAM XÓM ĐÔNG, NỮ XÓM ĐOÀI TƯỜNG TRÌNH
    Ruộng mía Đông, Đoài ở cạnh đây
    Một đêm mờ ảo gió vờn mây
    Nam gom thân mía làm giường tạm
    Nữ bóc bẹ cây trải chiếu này
    Nam chặt mía rời như cắt rạ
    Nữ cào vỏ sạch tựa mài cây
    Hợp, tan hai bóng khi lên, xuống
    Có lẽ sư thầy chẳng được hay!
    03/5/2017
    Nguyễn Đức Hưng

    Trả lờiXóa
  5. Cái hay của thi phẩm gốc chính là ở sự mô tả một cách khách quan của nhà sư với sự việc để tạo ra cái ngây ngô, ngơ ngác của sư với tình yêu thế tục.Vì thế chị chưa thích cách dịch của Hưng vì nó thoát ý quá

    Trả lờiXóa