XÁC KHÊ HẦU
Dịch âm:
Xác
Khê tích hữu Phạm Công Ưởng
Truyền
đạo thần đồng chung khí sảng
Ngưu
tế khai tâm mẫu khả kỳ
Long
đầu triệu ứng sứ tiên nhượng
Vọng
long dương thế biết vô hà
Đạo
tại văn khê phong hữu hưởng
Trưởng
lý tam ca chúng khẩu truyền
Hiền
từ cửu xã cao sơn ngưỡng.
Dịch nghĩa:
Xã
Xác Khê ngày xưa có ông họ Phạm tên Ưởng
Tục
truyền là thần đồng do khí thiêng chung đúc nên
Giết
bò để vỡ lòng cho con bà mẹ là người kỳ lạ
Mộng
triệu thấy ông ở đầu bảng rồng, thày học ông phải nhường ngay trước
Danh
vọng vang lừng lúc bấy giờ như ngọc không vết
Đạo
mạch trong văn khế như gió có tiếng vang
Miệng
đời truyền ba câu ca dặm đường dài
Chín
xã lập miếu thờ tôn làm tiên hiền.
Tạm dịch thơ:
Ông
Phạm Ưởng xã Xác Khê
Thần
đồng nổi tiếng ngay thì còn thơ
Vỡ
lòng bà mẹ giết bò
Trạng
nguyên, thày mộng biết thua đành nhường
Văn
khế nức tiếng từ chương
Danh
thơm như ngọc không vương vết mờ
Tiên
hiền chín xã đều thờ
Dặm
dài ba khúc dân ca còn truyền.
Xác
Khê hầu, người xã xác Khê, tổng An Điền, họ Phạm tên Duy Ưởng, cha mất sớm, ở
với mẹ. Năm ông 8-9 tuổi, có ông Nguyễn Khắc Kính, người xã Thanh Đôi, huyện
Siêu Loại, xứ Kinh Bắc, sau làm quan đến chức thượng thư, nhưng lúc ấy chưa đỗ
đạt gì, mở trường dạy học ngay trong làng. Một hôm bà mẹ ông đến hỏi thày đồ
rằng:
-Tôi
muốn cho cháu theo học, không biết lễ vật phải như thế nào?
Nguyễn
Công cười đáp:
-Nhiều
ít tùy lòng chẳng có lệ nào cả.
Bà
nói:
-Giết
bò có được không? Nhà tôi có một con bò, nghe nói việc vào học là việc lớn, nên
định giết bò để làm lễ.
Thày
đáp:
-Như
thế thì quá hậu
Nói
rồi thày chọn ngày cho vào học. Quả nhiên bà mẹ giết bò làm lễ, xin thày đặt
tên cho con. Bà nói;
Cháu
họ Phạm, tên tục là Ưởng, gia đình bố cháu thường lấy ba chữ đặt tên,chữ đệm là
Duy, xin thày theo tục đó mà đặt tên cho cháu.
Trước
đó Nguyễn Công nắm mộng, thấy tên đứng đầu bảng là Phạm Duy Ưởng, còn tên mình
thì đứng thứ hai. Tỉnh giấc dậy rồi, ông còn nhớ rõ. Nghĩ đến các bạn du học
cùng thời với mình, ông không thấy có ai đội tên ấy. Xem rộng cả họ tên….(1)
chẳng thấy có ai, bèn chu du thiên hạ, tìm các bậc có học vấn dò hỏi. Cuối cùng
cũng chẳng biết gì hơn. Bấy giờ được nghe lời bà mẹ kia nói, ông rất lấy làm
kinh dị, bụng bảo dạ rằng: “Mình cùng với thằng bé này sẽ đậu cùng một khoa
đây, nhưng chưa biết đến bao giờ mới đậu”
Ông
dậy Phạm Ưởng học thấy tư chất thông minh khác thường, ngày ngày tiến bộ, vui
mừng nói rằng: “Cứ như thế này, mình thi đậu cũng chẳng lâu đâu”. Quả nhiên
khoa thi hội Nhâm Tuất, năm Thuần Phúc thứ nhất triều Mạc, thày trò cùng bảng.
Hồi ấy Nguyễn Công tuy tuổi già, nhưng học lực không kém gì. Lúc còn trẻ vẫn có
ý muốn đậu Trạng nguyên. Ngày vào ông bảo trò rằng: “Anh nên nhường ngôi trạng
nguyên cho ta”. Phạm Ưởng vâng lời thong thả nói:
-Trong
những người cùng đậu khoa này, học rộng không ai bằng thày, nhớ nhiều không ai
bằng đệ tử. Nếu đầu đề có gì hiểm hóc, mong thày vì đệ tử bảo ban cho. Để đền
đáp đại đức tác thành ngôi trạng nguyên đệ tử xin nhường thày.
Nguyễn
Công nói:
-Anh
nói vậy chính hợp ý ta
Khi
đầu đề đã viết xong rồi, Nguyễn Công bị đau bụng liên miên đến giữa trưa, không
sao làm nổi bài được nữa. Chợt nghĩ đến giấc mộng ngày trước, ông ngửa mặt lên
trời khấn rằng
-Ngôi
trạng nguyên không dám cùng Phạm Ưởng tranh giành nữa, xin thần linh giúp đỡ,
chỉ mong sao viết xong quyển là đủ rồi.
Nguyễn
Công vừa khấn xong là khỏi đau bụng, bấy giờ mới cầm bút hành văn được. Do đó
Phạm Ưởng đậu trạng nguyên. Còn mình thì đậu bảng nhãn. Thế mới biết người ta
được vinh hiển là do định số. Triệu chứng đã rành rành như vậy. Huống chi Phạm
Trạng Nguyên độ lượng rộng rãi, thì phúc đức càng to lớn đâu phải là việc ngẫu
nhiên.
Tục
truyền rằng: Phạm Ưởng còn là học trò của ông Trần Xuân Bảo, người xã Quan Sơn
huyện Thanh Lâm, thấy trò mong đỗ đại khoa, Trần Công để cho ngôi đất, nói rằng
năm sau sẽ phát và sau khi điểm huyệt lập hướng rồi ông trở về nhà.
Phạm
Ưởng nhờ một thày Tầu xem lại ngôi đất, đổi khác hướng đi. Trần Công không
biết, thường khoe nghệ thuật của mình hiệu nghiệm như thần. Đất đã thiên rồi,
ông tuyên bố ngay tại triều rằng trạng nguyên khoa này là học trò của mình. Đến
kỳ thi hội, Phạm Ưởng không đậu. Trần Công ra ngoài đi chơi, nghe thấy chuyện,
bèn đến xem lại chỗ để ngôi mộ, thấy lời đồn không sai, lấy làm lạ, hỏi Phạm
Ưởng thì Phạm Ưởng thú thật cả sự việc. Trần Công bèn ngồi trên huyệt sai Phạm
Ưởng theo hướng đặt mộ, đâu là đầu, đâu là chân, rồi thiên mộ lại. Ông nói:
-Cứ
thiên hướng đúng như vậy đi, nếu không nghiệm ta sẽ đốt hết sách vở, sau khỏi
làm cho người khác lầm.
Quả
nhiên năm ấy Phạm Ưởng đậu trạng nguyên. Thuật địa lý của Trần Công thật là kỳ
vậy.
Xét
địa thế thì mạch tốn lại hướng tốn ứng, chín khúc quay chầu, huyệt chiếm cú khe
nhỏ, trước khe có một đồng cỏ đứng ở hướng ngọ,,cách huyệt rất gần. Trần Công
lập hướng ấy, đỗ đạt là đúng. Người thày Tầu lập hướng khác, tuy hợp với mắt
người thường nhưng rút cục đất không phát. Thế đủ biệt địa lý cũng là một thuật
khó.
Về
đất này xưa có chép rằng; “Xác Khê sơn đông nhiễu, khoa đệ tự hữu kỳ” nghĩa là
Xác Khê có núi học về phía đông, việc đỗ đạt có thể hạn được. Lời này cũng ứng
với việc đó.
Tục
lại truyền rằng: có người Tầu khi giúp Phạm Ưởng di mộ để quyết thi đậu rồi, đã
trồng một cây tre, hẹn ông đậu thế nào cũng trở lại, cứ lấy tre ấy làm lời dấu
tích mà tính công, nhưng mỗi khi măng mọc, ông lại bỏ đi không để thành cây. Về
sau, khi ông thi đậu, người Tầu trở lại, ông không hỏi han gì đến, người đó bỏ
đi, sai một người khác lại làm phản động: cắm cái đinh ba chạc xuống long mạch,
khai một ao con ở tiên đường. Vì thế ông không có con và đất cũng không phát
nữa.
Tục
truyền rằng: khi ông còn it tuổi, có người ra cho ông câu đối này:
Trượng phu chí khí tương kỳ, vật dĩ tiểu
hiếm giới
Ý
nghĩa là: chí khí đấng trượng phu, chớ để ý đến cái hiếm nhỏ nhặt
Ông
đối rằng:
Đế vương thi vị khí tương, tất hữu đại
quá ư nhân
Nghĩa
là: khí tượng bậc đế vương tất có cái to lớn hơn người.
Khoa
danh sự nghiệp của ông xem đó đủ thấy một cách khái quát.
Sau
khi ông thi đậu, trong nước có nhiều loạn lạc. Vâng mệnh đi đón sứ qua cửa ải,
một mình cầm quân đi đánh giặc, năm này qua năm khác, làm quan đến chức thượng
thư bộ lại, được phong tước Xác Khê hầu. Về văn chương chỉ còn thấy có 12 bài
thơ. Ngoài ra không còn gì cả.
Trước
đình thờ ông có một cái khe nhỏ, tên gọi là Văn Khê, bốn mùa nước trong, chảy
vào sông Lục Đầu. Tục truyền ông có công đắp con đường, từ Xác Khê qua huyện
Thanh Lâm, đến bến đò Hoàng Kênh để tiện lối đi lại. Đường này dài tục gọi là
Dăm Tiều, ai đi qua lại cũng lấy làm ngại, cho nên đến nay vẫn còn câu ca dao:”
Thứ nhất thì dặm bà Hoa / Thứ nhì Dặm Liệt, thứ ba Dặm Tiều”. Dặm Bà Hoa ở
huyện An Dương phủ Kinh Môn, Dặm Liệt ở huyện Phủ Cừ phủ Hạ Hồng.
Sau
khi ông mất, chín xã trong tổng ông lập đền thờ tại xã ông, xuân thu nhị kỳ cúng
lễ. Đến nay đều hãy còn.
Về
xã này, trong triều Lê có ông Nguyễn Tự Phụ, năm Hồng Đức thứ 6, Khoa Ất Mùi
đậu đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, làm quan đến chức Giám sát ngự sử. Đáng
tiếc là ông khoa danh hiển đạt mà văn chương sự nghiệp thất truyền. Bây giờ còn
lại chỉ có khoa giáp quan chức là thế mà thôi. Cho hay là thế cũng không hổ với
tài với chức. Vậy sự tích ông không thể kê cứu gì được.
2/1/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét