Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

CHÂU ÂU GÓP NHẶT- 33

Chốn ẩn cư của chàng CCB 1100.
Đó là Neuen Stadt (nếu nhà cháu ko nhầm thì đó là Phố Mới- Dangphu Hovà Do Quang Tuan xem có đúng ko nhé!). Theo anh bạn HĐP thì đó là cái làng nhưng theo nhà cháu thì đó là một thị trấn hoặc thị tứ thì đúng hơn bởi quy mô và những công trình tiện ích, dân sinh ở đây.
Nhà cháu thật sự ngạc nhiên khi được anh bạn HĐP cho biết là ở làng này chỉ có mình anh ta là người Việt. Không chỉ thế mà người Việt gần đây nhất cũng phải 60- 70 km. Nhà cháu thật sự ngả mũ bái phục người CCB này. Anh thật sự là một người dũng cảm. Năm xưa, trên đỉnh 1100 Vị Xuyên, Hà Giang, dưới mưa bom bão đạn của quân Tàu anh đã cùng đồng đội giữ vững điểm cao có ý nghĩa chiến thuật hàng tháng trời. Còn bây giờ anh đơn thương độc mã thâm nhập rất sâu vào lòng xã hội Đức mà không cần đến sự trợ giúp của cộng đồng. Tuy nhiên, khi nghe nhận xét ấy thì HĐP chỉ cười và giải thích một cách giản dị: “Đua chen mãi rồi cũng chả đi đến đâu, em chỉ muốn tìm một chỗ thật là hẻo lánh để không phải tranh cạnh với ai mà thôi!”. Té ra anh bạn nhà cháu noi theo lời khuyên của cụ Trạng Trình: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ...”.
Cơm nước xong, LHT lên đường quay về Mu nic. ĐPH đưa anh em nhà cháu về phòng nghỉ cất đồ rồi ba anh em đi dạo quanh làng. Nói là làng nhưng có thể coi nơi P định cư là một thị tứ trung tâm của một xã thì đúng hơn. Tuy nhiên, nơi đây vốn là một làng cổ có cả nghìn tuổi rồi chứ không ít. Vì là trung tâm nên Ở đây có đủ cả trụ sở cơ quan hành chính, nhà thờ, siêu thị, nhà hàng, khu vui chơi của thiếu nhi, sân vận động và các loại dịch vụ khác. Đường sá và các công trình được xây dựng khá cơ bản, vững chắc.
Lúc anh em nhà cháu đi qua khu nhà thờ thì nghe có tiếng đàn hát rất trầm bổng, du dương vọng ra. P bảo: “Đó là CLB người cao tuổi sinh hoạt. Toàn các ông bà già với nhau song rất vui vẻ, lạc quan”. Tiếp đó mấy anh em vào một vườn cây mà P cho biết ở đây có những cây đã vài trăm năm tuổi. Ở khu vui chơi trẻ em thì hoàn toàn vắng lặng, chắc bởi đó là giờ ăn cơm và cũng đang dịp nghỉ hè... Lúc quay về đến quán cà phê thì cũng vừa lúc hội văn nghệ giải tán và cũng kéo ra đấy ăn kem, uống cà phê. Mấy anh em ngồi lại thưởng thức mỗi người một ly kem. Khách quan mà nói, không chỉ bia Đức ngon mà kem Đức cũng ngon!
Về nhà nghỉ, giờ mới là lúc làm quen với hai thiên thần bé nhỏ: Minh và Quân. Phải nói thật là hai cu cậu này rất nghịch và cũng rất bạo dạn, hồn nhiên. Chúng không hề tỏ ra sợ sệt hoặc rụt dè trước hai ông bác ở trên trời rơi xuống chút nào. Và quả thật nhà cháu cũng rất phấn khởi khi thấy hai thằng bé rất sõi tiếng Việt. Chắc vợ chồng nhà này rất chú ý đến chuyện dạy con học nói.
Bà chủ KH lúc này cũng mới rảnh việc và sang tham gia công tác chuẩn bị cho hai ông anh lính già. Chẳng biết mua sắm lúc nào mà thấy cô xách sang gần chục chai rượu với cả kẹo bánh các loại. Thế là lại phải dỡ va li và hộp đồ ra đóng lại.
Đêm ở làng trôi qua thật tĩnh mịch, bình yên. Âý thế mà nhà cháu cứ trằn trọc mãi mới ngủ được.
Sáng hôm sau, nhà cháu còn dành thêm chút thời gian để tìm hiểu sâu hơn một chút về cái làng mà người đồng đội của mình đang ẩn cư. Có lẽ đây là một làng miền núi và cư dân trước đây phải đấu tranh với nhiều loại dã thú nên linh vật của làng là một con mãnh thú nửa hổ, nửa sư tử đang đứng thẳng hai chân sau, hai chân trước ôm một tấm khiên, còn miệng đang há hoác rất dữ tợn. Riêng cái tháp chuông và một vài ngôi nhà trong làng đã có tuổi thọ ngót ngàn năm. Hỏi P về tình hình hòa nhập với cư dân bản địa ở đây thế nào thì anh cho biết rất thoải mái, bình đẳng và nhìn chung không có sự phân biệt đối xử nào cả. Về mặt kinh tế thì cũng đủ chi dùng, có chút dư dật thỉnh thoảng gửi về phụng dưỡng mẹ già ở quê. Nghe vậy nhà cháu cũng thấy phấn khởi cho người đồng đội của mình!

Chàng và Nàng


Cậu thứ đến trường



Trước vườn cây cổ thụ trăm năm



Ở khu vui chơi trẻ em









Quán cà phê đêm





Trụ sở làng





Linh vật của làng



1 nhận xét:

  1. Những câu chuyện về những người xa xứ thật là ấn tượng anh KN ơi!

    Trả lờiXóa