25. Nguyên
Ngọc
Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một mạch nước ngầm
Cuốn trôi đất Quảng lẫn rừng Xà nu
Xuân Sách
-Đất nước đứng lên: tiểu thuyết 1955
-Mạch nước ngầm : truyện ngắn 1960
-Đất Quảng: tiểu thuyết 2 tâp
-Rừng xà nu: truyện ngắn 1968
Bài tham khảo
Nguyên Ngọc
Nguyễn Đăng Mạnh
Trong một
bài chân dung viết về Nguyên Ngọc, tôi gọi anh là con người lãng mạn. (Nguyên
Ngọc, con người lãng mạn).
Cũng có thể
nói, Nguyên Ngọc là người của cái tuyệt đối. Anh không chấp nhận sự nửa vời,
trạng thái lừng chừng. Phải tuyệt đối anh hùng, phải tuyệt đối trong sáng.
Không phải anh chỉ nghĩ thế, mà còn sống như thế. Rất dũng cảm, thích mạo hiểm.
Anh từng đi đánh thổ phỉ ở Tây Bắc. Từng đi ngựa theo một đoàn buôn thuốc phiện
lậu từ Cao Bằng đi Lai Châu. Đi B dài cùng Nguyễn Thi. Nguyên Ngọc ở lại khu
Năm, còn Nguyễn Thi thì vào tuốt Nam Bộ. Họ chia tay nhau bên một khu rừng xà –
nu bạt ngàn, hẹn trở về phải đi đường số một. ở khu Năm, Nguyên Ngọc sống và
chiến đấu như một anh hùng. Một nhà văn như thế thì tìm đâu ra nhân vật trong
đời sống thực tế quanh mình. Mà nhất thiết anh phải viết về chủ nghĩa anh hùng.
Đó là quan niệm thẩm mĩ của anh. Viết Đất Quảng, anh tìm được một
nguyên mẫu mà anh cho là lý tưởng. Viết đến tập II, thì được tin cái anh nguyên
mẫu nọ té ra cũng dao động, lập tức đốt ngay bản thảo.
Tìm đâu ra
những con người tuyệt đối như thế? Phải bịa ra sao? Không, Nguyên Ngọc tìm lên
núi cao và ra tận biển khơi. Anh tìm đến những con người như thuộc thời hồng
hoang nguyên thuỷ, cái thời chưa có kinh tế thị trường, chưa có chuyện danh và
lợi làm vẩn đục lòng người…Sống như tự nhiên, như tảng đá, gốc cây, con thú
rừng. ấy là Đinh Núp, Thnú ở Tây Nguyên, là Thào Mỵ ở Hà Giang, Mèo Vạc, là
những chiến sỹ anh hùng trong Đường mòn trên biển…
Nguyễn Khải
thường nhắc lại lời Nguyễn Minh Châu nói với Nguyên Ngọc khi Ngọc vừa trở ra
Bắc sau 1975: “Bọn mình cố phấn đấu để
trở thành anh hùng, còn ông thì
cố phấn đấu để trở thành người
bình thường”.
Đầu óc
Nguyên Ngọc chỉ có cái tuyệt đối, cái phi thường mới lọt vào được. Cho nên nói
chuyện với anh, thấy anh toàn say sưa kể những chuyện như sử thi, như thần
thoại vậy.
Anh cho bài
viết của tôi về anh, đã nói đúng cái môi trường có tác động tới anh từ nhỏ: phố
cổ Hội An và bãi biển Cửa Đại, nơi còn giữ được trong thời hiện đại không khí
hoang sơ, hoang dã, với những con người rất đỗi hồn nhiên, trong sáng. Từ đó,
năm 17 tuổi, cuộc kháng chiến đã đưa anh lên tuốt Tây Nguyên, lên tận đỉnh Ngọc
Linh. Hồi ấy, tâm hồn lãng mạn của anh đã từng mơ ước gặp được một mối tình sơn
nữ.
Nguyên Ngọc
trên đường đời đã vớ được cây xà nu. Anh liền lấy nó làm nhân vật tư tưởng của
anh. Anh đích thực là một cây xà nu, thẳng băng, nhọn hoắt, chọc thẳng lên
trời.
Con người
như thế, tuy người ta rất phục, nhưng không ai chịu nổi, không ai theo được.
Sống thế mệt quá, căng thẳng quá! Anh mà làm lãnh đạo thì kể cũng khó đoàn kết
được quần chúng. Hôm tôi trò chuyện với Nguyễn Đình Thi trên đường đi Tam Kỳ
(năm 2000), Nguyễn Đình Thi cho biết, hồi bọn Tàu đánh ta ở biên giới, Nguyên
Ngọc lúc ấy làm bí thư đảng đoàn Hội nhà văn, định đưa anh em lên mặt trận biên
giới đấy.
Một con
người không biết mềm mỏng trong giao tiếp, rất cứng. Anh rất ghét Nguyễn Đình
Thi, cho là thằng giả dối. Trong hội nghị, hễ Thi phát biểu, anh bỏ ra ngoài.
Anh rất khinh Huy Cận. Anh cho con người nhân cách bẩn như thế viết hay sao
được. Người ta nói, thơ Huy Cận trước cách mạng hay đấy chứ! Anh nói dứt khoát:
“không hay!”. Anh rất ghét bọn chấp hành Hội nhà văn từ khoá năm,
khoá sáu và tờ Văn nghệ của Hữu Thỉnh. Văn nghệ đưa đến, anh vất ngay vào sọt
rác. Hội cấp tiền bồi dưỡng sáng tác cho anh, anh từ chối. Nhà anh ở khu tập
thể quân đội số 8 – Lý Nam Đế. Từ cổng đi vào gặp rất nhiều nhà văn quen thuộc.
Anh đi một mạch thẳng, chẳng trò chuyện với ai, khinh tuốt.
Nguyễn Văn Hạnh
nói, Nguyên Ngọc không có tâm lý làm nhân vật số hai. Anh chỉ có thể làm nhân
vật số một. Tất nhiên Tố Hữu rất ghét Nguyên Ngọc. Tố Hữu từng nói với Tô Hoài:
“Nguyên Ngọc cứ để nó làm bí thư
đảng đoàn thì nó sẽ làm vua”.
Nguyên Ngọc thì bướng. Tố Hữu thì hách, tất nhiên rất ghét nhau.
Hồi Nguyên
Ngọc làm bí thư đảng đoàn Hội nhà văn, anh tổ chức một cuộc hội nghị nhà văn
đảng viên. Anh đưa ra một bản đề cương chống giáo điều, đổi mới văn học. Tố Hữu
đến, lên phát biểu đã phê phán quyết liệt bản đề cương coi là hiện tượng ngược
dòng. Vậy mà khi kết luận hội nghị, Nguyên Ngọc vẫn khẳng định bản đề cương đã
được hội nghị nhất trí tán thành. Rõ ràng là bất chấp thái độ Tố Hữu.
Tối hôm đó ở
4 Lý Nam Đế (Trụ sở Văn nghệ quân đội), Nguyên Ngọc
đang ngồi với Nguyễn Khải, Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Trọng Oánh, Giang Nam, thì
Chế Lan Viên đi bộ từ 51 Trần Hưng Đạo đến: “Tôi khuyên các
anh đến xin lỗi anh Tố Hữu, tôi
đưa các anh đến”. Không ai nói gì. Nguyên Ngọc trả
lời: “Cám ơn anh, tôi tự thấy chả
có gì phải xin lỗi cả. Còn nếu
cần đến anh Tố Hữu thì tự tôi
đến cũng được, không cần anh phải
dẫn đi. (Chế Lan Viên ghét Nguyễn Đình Thi, muốn đưa Nguyên Ngọc
lên để hạ Nguyễn Đình Thi. Vì thế không muốn Nguyên Ngọc đổ).
Nguyên Ngọc
yêu ghét rất phân minh. Người anh ghét chủ yếu là những nhân cách xấu: Nguyễn
Đình Thi, Huy Cận, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Đào Vũ, Hà Xuân Trường, Phan
Cự Đệ… Anh rất quý Trần Độ, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Hoàng Ngọc
Hiến…
Nhưng Nguyên
Ngọc hoàn toàn không phải là con người khắc khổ. Tôi bia bọt với anh nhiều lần.
Anh sống rất thoải mái. Có chất nghệ sĩ. Tô Hoài từng đi một chuyến công tác
với Nguyên Ngọc lên Tây Bắc. Ông nhận xét, Nguyên Ngọc về tình cảm thì mềm, chỉ
lý luận và cách ứng xử thì cứng. Nguyên Ngọc là đối tượng hấp dẫn của một cô
gái Mèo xinh đẹp tên là Vàng Thị Mỹ ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang. Cô làm phiên
dịch cho bộ đội. Tô Hoài nói, ba mươi năm gặp lại Vàng Thị Mỹ, thấy vẫn đẹp. Cô
ghi vào cuốn sổ tay của mình: “Mùa hoa thuốc phiện cuối
cùng ơi! (Mùa hoa thuốc phiện cuối
cùng là tên một tác phẩm của Nguyên Ngọc). Chắc nhớ và yêu Nguyên Ngọc
lắm mới viết như thế. Và Nguyên Ngọc chắc cũng yêu cô. Vì anh tả Thào Mỵ đẹp
tuyệt vời, đẹp như tiên “Khi im lặng trầm uất
như một ngọn núi Mèo cô độc, khi
lẳng lơ như những bông hoa thuốc
phiện quyến rũ, khi phấp phới như
ngọn gió ào ạt trên đỉnh Săm Pun…”
Văn như thế thì cũng đa tình đáo để. Cho nên, Nguyên Ngọc tư tưởng rất cấp
tiến, thích những lý thuyết mới mẻ, cởi mở. Rất ghét giáo điều. Yêu cầu dân chủ
và đổi mới thật sự. Cho nên Nguyên Ngọc tán thưởng Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Chiều
chiều, Ba người khác của Tô Hoài…
Nguyên Ngọc
và Nguyễn Khải là hai tính cách đối lập. Một đằng rất lý tưởng, rất lãng mạn.
Một đằng thiết thực và tỉnh táo. Một đằng dũng cảm, một đằng thì nhát. Nhưng
Nguyên Ngọc thích Nguyễn Khải vì Nguyễn Khải chân thật.
Nguyên Ngọc
và Tô Hoài cũng là hai cực đối nghịch. Một đằng quan niệm con người là con
người, tầm thường vậy thôi. Một đằng quan niệm con người là thiên thần, là thơ,
là lý tưởng. Nhưng họ gặp nhau ở tư tưởng câp tiến.
Nguyên Ngọc
nói với tôi nhiều lần: “Chế độ này thế nào cũng
sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ
sụp đổ theo kịch bản nào”.
***
Hiện nay
Nguyên Ngọc đang giúp Quảng nam xây dựng một trường Đại học dân lập ở Hội An.
Tôi hỏi anh, xây dựng trường theo kiểu gì? Anh nói vắn tắt: “Theo kiểu
Mỹ”. Nguyễn Khải cho là ảo tưởng, là phiêu lưu. Nguyễn Văn Hạnh thì nói:
“Nguyên Ngọc có thể gọi là một
nhà tư tưởng, có thể đặt tên phố
như một danh nhân. Nhưng quản lý
một trường học thì không được.”
Nguyên Ngọc mời anh làm hiệu trưởng. Anh từ chối.
Nguyên Ngọc
trước sau vẫn là một con người lãng mạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét