Ngọn lửa đốt cháy mình và đốt cháy những người khác
Lời
Bình:Tạ Anh Ngôi
Nguyễn thị Ngọc Thúy là người thơ.Chị yêu
thơ và sống vì thơ.Chị yêu thơ đến độ cuông nhiệt,nhiều khi quên cả mình:
Rượu thơ mình lại với mình
Khi say quên cả cái hình phù du
Rượu thơ mình lại với mình
Khi say quên cả cái hình phù du
(Tản Đà)
Nói như thi sĩ Tản Đà thì Nguyễn Thị Ngọc
Thúy là Người Thơ đích thực. Chị có một tâm hồn thật phong phú, hoàn cảnh nào chị cũng nuôi dưỡng cho
mình có được cảm xúc thơ và thơ lại đến với chị, đến với mọi người thật tự nhiên, dung
dị nhưng không kém phần sâu lắng:
Bâng khuâng lạc giữa trang thơ
Bước chân lữ khách ngẩn ngơ…lối về
(Tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Bính)
Bâng khuâng lạc giữa trang thơ
Bước chân lữ khách ngẩn ngơ…lối về
(Tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Bính)
Chị có duyên với thơ tình. Hình như những
mất mát của cuộc đời chị đã nhen nhóm cho chị có những câu thơ rừng rực lửa, đốt
lên những khát khao cháy bỏng tình yêu lứa đôi:
Nhà bên hú hí-Nao nao dạ
Ngõ trước xôn xao –Chạnh chạnh lòng
(Nhớ chồng)
Nhà bên hú hí-Nao nao dạ
Ngõ trước xôn xao –Chạnh chạnh lòng
(Nhớ chồng)
Chị nói với Thị Mầu hay là nói với chính
lòng mình:
Lần theo tiếng mõ nhặt thưa
Ngẩn ngơ như nuốt phải bùa vậy sao?
(Mầu Ơi )
Ngẩn ngơ như nuốt phải bùa vậy sao?
(Mầu Ơi )
Nhìn đào cúc đơm hoa chị chạnh lòng nhớ đến
thục nữ đơn côi nơi lều tranh. Chị ngẩn ngơ bên dòng sông Đào quê anh:
Câu thơ tình gối bãi
Câu thơ tình gối bãi
Thả hồn vào gió trăng
(Đôi Dòng )
(Đôi Dòng )
Đi dự một buổi sinh hoạt giao lưu về, chị
cũng thao thức suốt đêm để mà nhớ, mà thương…người dưng !
Bâng khuâng thức suốt đêm dài
Núi Găm đêm ấy nhớ hoài…người dưng !
Bâng khuâng thức suốt đêm dài
Núi Găm đêm ấy nhớ hoài…người dưng !
(Đêm Núi Găm)
Đọc tập thơ :”Bao Giờ…Lại Đến…Bao Giờ”của
Nguyễn Thị Ngọc Thúy, tập thơ thứ 3 sau tập”Thơ và em” NXB Lao Động năm 2007 và
tập thơ “Trăng Khuyết” NXB Thanh Niên năm 2008, tôi mới thấy hết sự mẫn cảm, tinh
nhạy của chị. Với những câu thơ dung dị, không cầu kỳ mòn xáo, thơ chị đã chạm
vào vùng nhạy cảm của tâm hồn, của trái tim người đọc, làm rung lên sự rung cảm
đồng điệu:
Vô tình ngọn gió sớm mai
Cứ vu vơ thổi…thổi hoài bờ
thương…
(Bao Giờ Lại Đến Bao Giờ )
(Bao Giờ Lại Đến Bao Giờ )
Những câu thơ thật da diết, đằm thắm nhưng
giàu biểu đạt. Tuy nhiên, mảng thơ Đường luật trong tập thơ: ”Bao Giờ Lại Đến Bao
Giờ” mới thực sự vẽ lên chân dung thơ của Nguyễn Thị Ngọc Thúy.
Chúng ta ai cũng biết, để có một bài thơ hay
đã khó. Nhưng để có được bài thơ Đường hay thì lại càng khó hơn. Bởi vì, thơ hay
nói chung chỉ cần có tứ lạ, lời hay; ý tình cảnh sự mang sắc thái, hương vị riêng
và được thể hiện bằng những lời tinh diệu là đủ. Nhưng để viết được bài thơ Đường
luật hay, ngoài tiêu chí chung của một bài thơ còn phải đạt được những tiêu chí
riêng rất khắt khe của thể thơ Đườngluật. Đấylà: Niêm, luật, vần, đối và hàng chục
điều cấm kỵ khác. Với 56 từ ngữ, người nghèo cảm xúc, thiếu kiến thức thì không
thể chuyển tải được hết ý, tình của mình vào thơ, chưa thể nói đến thơ hay, hay
không hay.
Tập
thơ: ”Bao Giờ Lại Đến Bao Giờ” có 87 bài thơ các thể loại (Không kể 22 bài thơ họa
và 3 bản nhạc phổ thơ)
Đã có tới 50 bài thơ
Đường luật. Đọc thơ Đường luật của Nguyễn Thị Ngọc Thúy, tôi thấy mình đã bị mê
hoặc bởi những câu thơ Đường luật giản dị nhưng sống động, tràn đầy nhựa sống và
cháy bỏng tình yêu lứa đôi:
Bỗng thấy chiều nay rối rối lòng
Hình như người ấy vẫn còn mong
Bỗng thấy chiều nay rối rối lòng
Hình như người ấy vẫn còn mong
Đã trót gửi trao niềm
khát vọng
Vậy nên thấu hiểu cảnh cô phòng
Vậy nên thấu hiểu cảnh cô phòng
(Hẹn mùa
hoa phượng)
Hay: Đố ai tìm được lá diêu bông
Mai mốt rồi em sẽ lấy
chồng
Quán lá chông chênh
khơi lửa ấm
Lều tranh trống trải ủ than nồng
(Đố Ai )
(Đố Ai )
Những câu thơ Đường đăng đối nhưng thật
giàu cảm xúc, chân thực và bỏng cháy một nỗi khát khao như thế, người đọc sẽ còn
gặp ở nhiều bài thơ Đường khác trong tập thơ.
Nguyễn Thị Ngọc Thúy chịu nhiều trắc
trở, mất mát trong cuộc đời. Chị đã từng dạy học, từng có chồng con và gia đình
yên ấm. Nhưng nay những điều đó chỉ còn là một vùng ký ức. Chị sống một mình và
bươn chải với chếc quán lá nghèo nàn bên bờ sông Vĩnh Trà, thành phố Thái Bình
nơi quê ngoại của chị. Khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng may thay, tình thơ đã
níu giữ và chắp cánh tâm hồn để chị thêm vững bước trên cuộc đời này.
Mưa rơi lắc cắc ở bên thềm
Gió bắc lao xao lạnh buốt
thêm
Lách cách chạm say từ chập tối
Lách cách chạm say từ chập tối
Rì rầm tán gẫu tới tàn đêm
Bập bùng ánh lửa thêm nồng ấm
Bập bùng ánh lửa thêm nồng ấm
Lai láng tình thơ thấy dịu
êm
Ý hợp tâm đầu vui tái ngộ
Mới hay cuộc sống biết bao niềm…
Ý hợp tâm đầu vui tái ngộ
Mới hay cuộc sống biết bao niềm…
(Dịu
Êm )
Một bài thơ Đường đã dùng tới 6 cặp động từ
ghép liên tiếp, nhưng khi đọc lên, câu thơ vẫn thanh thoát, lời thơ vẫn mượt mà, ý
thơ lại sâu lắng và hàm chứa cảm súc. Viết được như vậy,người viết không những
phải có một ”ngân hàng” ngôn ngữ thật phong phú, mà còn có một ”Kỹ thuật” thật vững
vàng.
L.TỖNXTÔI đã từng nói:”Thơ là ngọn lửa nhen
lên, đốt cháy,sưởi ấm và soi sáng lòng người. Nhà thơ chân chính là người dù
không muốn, vẫn phải chịu đau đớn, vẫn phải đốt cháy mình lên và đốt cháy những
người khác…”
Đọc tập thơ “Bao Giờ Lại Đến Bao Giờ”, Người đọc bắt gặp người thơ Nguyễn Thị Ngọc Thúy sắc sảo trong cách nhìn, cách cảm, cách đánh giá sự việc, để cảm xúc NGƯỜI thực sự trỗi dậy, xuyên thấm vào sự vật và hiện tượng đời sống, làm tăng lên những va đập, những rung cảm đến tận đáy sâu tâm hồn mình và bạn đọc. Đấy là những câu thơ ”Đã đốt cháy mình lên và đốt cháy những người khác…” của nữ tác giả - Người thơ Nguyễn Thị Ngọc Thúy vây .
Đọc tập thơ “Bao Giờ Lại Đến Bao Giờ”, Người đọc bắt gặp người thơ Nguyễn Thị Ngọc Thúy sắc sảo trong cách nhìn, cách cảm, cách đánh giá sự việc, để cảm xúc NGƯỜI thực sự trỗi dậy, xuyên thấm vào sự vật và hiện tượng đời sống, làm tăng lên những va đập, những rung cảm đến tận đáy sâu tâm hồn mình và bạn đọc. Đấy là những câu thơ ”Đã đốt cháy mình lên và đốt cháy những người khác…” của nữ tác giả - Người thơ Nguyễn Thị Ngọc Thúy vây .
Nhân Hưng, 24h
ngày 4-6-2010
Tạ
Anh Ngôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét