19 –
Xuân Quỳnh
(1942 – 1988)
(1942 – 1988)
Mải hái hoa dọc chiến hào
Bỏ quên chồi biếc lúc nào không hay
Thói quen cũng lạ lung thay
Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn.
Bỏ quên chồi biếc lúc nào không hay
Thói quen cũng lạ lung thay
Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn.
Xuân Sách
-Tơ tằm –Chồi biếc (Thơ in chung , 1963)
-Hoa dọc chiến hào (Thơ in chung, 1968)
-…
-Hoa dọc chiến hào (Thơ in chung, 1968)
-…
Tham
khảo thêm
Những bí mật giờ mới được tiết lộ về Xuân Quỳnh
TP - Dạo đó, Quỳnh than với tôi, hình như Vũ yêu một cô diễn viên đóng vai
trong kịch của Vũ. Khi biết điều này, một hôm Vũ đến gặp tôi: “Nhàn hãy nói để
Quỳnh yên tâm, dù thế nào, đối với mình, Quỳnh vẫn là số 1”.
Từ những
năm 60 của thế kỷ trước, tôi đã quen và nhanh chóng thân với nhà thơ Xuân
Quỳnh. Dạo đó chưa có điện thoại, xe máy cũng không, nhưng may Quỳnh là phóng
viên báo Văn Nghệ-phố Trần Quốc Toản, còn tôi làm việc ở báo Hà Nội Mới, ngay
bờ hồ Gươm nên những hôm rỗi rãi, hai đứa hay rủ nhau ra ngồi ghế đá bên hồ,
trước cửa cơ quan tôi để trò chuyện linh tinh. Dạo đó, Xuân Quỳnh đã có chồng,
là anh Tuấn, người kéo violon trong dàn nhạc giao hưởng mà có dạo Quỳnh là diễn
viên múa. Khi chưa gặp Quỳnh, tôi đã đọc và yêu thích những bài thơ trong tập
CHỒI BIẾC Xuân Quỳnh in chung với nhà thơ Cẩm Lai trong đó có nhiều bài tặng
người yêu đầu tiên mà sau là chồng của nàng. Xuân Quỳnh đã sinh cho anh một
cháu trai, cháu Tuấn Anh năm nay chắc đã gần 50 tuổi.
Nhưng ở
với nhau rồi, Quỳnh mới nhận ra mình... không hợp với anh Tuấn. Nàng bị sự lém
lỉnh, hài hước và thông mình của một nhà thơ nam trạc tuổi nàng hấp dẫn. Xuân
Quỳnh bảo tôi:
- Mai tao
đi Quảng Bình cả tháng. Hôm nay ông xã đang loay hoay chuẩn bị quần áo, sách vở
cho tao. Tối mày cứ xuống mà xem ông ấy làm những gì, mày có thể chịu được
không, thì mày sẽ thông cảm với tao. Thú thật là tối nay NÓ cũng sẽ chờ tao để
đi chơi với nhau một lát trước khi tao đi xa. Mày xuống, để tao có cớ như là đi
với mày, nhé.
Tối hôm
ấy, khi tôi đến, thấy anh Tuấn đang mở nắp cái túi xách, dặn Quỳnh: “Anh đã
chuẩn bị cho em đầy đủ. Góc bên phải này là bao diêm, kim chỉ, băng vệ sinh,
mấy cái kim băng và cặp tóc. Góc bên trái là xà phòng, thuốc đánh răng, gói
bánh quy, cả lọ dầu con hổ với lọ muối nữa. Còn giấy trắng với bút bi anh xếp
bên trên. Cả mấy bản thảo em đang viết dở cũng ở đó. Cái màn em cứ chịu khó
mang theo, kẻo lỡ vào trong đó muỗi nhiều mà người ta không có màn, thì mình cũng
có mà dùng. Tính em lơ đãng, chả quan tâm cái gì, khéo lại chỉ dùng một lần rồi
để đâu không nhớ. Anh đã ghi hết các thứ trong cuốn sổ này rồi, để em biết em
có mang những gì. Nhớ nhé”.
Quỳnh nháy
mắt với tôi, ý là mày thấy chưa, tao đã bảo ông ấy tỷ mỷ, chi tiết không chịu
nổi mà!
“Mày biết
mọi chuyện rồi, mày bảo với nó hay bảo với mọi người cũng được, là nó không
được học ở cơ quan tao. Tao nhất định không đồng ý”.
Xuân Quỳnh
nói với Phan Thị Thanh Nhàn
Khi Quỳnh bảo chồng là tiễn tôi về và đi chơi với tôi một lát, xuống hết
cầu thang, tôi cười: “Mày có ông xã hết ý đấy. Tao mơ đi đâu có ai chuẩn bị cho
mình như thế mà chẳng được ấy chứ. Ông xã tao mãi trên Tây Bắc, muốn chăm vợ
cũng chịu mà!”. Nàng dứ dứ nắm đấm cho tôi và hất đầu sang bên trái để tôi thấy
NÓ đã đứng chờ...
Dạo ấy,
thư từ khó khăn, có khi cả mấy tuần nhận liền ba bốn thư của Xuân Quỳnh gửi về.
Nàng cẩn thận đánh dấu thư số 1-số 2... để tôi biết có thất lạc cái nào không.
Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện. Ví dụ Quỳnh viết cho tôi: “Mày đừng chơi
với con X nhé, tao sợ những đứa có tính mách lẻo lắm. Mày hứa với tao đi. Chúng
mình sẽ sống cho thật trong sạch và sẽ học, sẽ viết cho chúng nó tức điên lên”
- Bạn gái thân mà - nói tất cả mọi chuyện mà không bao giờ người bị ghét có thể
biết được. Lần khác, Quỳnh kể chuyện vui: nàng và một nhà văn nam cao lớn đi
cùng xuống xã, giữa đường bị dân quân chặn lại, hỏi giấy tờ xem có phải... gián
điệp không, vì anh ấy thì cao lớn, nàng thì trắng trẻo hơn người Quảng
Bình.v..v..
Mùa Xuân năm 1970 hay 1971 gì đó, chúng tôi gồm ba người: Mã Giang Lân - Ý
Nhi và tôi rủ nhau đạp xe sang Bắc Ninh nghe dân ca quan họ. Qua địa phận Hà
Nội, thấy phía trước có một đôi nam thanh nữ tú thong thả đạp xe và chuyện trò
rôm rả, thình thoảng lại phá lên cười vui vẻ, ba đứa chúng tôi đến gần thì nhận
ra Xuân Quỳnh và chàng nguời iu của nàng. Ý Nhi nhăn nhó:
- Bây giờ
làm sao đây? Mình cũng đạp xe thong thả như chúng nó để đến đêm mới tới Bắc
Ninh à? Mà đạp vượt lên chả lẽ chào nhau xong đi thẳng hay sao?...
Chúng tôi
bàn nhau rồi cứ nhanh chóng phóng xe qua hai bạn, chẳng chào hỏi gì, coi như
không nhìn thấy.
Ít lâu
sau, Quỳnh than với tôi:
- Mày biết
rồi, cả giới văn chương Hà Nội đang chửi tao. Nhưng tao mặc kệ. Nó thông minh,
rất biết làm tao vui, tinh tế và sâu sắc. Nó hiểu tao và yêu tao thật sự. Nhưng
có điều này, tao chỉ nói với mày thôi. Tao hết lòng vì nó, có hôm đang đi chơi
thì trời mưa, nó cứ chịu ướt che cho tao, vì hai đứa đều không có áo mưa mày ạ.
Mấy hôm sau, tao kiếm được cái áo mưa tặng nó. Thế mà sáng nay đi chợ,
tao thấy vợ nó mặc. Mày có chịu được không?
Xuân Quỳnh và con trai Tuấn Anh chụp và tặng PTTN trước khi đi Quảng Bình.
Nàng nói và rơm rớm nước mắt. Tôi tìm cách an ủi:
- Mày cả
nghĩ quá. Tao hỏi mày, chả lẽ đem áo mày tặng về, nó dám nói là áo của mày a?
Nó cứ thế treo lên mắc, sáng nay mưa, vợ nó thấy có áo thì mặc, tưởng là cơ
quan nó mới phân phối cho. Trời ạ, mày mà cứ lẩn thẩn thế này thì có mà khóc
suốt ý! Và tôi nói thêm để trêu cho nàng cười:
- Mà cái
kiểu mày cứ gọi NÓ tao thấy cũng... có thể bỏ được rồi ý! Cứ khổ đau khóc lóc
làm gì cho mệt!
Xuân Quỳnh
cười ngay: “Hi. Tao cần bạn, không cần anh. Nó chia sẻ với tao mọi điều mà”.
Đại loại
là Xuân Quỳnh có lẽ không giấu tôi điều gì. Ngay cả sau khi bỏ chồng rồi mà
người yêu của nàng vẫn không bỏ vợ, vô cùng thất vọng, Xuân Quỳnh chuyển ngay
lòng yêu quý sang hận thù. Khi tôi theo học lớp tiếng Pháp do Hội Nhà văn mở ở
báo Văn Nghệ, chẳng may có cả chàng đó cũng học, Quỳnh bảo tôi: “Mày biết mọi
chuyện rồi, mày bảo với nó hay bảo với mọi người cũng được, là nó không được
học ở cơ quan tao. Tao nhất định không đồng ý”. Tôi chẳng dám nói, nhưng cuối
cùng cũng thấy chàng ta bỏ học. Có lẽ chỉ vì nhìn đôi mắt căm giận của nàng.
Tôi thì
ngược với Xuân Quỳnh, tôi đã yêu ai, thì dù sau đó vì sao mà bỏ nhau, tôi vẫn
yêu quý cái kỷ niệm của thời gian hai đứa đã từng thân thiết. Trái tính nhau
vậy mà chúng tôi vẫn cứ chia sẻ mọi điều...
Sau này,
khi đã kết hôn lần thứ hai cùng Lưu Quang Vũ, năm 1987, tôi và Quỳnh cùng đi
học ở học viện Gorky - Liên Xô cũ. Khi cùng vào siêu thị, tôi thấy Quỳnh chọn
mua nào áo và khăn cho mẹ của Vũ, chảo chống dính cho em gái chàng, sách tiếng
Anh và đồ chơi cho con của chồng... Tôi bảo: “Thế mày cũng phải mua cái gì cho
mày chứ?”; Nàng cười: “Để tao mua cho Vũ lọ nước hoa đã. Ông ấy là đạo diễn,
hay gặp các em xinh đẹp mà”. Cuối cùng, Quỳnh chọn cho mình một lọ kem trang
điểm, Về, hỏi nhà thơ Trần Đăng Khoa xem kem ngày hay đêm, Khoa cười lớn: “Trời
ui- bà chị mua loại rẻ tiền nhất, là kem bôi chân rồi!” Thế đó, Xuân Quỳnh chăm
chồng và gia đình chồng hơn là chăm sóc bản thân.
Những dòng
cuối lá thư Xuân Quỳnh gửi Phan Thị Thanh Nhàn trong chuyến đi Quảng Bình- viết
ngày 23/10/1969.
Bài thơ “Mẹ của anh” là bài thơ nàng dâu tặng mẹ chồng hay nhất trong thi
ca Việt Nam ngày nay. Khi chúng tôi sinh hoạt câu lạc bộ thơ nữ của Hội nhà văn
Hà Nội, có chị đã làm bài thơ tặng mẹ chồng ngô nghê, bắt chước y hệt thơ Xuân
Quỳnh tặng mẹ chồng. Câu kết của bài thơ, Quỳnh viết: “Chắt chiu từ những ngày
xưa/ Mẹ sinh anh để bây giờ cho em” thì chị này đổi thành: “Chắt chiu từ những
tình thương/ Mẹ sinh ra một anh Cường cho con”... Khiến bọn tôi gọi tất cả các
anh mà mình quen là “anh Cường”, để cười!
Khi tôi
làm biên tập cho báo Người Hà Nội, Xuân Quỳnh gửi đến ba bài thơ, trong đó có
“Hoa cỏ may”, khi đọc tôi đã rơi nước mắt vì xót thương bạn gái tài hoa xinh
đẹp mà lận đận của mình:
“...Khắp
nẻo dâng đầy hoa cỏ may/ Áo em sơ ý cỏ găm đầy/ Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/
Ai biết lòng anh có
đổi thay...
đổi thay...
Dạo đó ,
Quỳnh than với tôi, hình như Vũ yêu một cô diễn viên đóng vai trong kịch
của Vũ. Khi biết điều này, một hôm Vũ đến gặp tôi: “Nhàn hãy nói để Quỳnh
yên tâm, dù thế nào, đối với mình, Quỳnh vẫn là số 1”.
Khi Quỳnh
bị bệnh tim vào nằm ở Việt Xô, tôi và nhà thơ Bằng Việt rủ nhau đến thăm, và đã
được Quỳnh nhỏ nhẹ đọc cho nghe bài thơ “Thời gian trắng”, chúng tôi đều rưng
rưng nước mắt xót thương nàng.
Những bài
thơ của Xuân Quỳnh đã đi cùng năm tháng. Cho đến hôm nay, các cụ ông cụ bà, các
em trai em gái, các cặp yêu nhau hay sắp bỏ nhau đều có thể tìm thấy mình trong
những vần thơ chân thật, đắm say, xa xót của nhà thơ Xuân Quỳnh, bạn gái thân
yêu của tôi. Nếu bạn đang yêu, hẳn bạn đã thuộc những câu thơ này:
Sóng bắt
đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau/
Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm
không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức (Sóng)
Và mấy câu
này nữa viết về tình yêu đắm say, mê hoặc:
Chỉ có
thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu
về đâu/ Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/ Những ngày không
gặp nhau/ Lòng thuyền đau rạn vỡ… (Thuyền và biển)
Còn nếu
bạn cảm thấy bất trắc, cảm thấy có dấu hiệu bị người yêu phản bội, thì “Hoa cỏ
may” đã thổn thức hộ bạn rồi! Và các đôi đã lớn tuổi, các cụ ông cụ bà có thể
tìm thấy mình trong những vần thơ sáng trong mà vô cùng thanh thản, yên bình
trong “Thư tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh:
Tình ta
như hàng cây/ Đã qua mùa bão gió/ Tình ta như dòng sông/ Đã yên ngày thác lũ/
Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh
và em…
Cuối cùng,
tôi cảm ơn Trời Phật đã run rủi để Xuân Quỳnh được ngàn năm bên Lưu Quang Vũ và
bé Quỳnh Thơ của vợ chồng nàng. Mãi mãi cùng năm tháng...
16/10/2015
Phan Thị Thanh Nhàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét