Trong
lúc thơ được "ra lò" một cách ào ạt như hiện nay, nhiều người đọc có
tâm lý quay lưng lại với thơ. Bởi vì đọc thơ cứ thấy nhàn nhạt, cứ thấy
chuội đi, không để lại cái gì. Thảng hoặc mới bắt gặp một bài thơ để
người đọc có thể dừng mắt lại trên trang giấy, để rồi: "Ồ đây rồi, ở đây
có một tâm trạng". "Tản mạn thu" của Hà Cừ (đăng trên tạp chí Văn nghệ
Hải Dương số tháng 9-2016) là một bài thơ như thế.
Mở
đầu bài thơ là một phản ứng tâm lý rất tự nhiên trong cuộc sống: "giật
mình!". Phản ứng này xảy ra chỉ trong khoảnh khắc, nhưng nhiều khi lại
mở đầu cho một trạng thái suy tư, cảm xúc. Trong văn học Việt Nam, chúng
ta đã từng thấy cái "giật mình" tạo nên thi tứ diệu kỳ qua bài thơ
"Sông lấp" của Tú Xương. Với Hà Cừ ở bài thơ này, người đọc cũng bắt gặp
trạng thái có gì đó giống như vậy. Và cũng như Hữu Thỉnh, khoảnh khắc
"Sang thu" dường như cũng rất bất ngờ: "Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào
trong gió se/Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã về".
Mùa thu về là sự trở lại của thời gian, của không gian luân hồi theo quy luật của tự nhiên. Nhưng mùa thu nay trở lại trong sự thảng thốt của tác giả trước những đổi thay. Bây giờ không còn là mùa thu của "thời trẻ dại" với những "Hoa cúc vàng và bướm trắng nhởn nhơ", cũng "Không phải mùa thu đầy ắp ước mơ/Thuở trong vắt với cái nhìn lấp lánh/Trời đầy sao, vầng trăng tròn vành vạnh/Bốn phía nhìn đâu cũng thấy non tơ...". Hồi ức thu xưa được nhắc đến không phải để hoài niệm, luyến tiếc, mà được nhắc đến trong sự đối sánh trước những đổi thay phũ phàng của thực tại. Thu nay đã khác, không phải thu xưa, cũng không phải "mùa thu năm ngoái". Câu thơ như dự báo một điều gì mới mẻ, lời dừng mà ý không dừng!
Với 6 khổ thơ tiếp nối 2 khổ đầu, Hà Cừ muốn gửi gắm vào đây nỗi niềm của hôm nay. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là ở chỗ này: "Mùa thu nay bao biến đổi không ngờ". Nói đến mùa thu, thi liệu thì vẫn thiên nhiên xưa cũ với "gió lặng", "trời xanh", "mây trắng"... Nhưng cái hiện hữu bây giờ không còn cái trong trẻo của đất trời, cái hồn nhiên của lòng người. Cảnh vật hiện lên đầy trắc ẩn: với những mây trắng mùa thu "bay thảng thốt cuối chân trời", còn gió thu thì "hoang hoải thổi nỗi buồn xao xác", dòng sông thu "như thiếu phụ xa chồng", cánh diều "đơn côi bay về phương trời lạc"... Đến cái cao xanh là một nét đẹp đặc trưng của trời thu giờ đây cũng không gợi mỹ cảm nữa mà rập rình hiểm nguy: "Trời xanh thẳm một màu xanh không đáy". Nhìn thiên nhiên trong cái giác quan bị chi phối bởi tâm trạng nên lòng người thấm đượm nỗi buồn, đầy lo âu, trắc ẩn. Những nỗi buồn nhiều cung bậc đan xen trong mấy khổ thơ: có nỗi buồn riêng cá nhân của sự chia xa với một người qua câu thơ phiếm chỉ: "Mùa thu này em đã quá xa xôi", có nỗi buồn vì tuổi tác: "Mái đầu xanh xổ bạc tự bao giờ?", có nỗi buồn lo toan "Mưa nắng, lo toan, nỗi niềm nặng trĩu", có nỗi buồn của sự cô đơn: "Mùa thu nay lòng trống rỗng mông lung" và trên hết là nỗi buồn thời cuộc "Sáng, tối đan chen phấp phỏng từng giờ":
"Mùa thu nay bao biến đổi không ngờ
Gió lặng phắc, trời nồng như đổ lửa
Những bất trắc, dị thường như cơm bữa
Biển chừng im, sóng xô trắng bãi bờ..."
Không buồn sao được khi bao thảm họa bất trắc đang rình rập, những giá trị xã hội ngày hôm nay đang bị đảo lộn, môi trường ô nhiễm, cái ác lên ngôi, lòng người vô cảm, thời cuộc rối ren...Vậy mà kẻ mang danh vững vàng, lạc quan lại chính là cơ hội, kẻ muộn phiền lại chính là người có lương tâm, trách nhiệm với đời. Tâm trạng trước "Thu nay" của Hà Cừ có thể nói được cho nỗi niềm của nhiều người trong cuộc sống hôm nay. Có những nỗi buồn không gọi được tên nhưng chính nó lại nâng nhân cách con người lên!
Với nhiều cung bậc cảm xúc, có khi thì định hình, có khi không định hình, khi ý thức được, khi không rõ ràng tường minh... tạo thành phức điệu trong tâm trạng, nội dung trữ tình làm nên vẻ đẹp của bài thơ.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Cừ lại đặt cho bài thơ cái tên "Tản mạn thu"! Cái trực giác, trực cảm về "mùa thu nay" được tác giả láy đi láy lại qua các cụm từ có cùng trường nghĩa: "Mùa thu nay", "Một mùa thu hiện hữu", "Thời khắc này"...như thể nhấn mạnh, như thể bộc bạch cảm xúc một cách rất tự nhiên.
Bài thơ được kết với cách kết của thơ truyền thống, có vẻ như "đóng" nhưng không gượng, làm cho tứ thơ có tầm khái quát cao:
Thời khắc này đâu phải cho thơ?
Lòng như muối cồn lên bao đắng chát
Nâng mùa thu trên tay - ly rượu nhạt
Bạn cùng ta chia sẻ giữa thu này!
Hình ảnh thi nhân ở cuối bài thơ: "Nâng mùa thu trên tay- ly rượu nhạt/Bạn cùng ta chia sẻ giữa thu này" gợi lên phong vị cổ kính của bài thơ mà vẫn hiện đại trong cảm xúc trữ tình.
"Tản mạn thu" là nỗi niềm thế sự của con người biết lo đời, đau đời trước thời cuộc, được thể hiện bởi cây bút thơ giàu cảm xúc với cách thể hiện nhẹ nhàng, tinh tế và nhiều trải nghiệm, đáng để người đọc suy ngẫm.
Mùa thu về là sự trở lại của thời gian, của không gian luân hồi theo quy luật của tự nhiên. Nhưng mùa thu nay trở lại trong sự thảng thốt của tác giả trước những đổi thay. Bây giờ không còn là mùa thu của "thời trẻ dại" với những "Hoa cúc vàng và bướm trắng nhởn nhơ", cũng "Không phải mùa thu đầy ắp ước mơ/Thuở trong vắt với cái nhìn lấp lánh/Trời đầy sao, vầng trăng tròn vành vạnh/Bốn phía nhìn đâu cũng thấy non tơ...". Hồi ức thu xưa được nhắc đến không phải để hoài niệm, luyến tiếc, mà được nhắc đến trong sự đối sánh trước những đổi thay phũ phàng của thực tại. Thu nay đã khác, không phải thu xưa, cũng không phải "mùa thu năm ngoái". Câu thơ như dự báo một điều gì mới mẻ, lời dừng mà ý không dừng!
Với 6 khổ thơ tiếp nối 2 khổ đầu, Hà Cừ muốn gửi gắm vào đây nỗi niềm của hôm nay. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là ở chỗ này: "Mùa thu nay bao biến đổi không ngờ". Nói đến mùa thu, thi liệu thì vẫn thiên nhiên xưa cũ với "gió lặng", "trời xanh", "mây trắng"... Nhưng cái hiện hữu bây giờ không còn cái trong trẻo của đất trời, cái hồn nhiên của lòng người. Cảnh vật hiện lên đầy trắc ẩn: với những mây trắng mùa thu "bay thảng thốt cuối chân trời", còn gió thu thì "hoang hoải thổi nỗi buồn xao xác", dòng sông thu "như thiếu phụ xa chồng", cánh diều "đơn côi bay về phương trời lạc"... Đến cái cao xanh là một nét đẹp đặc trưng của trời thu giờ đây cũng không gợi mỹ cảm nữa mà rập rình hiểm nguy: "Trời xanh thẳm một màu xanh không đáy". Nhìn thiên nhiên trong cái giác quan bị chi phối bởi tâm trạng nên lòng người thấm đượm nỗi buồn, đầy lo âu, trắc ẩn. Những nỗi buồn nhiều cung bậc đan xen trong mấy khổ thơ: có nỗi buồn riêng cá nhân của sự chia xa với một người qua câu thơ phiếm chỉ: "Mùa thu này em đã quá xa xôi", có nỗi buồn vì tuổi tác: "Mái đầu xanh xổ bạc tự bao giờ?", có nỗi buồn lo toan "Mưa nắng, lo toan, nỗi niềm nặng trĩu", có nỗi buồn của sự cô đơn: "Mùa thu nay lòng trống rỗng mông lung" và trên hết là nỗi buồn thời cuộc "Sáng, tối đan chen phấp phỏng từng giờ":
"Mùa thu nay bao biến đổi không ngờ
Gió lặng phắc, trời nồng như đổ lửa
Những bất trắc, dị thường như cơm bữa
Biển chừng im, sóng xô trắng bãi bờ..."
Không buồn sao được khi bao thảm họa bất trắc đang rình rập, những giá trị xã hội ngày hôm nay đang bị đảo lộn, môi trường ô nhiễm, cái ác lên ngôi, lòng người vô cảm, thời cuộc rối ren...Vậy mà kẻ mang danh vững vàng, lạc quan lại chính là cơ hội, kẻ muộn phiền lại chính là người có lương tâm, trách nhiệm với đời. Tâm trạng trước "Thu nay" của Hà Cừ có thể nói được cho nỗi niềm của nhiều người trong cuộc sống hôm nay. Có những nỗi buồn không gọi được tên nhưng chính nó lại nâng nhân cách con người lên!
Với nhiều cung bậc cảm xúc, có khi thì định hình, có khi không định hình, khi ý thức được, khi không rõ ràng tường minh... tạo thành phức điệu trong tâm trạng, nội dung trữ tình làm nên vẻ đẹp của bài thơ.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Cừ lại đặt cho bài thơ cái tên "Tản mạn thu"! Cái trực giác, trực cảm về "mùa thu nay" được tác giả láy đi láy lại qua các cụm từ có cùng trường nghĩa: "Mùa thu nay", "Một mùa thu hiện hữu", "Thời khắc này"...như thể nhấn mạnh, như thể bộc bạch cảm xúc một cách rất tự nhiên.
Bài thơ được kết với cách kết của thơ truyền thống, có vẻ như "đóng" nhưng không gượng, làm cho tứ thơ có tầm khái quát cao:
Thời khắc này đâu phải cho thơ?
Lòng như muối cồn lên bao đắng chát
Nâng mùa thu trên tay - ly rượu nhạt
Bạn cùng ta chia sẻ giữa thu này!
Hình ảnh thi nhân ở cuối bài thơ: "Nâng mùa thu trên tay- ly rượu nhạt/Bạn cùng ta chia sẻ giữa thu này" gợi lên phong vị cổ kính của bài thơ mà vẫn hiện đại trong cảm xúc trữ tình.
"Tản mạn thu" là nỗi niềm thế sự của con người biết lo đời, đau đời trước thời cuộc, được thể hiện bởi cây bút thơ giàu cảm xúc với cách thể hiện nhẹ nhàng, tinh tế và nhiều trải nghiệm, đáng để người đọc suy ngẫm.
Tản mạn thu
Anh giật mình
Gặp lại mùa thu
Nhưng không phải mùa thu năm ngoái
Cũng không phải mùa thu cái thời trẻ dại
Hoa cúc vàng và bướm trắng
nhởn nhơ...
Gặp lại mùa thu
Nhưng không phải mùa thu năm ngoái
Cũng không phải mùa thu cái thời trẻ dại
Hoa cúc vàng và bướm trắng
nhởn nhơ...
Không phải mùa thu đầy ắp ước mơ
Thuở trong vắt với cái nhìn lấp lánh
Trời đầy sao, vầng trăng tròn vành vạnh
Bốn phía nhìn đâu cũng thấy non tơ...
Mùa thu nay bao biến đổi không ngờ
Một mùa thu hiện hữu
Một mùa thu gánh gồng nặng trĩu
Mây trắng bay thảng thốt cuối chân trời.
Mùa thu này em đã quá xa xôi
Gió hoang hoải thổi nỗi buồn xao xác
Cánh diều đơn côi bay về phương trời lạc
Dòng sông thu như thiếu phụ xa chồng.
Mùa thu nay lòng trống rỗng mông lung
Trời xanh thắm một màu xanh không đáy
Lá vàng rơi như nghìn năm vẫn vậy
Mái đầu xanh xổ bạc tự bao giờ?
Mùa thu nay không phải trong mơ
Một mùa thu hiện hữu
Mưa nắng, lo toan, nỗi buồn nặng trĩu
Sáng, tối đan chen phấp phỏng từng giờ.
Mùa thu nay bao biến đổi không ngờ
Gió lặng phắc, trời nồng như đổ lửa
Những bất trắc, dị thường như cơm bữa
Biển chừng im, sóng xô trắng bãi bờ...
Thời khắc này đâu phải cho thơ?
Lòng như muối cồn lên bao đắng chát
Nâng mùa thu trên tay - ly rượu nhạt
Bạn cùng ta chia sẻ giữa thu này!
Thuở trong vắt với cái nhìn lấp lánh
Trời đầy sao, vầng trăng tròn vành vạnh
Bốn phía nhìn đâu cũng thấy non tơ...
Mùa thu nay bao biến đổi không ngờ
Một mùa thu hiện hữu
Một mùa thu gánh gồng nặng trĩu
Mây trắng bay thảng thốt cuối chân trời.
Mùa thu này em đã quá xa xôi
Gió hoang hoải thổi nỗi buồn xao xác
Cánh diều đơn côi bay về phương trời lạc
Dòng sông thu như thiếu phụ xa chồng.
Mùa thu nay lòng trống rỗng mông lung
Trời xanh thắm một màu xanh không đáy
Lá vàng rơi như nghìn năm vẫn vậy
Mái đầu xanh xổ bạc tự bao giờ?
Mùa thu nay không phải trong mơ
Một mùa thu hiện hữu
Mưa nắng, lo toan, nỗi buồn nặng trĩu
Sáng, tối đan chen phấp phỏng từng giờ.
Mùa thu nay bao biến đổi không ngờ
Gió lặng phắc, trời nồng như đổ lửa
Những bất trắc, dị thường như cơm bữa
Biển chừng im, sóng xô trắng bãi bờ...
Thời khắc này đâu phải cho thơ?
Lòng như muối cồn lên bao đắng chát
Nâng mùa thu trên tay - ly rượu nhạt
Bạn cùng ta chia sẻ giữa thu này!
Thơ : HÀ CỪ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét