31. Chính
Hữu
(1926-2007)
Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.
Xuân Sách
-Đồng chí: tên một bài thơ nổi tiếng chủa CH
-Đầu sung trăng treo: tập thơ 1966
Bài tham khảo
NHÀ THƠ
CHÍNH HỮU: MÃI BÊN ĐỜI "ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO"
Nhà thơ Hoàng Cát
Thế là nhà thơ Chính Hữu - một trong những nhà thơ nói ít nhất, viết ít
nhất và hiền lành, nho nhã, điềm đạm nhất của nền thi ca Việt Nam đương đại
chúng ta, đã qua đời ở tuổi 81, theo Tây lịch; còn theo lịch ta thì ông hưởng
thọ 82 tuổi.
Nhà thơ Chính Hữu |
Chính Hữu là bút danh của nhà thơ; còn tên thật của ông là Trần Đình Đắc.
Ông sinh ngày 15/12/1926 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh – cùng huyện với nhà
thơ Xuân Diệu, cùng tình với cả Xuân Diệu và Huy Cận. Chính Hữu thuộc lớp học
sinh trung học thời Pháp thuộc sớm giác ngộ cách mạng, và sớm tham gia kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Tuy là quê ở Hà tĩnh, nhưng tháng 12/1946 Chính Hữu đã là chiến sĩ cảm tử của Trung đoàn Thủ đô - một Trung đoàn nổi tiếng trong lịch sử đất nước chúng ta.
Thông minh, tài năng, dũng cảm và có trình độ văn hoá tương đối cao nên Chính Hữu trưởng thành và phát triển khá nhanh trong kháng chiến. Đến năm 1947 ông làm Chính trị viên Đại đội; sang năm 1949 đến 1952 là Phó trưởng ban Văn nghệ quân đội. Tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Chính Hữu làm Chính trị viên Tiểu đoàn, thuộc Sư đoàn 308 lừng danh bách chiến bách thắng!
Sau hoà bình 1954 ở Miền Bắc, Chính Hữu giữ chức Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn, thuộc Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam.
Những năm sau này, khi đã chuyển ngành, Chính Hữu từng giữ chức Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khoá III rồi Uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khoá IV.
Như đã nói ở trên, Chính Hữu là lớp người cuối cùng được học và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp khá sâu đậm, đặc biệt là thơ Bô-đờ-le, ông có thể đọc qua nguyên bản bằng tiếng Pháp; nhưng đồng thời, ông cũng là một thanh niên giàu hoài bão và lý tưởng cao đẹp, sớm giác ngộ cách mạng và gia nhập quân đội nhân dân.
Từ trong thực tế cuộc sống cầm súng kháng chiến giành độc lập dân tộc, ông đã thật sự có những rung động để cho ra đời những bài thơ về chiến tranh, về người lính hết sức đặc sắc, độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân tâm hồn, tính cách và phong thái thơ Chính Hữu sau này!
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn, quen nhau
Súng bên súng, đầu gác bên đầu
Đêm rét chung chăn
Thành đôi tri kỷ
Đồng chí.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Bến nước gốc đa nhớ người ra lính…”
Những câu thơ trong trẻo, chân chất và giản dị - tưởng không gì giản dị và trong trẻo hơn được nữa nhưng nó lại giàu hình ảnh, giàu ngân rung và có sức gợi mở vô cùng!
“Đêm nay
Rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau
Chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Tuy là quê ở Hà tĩnh, nhưng tháng 12/1946 Chính Hữu đã là chiến sĩ cảm tử của Trung đoàn Thủ đô - một Trung đoàn nổi tiếng trong lịch sử đất nước chúng ta.
Thông minh, tài năng, dũng cảm và có trình độ văn hoá tương đối cao nên Chính Hữu trưởng thành và phát triển khá nhanh trong kháng chiến. Đến năm 1947 ông làm Chính trị viên Đại đội; sang năm 1949 đến 1952 là Phó trưởng ban Văn nghệ quân đội. Tại chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Chính Hữu làm Chính trị viên Tiểu đoàn, thuộc Sư đoàn 308 lừng danh bách chiến bách thắng!
Sau hoà bình 1954 ở Miền Bắc, Chính Hữu giữ chức Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn, thuộc Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam.
Những năm sau này, khi đã chuyển ngành, Chính Hữu từng giữ chức Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khoá III rồi Uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khoá IV.
Như đã nói ở trên, Chính Hữu là lớp người cuối cùng được học và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp khá sâu đậm, đặc biệt là thơ Bô-đờ-le, ông có thể đọc qua nguyên bản bằng tiếng Pháp; nhưng đồng thời, ông cũng là một thanh niên giàu hoài bão và lý tưởng cao đẹp, sớm giác ngộ cách mạng và gia nhập quân đội nhân dân.
Từ trong thực tế cuộc sống cầm súng kháng chiến giành độc lập dân tộc, ông đã thật sự có những rung động để cho ra đời những bài thơ về chiến tranh, về người lính hết sức đặc sắc, độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân tâm hồn, tính cách và phong thái thơ Chính Hữu sau này!
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn, quen nhau
Súng bên súng, đầu gác bên đầu
Đêm rét chung chăn
Thành đôi tri kỷ
Đồng chí.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Bến nước gốc đa nhớ người ra lính…”
Những câu thơ trong trẻo, chân chất và giản dị - tưởng không gì giản dị và trong trẻo hơn được nữa nhưng nó lại giàu hình ảnh, giàu ngân rung và có sức gợi mở vô cùng!
“Đêm nay
Rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau
Chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Câu thơ của Huy Cận tặng Chính Hữu: Một đời đầu súng trăng treo/ Hồn thơ
đeo đẳng bay theo chiến trường/ Tiếng lòng trong đọng hạt sương/ Cành hoa
chiến địa mà gương tâm tình/ Cho hay thơ ở lòng mình/ Trăng hay súng vẫn bóng
hình người thơ.
|
Thơ viết về thời kỳ đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt
Nam, thì Chính Hữu là nhà thơ có được những lời thơ đẹp nhất, lãng mạn nhất ,
và cũng là tuyệt đích nhất!
Chỉ tiếc rằng, ông đã là người viết quá khắt khe với chính mình, nên số trang tác phẩm của ông quá ư ít ỏi. Dẫu vậy, chúng ta hãy đọc những dòng tự bạch về nghiệp làm thơ sau đây của chính ông, hẳn rằng mỗi chúng ta càng thêm quý trọng về cái sự viết ít ấy của ông:
“Tôi thích những câu thơ hàm súc, cô đọng, nói rất ít nhưng gợi rất nhiều những tưởng tượng lan xa. Thơ phải ngắn ở câu chữ nhưng phải dài ở sự ngân vang…Tôi học tập các nhà thơ phương Đông khi họ nói :Phải kết hợp “xảo”(kỹ thuật tinh vi) với “phác” (mộc mạc, giản dị)…
Tôi không thấy có sự cần thiết phải làm nhiều , làm nhanh để làm ẩu. Tôi tự xác định mình chỉ nên là và chỉ có thể là một người làm thơ nghiệp dư, để có thể tự do. Để tự do chỉ viết những điều nội tâm mình thôi thúc phải viết, và tự do huỷ bỏ những cái viết ra nhưng không vừa ý”.
Thật là một lời tự bạch đầy trí tuệ, sâu sắc vô cùng!
Cả đời thơ hơn sáu mươi năm của mình, Chính Hữu chỉ có hai tập sách rất mỏng về số trang: Đầu súng trăng treo (in năm 1966) và Thơ Chính Hữu (Tuyển tập, in năm 1997)
Tuy vậy, ông đã hoàn toàn xứng đáng là một trong những nhà thơ đựoc nhận giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 2) về Văn học Nghệ thuật, năm 2000.
Thành kính nghiêng mình trước anh linh của Nhà thơ Chính Hữu. Xin cầu chúc cho ông an nghỉ giấc ngàn thu - sau một chặng đường dài sống, chiến đấu và lao động hết mình cho Tổ quốc và nhân dân thân yêu.
Chỉ tiếc rằng, ông đã là người viết quá khắt khe với chính mình, nên số trang tác phẩm của ông quá ư ít ỏi. Dẫu vậy, chúng ta hãy đọc những dòng tự bạch về nghiệp làm thơ sau đây của chính ông, hẳn rằng mỗi chúng ta càng thêm quý trọng về cái sự viết ít ấy của ông:
“Tôi thích những câu thơ hàm súc, cô đọng, nói rất ít nhưng gợi rất nhiều những tưởng tượng lan xa. Thơ phải ngắn ở câu chữ nhưng phải dài ở sự ngân vang…Tôi học tập các nhà thơ phương Đông khi họ nói :Phải kết hợp “xảo”(kỹ thuật tinh vi) với “phác” (mộc mạc, giản dị)…
Tôi không thấy có sự cần thiết phải làm nhiều , làm nhanh để làm ẩu. Tôi tự xác định mình chỉ nên là và chỉ có thể là một người làm thơ nghiệp dư, để có thể tự do. Để tự do chỉ viết những điều nội tâm mình thôi thúc phải viết, và tự do huỷ bỏ những cái viết ra nhưng không vừa ý”.
Thật là một lời tự bạch đầy trí tuệ, sâu sắc vô cùng!
Cả đời thơ hơn sáu mươi năm của mình, Chính Hữu chỉ có hai tập sách rất mỏng về số trang: Đầu súng trăng treo (in năm 1966) và Thơ Chính Hữu (Tuyển tập, in năm 1997)
Tuy vậy, ông đã hoàn toàn xứng đáng là một trong những nhà thơ đựoc nhận giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 2) về Văn học Nghệ thuật, năm 2000.
Thành kính nghiêng mình trước anh linh của Nhà thơ Chính Hữu. Xin cầu chúc cho ông an nghỉ giấc ngàn thu - sau một chặng đường dài sống, chiến đấu và lao động hết mình cho Tổ quốc và nhân dân thân yêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét