Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

CHÙM THƠ HỌA VỚI THẦY TtUÂN (1)


Bài xướng
RÈN CÂU CHỮ GẮN TÌNH THÂN

Tri Ân chuẩn bị đón tân xuân
Thày cũ trò xưa lại ghép vần
Bầu bạn xa gần chung góp với
Qua rèn câu chữ gắn tình thân.
             Đỗ Đình Tuân


Các Bài họa

1.
RÈN CÂU CHỮ GẮN TÌNH THÂN
(Họa nguyên vận)

Xóm ảo tri ân sắp đón xuân
Thày trò xướng họa có đôi vần
Văn thơ giảng giải điều hơn thiêt
Lễ tiết giao tình đẻ kết thân

Văn Nhã

2.

Tri ân xóm ấy sắp nghênh XUÂN
Trò cũ lăm le họa mấy VẦN
Mong được chầu rìa mâm thịt chó
Thầy cho bữa rượu thắm tình THÂN
                                           24/11/2016
                                               Đỗ văn Nghị

3.

TRI ÂN xứ bắc chẳng vào XUÂN
Chửa thấy miền nam họa một VẦN
Lũ lụt ngơi rồi, chơi phây-búc
Hay là xứ bắc kém tình THÂN?
                                          Đỗ Văn Nghị
4.

Mượn cớ cuộc chơi chọc thử XUÂN
Xuân cho úng ngập hết ba VẦN
Xuôi xuôi, ngược ngược tài cao thế
Cánh Bắc cúi đầu: chịu mấy THÂN!
                        Đỗ Văn Nghị

5. Có ông bạn mới về hưu kể:

Thơ cười tủm tỉm, hết rồi XUÂN?
Gieo mãi mà sao chẳng thấy VẦN?
Hì hục canh khuya như đánh vật
Thơ đâu chẳng thấy, nhọc cả THÂN.
                                           Đỗ Văn Nghị


6.

Loanh quanh nay đã sáu ba XUÂN
Tình báo, tình yêu cũng một VẦN
Định bỏ tình này thay mối khác
Ai hay cái nghiệp khoác vào THÂN.
 
                                              Đỗ Văn Nghị


7. Tự ngẫm


Đông sắp qua rồi, sẽ đến Xuân
Tạo hóa từ xưa cứ xoay vần
Có muốn đổi thay, thay chẳng được
Chịu khó làm ăn ấm vào thân
Nguyễn Khắc Nguyệt



4 nhận xét:

  1. Cậu Nguyệt viết ký, viết truyện thì giỏ thế, ấy vậy mà cái món ghi nhớ "Luật bằng trắc" trong thơ Đường luật thì lại tỏ ra "khó nhá" ? Thày Tuân xin mách nhỏ một kinh nghiệm. Trước hết hãy nhớ bằng trắc trong 1 câu trước đã.
    Một câu thơ đường có 7 chữ
    trong đó bắt buộc: Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải cùng thanh (Bằng cùng bằng, trắc cùng trắc) chữ thứ 4 có thanh điệu ngược lại với chữ thứ hai và chữ thứ 6 (nếu 2,6 là bằng thì 4 phải là trắc và ngược lại 2,6 là trắc thì 4 phải là bằng)
    Thử lấy câu thơ
    THƠ ĐÂU CHẲNG THẤY NHỌC CẢ THÂN
    Ta sẽ thấy: chữ 2,6 (đâu, cẩ) không cùng thanh vậy là phạm luật bằng trắc rồi. Nhưng xác định sai ở chữ nào, chữ "đâu" hay chữ "cả" thì phải căn cứ vào các câu khác trong bài thì mới xác định cụ thể được. Theo quy định của luật thì bằng trắc trong bài bốn câu ba vần kiểu này bằng trắc câu 1 như bằng trắc câu 4, bằng trắc câu 2 như bằng trắc câu 3.
    Bây giờ ta đem so bằng trắc câu 4 với câu 1 ta sẽ thấy chữ 2,6 của câu 1 là "cười" và "rồi". đều là bằng cả. Như vậy thì chữ 6 của câu 4 cũng phải là bằng. Vậy sai là ở chữ "cả". Vậy là theo luật câu thơ này không thể viết "nhọc cả thân", được mà phải viết bằng những chữ thay thế khác. Chẳng hạn "mệt phờ thân. Làm quen rồi thì chỉ cần nghe qua một lượt đã biết bài thơ sai ở chỗ nào rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi chưa được đến xóm Tri Ân,
    Tháy ai, ai cũng cố họa vần.
    Chỉ thấy ngàn năm rồi vẫn thế,
    Đông quá rồi phải đến mùa xuân.

    Trả lờiXóa
  3. Đề Kháng đã đến, đang đến với xóm Tri Ân rồi đó nghe.

    Trả lờiXóa
  4. Lâu nay Tri Ân đã thường đăng thơ của anh Đề Kháng qua mục thơ ban bè (bạn với Văn Nhã). MH có ý định sẽ đăng bài của anh như của một thành viên xóm. Nếu anh Đề Kháng đồng ý và muốn đăng ký "Hộ Khẩu" vào xóm Tri Ân thì BQT sẽ có lời mời và thông báo thành viên chính thức ạ!

    Trả lờiXóa