Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Lại theo hầu Thầy Tuân

         Viết tiếp vào phần nhận xét của bài Thầy khoe được tặng cái nón cũng được nhưng thôi cứ đăng lên đây theo kiểu bài viết mới cho nhiều người bắt buộc phải đọc, hehehe.
Vế xướng của Thầy là:
 

NHÀ THƠ LÀM VƯỜN ĐỘI NÓN BÀI THƠ

Cái khó của câu này ngoài hai chữ THƠ, còn 3 từ liên tiếp tạo thành một danh từ NÓN BÀI THƠ. Lúc đầu, không hiểu hết em viết vế họa lại theo kiểu hàng chợ, hàng nhái:
NHÀ BÁO CHẠY MƯA CHE ĐẦU TỜ BÁO
       Hoặc như sau:
NGHỆ SĨ SẮM ĐỒ VÊNH VANG BỆNH SĨ
        Câu này cũng được Thầy chỉ ra cái sai rồi. Giờ em làm thêm hai vế nữa, cố khắc phục cái đuôi 3 chữ khó nhằn kia, tất nhiên mới chỉ tìm từ mà chưa thật có ý.


NHÀ THƠ LÀM VƯỜN ĐỘI NÓN BÀI THƠ
ÔNG LÃO ĐÁNH GIANH LỢP NHÀ DƯỠNG LÃO
        câu nữa là:


NHÀ THƠ LÀM VƯỜN ĐỘI NÓN BÀI THƠ
MẸ MƯỚP CHẶT TRE DỰNG GIÀN BÍ, MƯỚP
       Thực ra, lúc đầu em định dựng lên một cảnh sinh hoạt vui, nhưng nó cũng mắc lỗi như mấy câu ban đầu. Sai rồi nhưng cứ viết ra cho hết:


NHÀ THƠ LÀM VƯỜN ĐỘI NÓN BÀI THƠ
MẸ MƯỚP NGỒI CHỜ TAY BÊ RỔ MƯỚP.


Đỗ Văn Nghị

5 nhận xét:

  1. May quá! MH cũng đang định liều "phang" thêm mấy câu đối nữa nhân dịp Thày Tuân ra câu đối cho cư dân mạng để được Thầy giảng thêm cho về ĐỐI, thế là có bài này của anh, em sẽ được ăn theo luôn. Đọc qua mấy câu đối trên của anh, MH biết có vài câu "hơi bị buồn cười", thể nào cũng được Thày chỉ đúng sai cho. Vậy anh em mình cùng nghe giảng rồi chuẩn bị cùng thầy và các anh chị trong xóm TRi ÂN chơi ĐỐI tết con Gà nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Cứ nhận xét cụ thể là các cậu nhận ra, mà nhận ra là thực hành được ngay. Lối học kiểu này là lối học "cầm tay chỉ việc". Từ những thực hành cụ thể này dần dần nó sẽ "quy nạp" lại thành lý luận ở trong ta thôi mà.
    Về các vế đối cụ thể trên thì cũng chỉ có câu: ÔNG LÃO ĐÁNH GIANH LỢP NHÀ DƯỠNG LÃO là chuẩn thôi. Còn hai câu sau đều chưa được. Vì: GIÀN BÍ, MƯỚP không phải là một từ mà nó là một lối viết gom của hai từ GIÀN BÍ cùng GIÀN MƯỚP. Tương tự RỔ MƯỚP là một danh từ chỉ vật nhưng chỉ có hai âm tiết, không đối được với một danh từ ba âm tiết.
    Cứ đọc lại những câu đối đã đối thì sẽ rõ ngay:
    -Sư cọ gặp mưa, che tầu lá cọ
    -Ông giáo trồng cây mừng ngày quốc giáo
    -Bác Tấu diễn tuồng cầm thanh mã tấu
    -Nhà báo viết tin đăng trang nhật báo
    -Ông lão đánh gianh lợp nhà dưỡng lão
    Ta sẽ thấy những "Tầu lá cọ", "ngày quốc giáo", "thanh mã tấu" "trang nhật báo", "nhà dưỡng lão" đều là những danh ngữ (một nhóm từ làm nhiệm vụ danh từ, gồm ba từ đơn họp lại). Chúng được xem tương đương như một danh từ.

    Trả lờiXóa
  3. Thế thì em chữa câu cuối thành:
    NHÀ THƠ LÀM VƯỜN ĐỘI NÓN BÀI THƠ
    MẸ MƯỚP ĐỨNG CANH BÊ RỔ HOA MƯỚP
    haha, nhà thơ làm nhanh lên, gỡ cái nón bài thơ ra để về nấu canh hoa mướp thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Trong kỹ thuật đối ngoài việc "sóng đôi" các thành tố, kiểm chứng xem chúng có tương đương với nhau không, thì còn phải "tổng hợp" chung lại xem toàn thể chúng có hài hòa với nhau không nữa. Ở khâu thứ nhất: yếu tố "đứng canh" chưa đối được với "làm vườn" vì "đứng canh" chỉ là một động từ, giá trị của nó chỉ tương đương với chữ "làm" thôi. Vậy là vẫn thiếu một thành tố để đối với chữ vườn. Vì thế khi đọc chung lại ta sẽ có cảm giác chúng "khập khiễng" chứ chưa hòa hợp được với nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi chà, khó quá Thầy ơi. Chưa biết chữa thế nào ạ.

      Xóa