Nhìn tranh cửa
hàng cho thuê sách ở phố Thi Sách, mình lại nhớ hồi bé
vẫn thường đến đây thuê truyện để đọc. Thỉnh thoảng đi ngang phố Thi Sách, mình vẫn nhìn lại cửa hàng này.
Hồi bé
mình đọc truyện nhiều lắm, cứ sáng hôm nay đến
thuê, sáng mai lại đưa trả và
thuê truyện khác. Những bộ tiểu thuyết rất dài
như Chiến
tranh và Hòa bình, Anna Katerina, Gia đình Camarop... thường chỉ đọc 2
ngày là xong. Ti
Tiếc rằng
bây giờ không còn thời gian để đọc truyện nữa.
Những hình ảnh quen thuộc của Hà Nội như ngõ nhỏ, phố cổ, cây bàng, quán nước… đều hiện ra vô cùng chân thực và đẹp đẽ trong bộ tranh này. Chắc hẳn bạn sẽ cho rằng đây là ảnh chụp Hà Nội, chứ không phải tranh vẽ bởi sự chân thật và tuyệt đẹp của nó
Một cửa hàng cho thuê sách ở phố Thi Sách.
Tác giả của bộ tranh
này là họa sĩ Phạm Bình Chương
(1973). Anh là cái tên tiêu biểu của nhóm
nghệ sỹ có tên gọi Nhóm hiện thực – chuyên
theo trường phái
hiện thực. Họa sĩ Phạm Bình Chương tốt nghiệp khoa hội họa Trường ĐH Mỹ Thuật năm
1995. Hiện anh đang là giảng viên của trường. Anh từng nhận được rất nhiều giải thưởng của Hội Mỹ Thuật Việt Nam
trong các năm 1997-1999.
Một buổi sớm Hà Nội sau cơn mưa.
Dù từng vẽ qua rất nhiều chủ đề, nhưng Hà Nội phố luôn là
chủ đề bất tận và tâm
huyết nhất của anh. Có
thể nói, Phạm Bình Chương chính
là chàng thi sĩ của Hà Nội trong mảng hội họa. Dù sử dụng lối vẽ thực, nhưng tranh
của Phạm Bình Chương vẫn rất thơ và bay bổng, vẽ Hà Nội hiện đại nhưng vẫn yên
bình, phảng phất nét cổ kính.
Không ép uổng theo một lối Hà Nội phải cổ, hay Hà
Nội phải thế này, thế kia. Hà
Nội trong tranh của Chương đúng
như Hà Nội hiện đại mà
chúng ta vẫn yêu thương, nhung nhớ.
Một góc rất lạ trong tranh của Phạm Bình Chương.
Một cảnh thường thấy trên hè phố Hà Nội.
Những gánh
hàng rong.
Nắng trong
tranh của Phạm Bình Chương rất tài
tình và vô cùng chân thật.
Xe đạp luôn xuất hiện trong
cuộc sống của người Hà Nội.
Khung cảnh thường thấy của mùa thu
Hà Nội.
Bên
trong những ngõ nhỏ của Hà Nội.
Theo Trí thức trẻ
Tranh vẽ rất CÓ THẦN THÁI !
Trả lờiXóa