Các chữ trong vế đối lại phải "cùng phụ âm đầu" cơ. Ở vế ra chỉ có hai chữ "rồi lại" nối tết tây với tết ta là không chung "phụ âm đầu" "toàn t" thôi. Vì thế mà vế đối của Văn Nhã chưa đối được.
Song Thu xin đối đây ạ: Tết tây rồi lại tết ta, tết tết tiệc tùng tơi tả ( Đỗ Đình Tuân) Nhà nhớn thay cho nhà nhỏ, nhà nhà nhắm nháp nhởn nhơ ( Nguyễn Vũ Song Thu)
Mình thích vế đối này của Hương. Nếu thay từ "đến" bằng từ (quyện)thành : Hương hồi quyện cùng hương huệ, hương hương hà hít hả hê đọc lên sẽ thích hơn chăng?
Ở câu 1 chữ "chuyển sang" thay bằng "lại thêm" thì mới có ý "tăng tiến về số lượng" nó hòa nhập với "đong đếm đã đời" hơn. Chữ "đã đời" có vẻ cũng chưa hợp, nhưng cũng chưa nghĩ ra được chữ nào thay thế được. Ở câu 2: nên thay chữ "đến cùng" bằng chữ "hòa cùng" thì phù hợp với "mùi hương" hơn.Đọ câu 2 nghe thấy hay hơn câu 1.
Vẫn chưa ổn đâu Văn Nhã ơi. Vế ra người ta lấy sự việc là "TÊT" là thanh trắc rồi. Muốn đối lại được với người ta thì mình phải tìm một sự việc (hoặc sự vật...) được chỉ băng một chữ mang "thanh bằng" cơ. Đọc những câu đối trên thì sẽ rõ.Cô Thu chọn "NHÀ" (sự vật), Minh Hương chọn "ĐƯỜNG" (sự vật), "HƯƠNG" (sự vật), thày Tuân chọn "XIÊM" (váy), "HOA" cũng đều là "sự vật" cả. Nhưng tất cả những "NHÀ", "ĐƯỜNG", "HƯƠNG", "XIÊM", "HOA" đều là những chữ mang "thanh bằng" cả. Có lẽ vì họ đều hiểu yêu cầu đàu tiên của việc "chọi lại" phải là sự "chọi lại" về âm thanh. Văn Nhã chon "CHỖ" (nơi chốn) mang thanh chắc thì không đối được với "TẾT" cúng mang thanh trắc.
Cưới làng rồi sang cưới cháu, cỗ cỗ ăn chơi rả rích
Trả lờiXóaChỗ chú rồi lại chỗ cháu, chén chén chỉ chăm chén chán
XóaCác chữ trong vế đối lại phải "cùng phụ âm đầu" cơ. Ở vế ra chỉ có hai chữ "rồi lại" nối tết tây với tết ta là không chung "phụ âm đầu" "toàn t" thôi. Vì thế mà vế đối của Văn Nhã chưa đối được.
Trả lờiXóaEm rất cảm ơn thầy.
Trả lờiXóaSong Thu xin đối đây ạ:
Trả lờiXóaTết tây rồi lại tết ta, tết tết tiệc tùng tơi tả ( Đỗ Đình Tuân)
Nhà nhớn thay cho nhà nhỏ, nhà nhà nhắm nháp nhởn nhơ ( Nguyễn Vũ Song Thu)
Có vẻ ổn đấy.
Trả lờiXóaQuá ổn chứ sao lại chỉ là "có vẻ ổn"?
XóaEm liều Đối để được học thêm ạ!
Trả lờiXóaĐường đen chuyển sang đường đỏ, đường đường đong đếm đã đời.
Thêm vế Đối này nữa ạ!
Trả lờiXóaHương hồi đến cùng hương huệ, hương hương hà hít hả hê.
Mình thích vế đối này của Hương. Nếu thay từ "đến" bằng từ (quyện)thành : Hương hồi quyện cùng hương huệ, hương hương hà hít hả hê đọc lên sẽ thích hơn chăng?
XóaỞ câu 1 chữ "chuyển sang" thay bằng "lại thêm" thì mới có ý "tăng tiến về số lượng" nó hòa nhập với "đong đếm đã đời" hơn. Chữ "đã đời" có vẻ cũng chưa hợp, nhưng cũng chưa nghĩ ra được chữ nào thay thế được.
Trả lờiXóaỞ câu 2: nên thay chữ "đến cùng" bằng chữ "hòa cùng" thì phù hợp với "mùi hương" hơn.Đọ câu 2 nghe thấy hay hơn câu 1.
Dạ em cảm ơn Thầy Cô đã góp ý cho em ạ. việc nhận biết từ vựng của em yếu nên không sử dụng được những từ như Thầy cô đã chỉ ra.
Trả lờiXóaSong Thu lại đối đây:
Trả lờiXóaBà Bốn cũng như bà Bảy, bà bà buôn bán bấp bênh
Vẫn chưa ổn đâu Văn Nhã ơi. Vế ra người ta lấy sự việc là "TÊT" là thanh trắc rồi. Muốn đối lại được với người ta thì mình phải tìm một sự việc (hoặc sự vật...) được chỉ băng một chữ mang "thanh bằng" cơ. Đọc những câu đối trên thì sẽ rõ.Cô Thu chọn "NHÀ" (sự vật), Minh Hương chọn "ĐƯỜNG" (sự vật), "HƯƠNG" (sự vật), thày Tuân chọn "XIÊM" (váy), "HOA" cũng đều là "sự vật" cả. Nhưng tất cả những "NHÀ", "ĐƯỜNG", "HƯƠNG", "XIÊM", "HOA" đều là những chữ mang "thanh bằng" cả. Có lẽ vì họ đều hiểu yêu cầu đàu tiên của việc "chọi lại" phải là sự "chọi lại" về âm thanh. Văn Nhã chon "CHỖ" (nơi chốn) mang thanh chắc thì không đối được với "TẾT" cúng mang thanh trắc.
Trả lờiXóaEm đã rõ thưa thày!
XóaLại thêm một vế đối nữa đây:
Trả lờiXóaChồng chung khác chi chồng chạ, chồng chồng chung chạ chán chường