Thế là xa lơ, xa lắc
Lo toan cuộc đời thường nhật
Ai đang tất bật sớm chiều
Nào ai có buông dây diều
Vẫn biết trời cao gió gọi
Dòng sông bao nhiêu bến đợi
Trách đâu chỉ một con thuyền
Khác nhau bởi một chữ Duyên
Ơ kìa, bờ sông đầy nắng,,,
21/12/2016
Đỗ Văn Nghị
Một chàng trai, lững thững đi trên bờ một con sông đầy nắng. Mà thật ra anh cũng chẳng biét là bờ sông đầy nắng. Bởi anh ta đang còn mải nhớ, mải nghĩ đến một người bạn tình:
Trả lờiXóaVui buồn không còn sẻ chia
Thế là xa lơ xa lắc
Quan hệ giữa hai người đã "đường đi đôi ngả, ai yên phận nấy" cả rồi. Ấy vậy mà vẫn phải nghĩ đến người ta, vẫn tơ tưởng đến người ta
Lo toan cuộc đời thường nhật
Ai đang tất bật sớm chiều
Sự quan tâm không cần thiết này là cái gì vậy ? Ca dao cũng đã từng có một câu nói đến cái trạng thái tương tự:
Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này ?
Về lối nói bốn câu đầu này theo lối phú (kể thật). Xuống bốn cau tiếp thì đã chuyển lối nói rồi, không phú nữa mà dùng lối nói ẩn dụ, nghĩa là dùng hình ảnh để gói kín ý lại, dấu kín ý đi. Nhưng gói lại dấu đi cốt là để cho câu thơ bõng bẩy, đa nghĩa hơn, đẹp hơn chứ không phải là đánh đố người đọc.
Nào ai có buông dây diều
Vẫn biết trời cao gió gọi
(Vẫn gắng giữ lại dù biết là không thể)
Dòng sông bao nhiêu bến đợi
Trách đâu chỉ một con thuyền
(Người ta cũng lắm mối lắm, trách gì được người ta...)
Có tình thế nhưng không nên com nên cháo gì chung quy cũng chỉ lại không có duyên với nhau thôi...
Đến đây thì "cơn nhớ" mới tạm nguôi và chàng trai như choàng tỉnh:
Ơ kìa, bờ sông đầy nắng
Những mối tình đã chia xa như thế thường rất khó phai mờ, dù nói ra hay không nhưng nó vẫn sống ở trong lòng với dáng vẻ tươi nguyên của nó. Nó vẫn có công giữ lửa cho hồn ta và làm cho tâm hồn chúng ta không hoang vắng.
Người viết bài này cũng đã từng có những trải nghiệm tương tự:
...
Những kỷ niệm xưa những ngày gặp gỡ
Đáy hồn mình anh cất giữ y nguyên
Dẫu cuộc đời anh không thể có em.
Hồi mới vào Xóm, em có giãi bày, đại ý: Em không sáng tác, chỉ viết điều mà lòng mình muốn nói. Nhưng lại e ngại việc phô ra tâm trạng ở chốn đông người. Em viết nửa câu Thầy đã đọc hết gan ruột em làm em vừa kính phục, vừa sợ, thưa Thầy.
Trả lờiXóaTrong văn chương, nhất là trong thơ nếu ta cố gắng đi đến tận cùng của cái riêng ta thì mới mong đạt được đến cái chung. Bởi vì không có cái chung tồn tại như một thực thể mà cái chung nằm trong từng cái riêng. Vì thế ta nói cái riêng của ta cũng là nói cái chung của cuộc đời, ta nói cho riêng mình cũng là nói chung với mọi người. Cho nên không ngại gì phải nói về cái riêng cả. Nếu không có cái riêng thì không thể thành văn được. Ngay cả khi nói đến những vấn đề chung thì cũng phải nói ở góc độ riêng của mình, những suy nghĩ, cảm xúc, khám phá riêng của mình. Và nhất là phải bằng một giộng điệu riêng của minh. Chính cái riêng biệt mới làm cho tác phẩm đứng được. Vì cái riêng biệt thì nó chẳng giống ai, nó chỉ giống nó thôi, nó không lẫn đi đâu được. Trong văn chương người ta kỵ nói chung chung vô cảm là vì thế. Giai thoại thơ con cóc, câu ca dao "Con mèo con chó có lông /Cây tre có mấu sanh đồng có quai"...đều là những mẩu chuyện câu thơ mà nhân dân dân ta mang ra "giễu" lối văn chương vô cảm. Rất tiếc là thơ vô cảm bây giờ lại quá nhiều, đến nỗi có người còn đang mong có "thuốc cai thơ"...
Trả lờiXóaCám ơn Thầy Tuân đã phân tích cho em hiểu thêm. Ở trong một môi trường như TRI ÂN, nơi có độ tin cậy cao của các thành viên thì em sẽ không ngại gì.
Trả lờiXóa