Một lần Trạng Quỳnh đến nhà Đoàn Thị Điểm chơi bị chó đuổi
chạy rồi phải nhảy tót lên cây hồng. Đoàn Thị Điểm ra nhìn thấy rồi ra vế đối:
Thằng Quỳnh ngồi trên cây cậy, dái đỏ hồng hồng ;
và nói rằng nếu Trạng Quỳnh đối được mới đuổi chó đi mà mời vào nhà chơi. Hồng là cây hồng, quả hồng… Nhưng cây hồng cùng giống với cây cậy, Trạng Quỳnh nghĩ nát óc không ra nên phải ngồi mãi trên cây.
Thằng Quỳnh ngồi trên cây cậy, dái đỏ hồng hồng ;
và nói rằng nếu Trạng Quỳnh đối được mới đuổi chó đi mà mời vào nhà chơi. Hồng là cây hồng, quả hồng… Nhưng cây hồng cùng giống với cây cậy, Trạng Quỳnh nghĩ nát óc không ra nên phải ngồi mãi trên cây.
Trải mấy trăm năm rồi
mà Trạng Quỳnh vẫn cứ phải túm quần ngồi trên cây cậy. Mãi đến những năm đầu thế
kỷ thứ XXI, một nhà giáo ở Chí Linh, thấy Trạng Quỳnh trông tội nghiệp quá mới mách
Trạng một vế đối lại:
Cái Điểm đứng bên con khuyển, miệng kêu mực mực .
Nghe xong, cô Điểm bèn đuổi con mực về, bảo quỳnh tụt xuống. Khi Trạng Quỳnh vừa tụt xuống đến gốc cây hồng thì cô Điểm bèn ôm chầm lấy hôn chụt một cái rồi chạy biến.
Cái Điểm đứng bên con khuyển, miệng kêu mực mực .
Nghe xong, cô Điểm bèn đuổi con mực về, bảo quỳnh tụt xuống. Khi Trạng Quỳnh vừa tụt xuống đến gốc cây hồng thì cô Điểm bèn ôm chầm lấy hôn chụt một cái rồi chạy biến.
22/12/2016
Đỗ Đình
Tuân
(Sưu tầm và
sáng tác)
Thầy cho biết Điểm với Khuyển thì gần nhau thế nào ạ?
Trả lờiXóaXin lỗi em nhầm chứ không phải chữ Điểm mà là chữ mực. Con khuyển là chung, con mực là con khuyển đen tuyền phải không ạ? Thế giải thưởng của Thầy Tuân với Thầy Thanh Dạ thì khuyển mầu gì đây. Em thấy ngày trước ở quê mọi người nói: "nhất bạch, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm" có phải là nói về chất lượng của món chén không ạ?
Trả lờiXóaĐể đối lại cách chơi chữ "hồng với cậy"
Xóathì thày Tuân phải dùng cách chơi chữ "khuyển và mực" Khuyển là chó và mực cũng là tên thường đặt cho loại chó đen nên cũng là chó, đồng thời mực cũng là chữ chỉ mầu sắc: mầu đen.
Theo thày Tuân nghĩ thì trong giai thoại Trạng Quỳnh và Thị Điểm chỉ là tên nhân vật thôi. Bức tranh hài hước ở cảnh cô Điểm ra đánh chó đón khách, đáng lẽ ra phải đuổi chó đi, mời khách xuống rồi rước khách vào nhà. Nhưng vì khi cô nhìn lên cây hồng thì lại thấy Trạng Quỳnh tô hô cả bộ ra, nên mơi tinh nghịch ra một vế thách đối để "hãm" Trạng Quỳnh lại. Câu đối của cô Điểm cũng chỉ là "tả thực" thôi. Nhưng hóm ở chỗ "chơi chữ hồng với cậy" vừa là cây ăn quả cùng một họ lại vừa là chỉ mầu sắc. Vì cách "chơi chữ" này mà Trạng Quỳnh bí không đối được, đành cứ phải ngồi "ăn vạ" trên cây cậy mãi. Cũng có một số người đã từng giải cứu rồi nhưng thầy Tuân chưa thích, nên thử ra tay "giải cứu" một lần nữa xem sao. May ra thì Trạng Quỳnh cũng có thể được "hạ bệ" chăng. Trạng Quỳnh vốn rất thông minh, nhiều ca còn lắt léo hơn nhiều mà Trạng Quỳnh vẫn thoát. Ấy vậy mà lần này lại "chịu cúng" không nhúc nhích được. Có thể là do sợ chó nên sinh rối trí mà không đối được chăng ?
Trả lờiXóaSau đây là một số câu đối "Giải cứu cho Trạng Quỳnh trước Đỗ Đình Tuân:
Trả lờiXóaVăn Nguyễn Phước Thắng:
Cái Điểm đứng dưới nhánh bòng, vú vàng cam cam
Vũ Trình Tường:
Mụ Điểm đái dưới gốc sung, ghe chua ngái ngáí
Khuyết danh:
-Con Điểm đứng dưới tán mơ, mép xanh lục lục
-Cái Điểm lội dưới ao bèo, l… ngứa ráy ráy
Đỗ Đình Tuân:
Cái Điểm đứng bên con khuyển, miệng kêu mực mực
Em lại liều mạng này:
Trả lờiXóaCô Điểm đuổi theo con sói, chân chàm lang lang
Câu này được về câu chữ đối đáp. Người ta chơi chữ "hồng với cậy: trong đó "hồng" vừa chỉ cây hồng cùng họ với cậy, vừa chỉ mầu hồng (đỏ) thì Tý Xù chọi lại bằng cách chơi chữ " sói với lang" trong đó "lang" vừa chỉ loài chó hoang, vừa chỉ mầu trắng. Như vậy là rất chỉnh. Xét về phép đối thanh thì "hồng hồng" đều là hai thanh bằng chìm,Tý Xù chọi lại bằng "lang lang" là hai thanh bằng nổi, như thế cũng là ổn. Duy có một điều câu của người ta là "tả thực" tại chỗ: Thằng Quỳnh thì đang ngồi trên cây cậy (thực ra là cây hồng, nhưng tại vị trí này phải là chữ mang thanh trắc mới được nên phải đổi là cậy)hở cả bộ ra; cái Điểm ở dưới gốc nhìn lên trông thấy đang tủm tỉm cười và nảy ra ý trêu trọc. Còn cái hiện thực trong vế đối của Tý Xù không thể xẩy ra tại chỗ này được.
Trả lờiXóaHãy thử đọc lại câu đối của Mạc Đĩnh Chi đối lại vua Nguyên mà xem. Vua Nguyên cao ngạo coi thường nước Việt Nam nhỏ bé bèn ra một vế đối bắt sứ thần Việt Nam phải đối. Vế của vua Nguyên ra là:
NHẬT HỎA VÂN YÊN BẠCH ĐÁN THIÊU TÀN NGỌC THỎ
(Mặt trời là lửa, mây là khói, giữa ban ngày đốt cháy vầng trăng: ngầm ý ví Trung Hoa như mặt trời, Việt Nam chỉ là mặt trăng, Trung Hoa muốn thôn tính lúc nào cũng được). Đi guốc vào trong bụng vua Nguyên, Với khí phách của một sứ thân thông minh và dũng cảm, Mạc Đĩnh Chi đối ngay lại rằng:
NGUYỆT CUNG TINH ĐẠN HOÀNG HÔN SẠ LẠC KIM Ô
(Mặt trăng là cung, các vì sao là đạn, buôit chiều tà bắn rụng mặt trời. Ngầm ý: anh lmà đánh tôi buổi sáng thì đến chiều tôi cũng tống cổ anh...Các hiện tượng đều xẩy ra trong cùng một không gian: Vòm trời.
Em đổi lại câu này:
Trả lờiXóaThị Điểm quán chiếu ma tước, miệng gù sẻ sẻ.
Ở câu này Tý Xù chơi chữ "tước với sẻ" so với vế trước chơi chữ "sói với lang" thì hay hơn hẳn về mặt đối thanh. Vì "sẻ sẻ" là thanh trắc đối lại với "hồng hồng" là thanh bằng thì nét hơn nhiều. Nhưng "quán chiếu ma tước" đối với "ngồi trên cây cậy" thì người ta "rạng rỡ" còn mình thì "tối om".
Trả lờiXóa