Bạch: Xóm Tri Ân chỉ là một hội chơi tình
nghĩa, ngoài những cuộc hội ngộ hàng năm, còn có thêm một Web bog Tri Ân Cuộc Đời
để giao lưu chia sẻ giữa các thành viên. Trên thực tế nó chỉ là một nơi để “dốc bầu
tâm sự” chứ không phải là nơi để đăng tải các tác phẩm văn chương. Dù thế
…nhưng muốn “dốc được bầu tâm sự” vẫn cần phải có những phương tiện mà một
trong những phương tiện đầu tiên và quan trọng bậc nhất đó là ngôn ngữ và văn
chương. Vì thế đưa một số trò chơi ngôn ngữ văn chương vào như trò chơi câu đối, trò chơi thơ xướng họa…để
làm ngôn ngữ thực hành thì sẽ rất có lợi. Đỗ Đình Tuân xin đầu têu lại trò chơi
thơ xướng họa để thực hiện điều này. Bắt đầu với loại thơ tứ tuyệt bốn câu ba vần
cho dễ làm. Mong các thành viên trong xóm và bầu bạn xa gần nhiệt tình hưởng ứng.
Xin trân trọng cám ơn.
Bài mời họa số 1
RÈN CÂU CHỮ GẮN TÌNH THÂN
Tri Ân chuẩn bị đón tân xuân
Thày cũ trò xưa lại ghép vần
Bầu bạn xa gần chung góp với
Qua rèn câu chữ gắn tình thân.
Đỗ Đình Tuân
Tùy theo số lượng bài tham dự, đến khi nào
có chiều hướng tàn trò, Đỗ Đình Tuân sẽ “sơ khảo” chọn ra một số bài (lớn hơn 06) gửi
BQT, nhờ BQT “chung khảo” chọn ra đủ 6 bài của 6 tác giả, để Đỗ Đình Tuân vinh hạnh
được mời tròn mâm thịt chó. Rất mong…rất mong…
23/12/2016
Đỗ Đình Tuân
RÈN CÂU CHỮ GẮN TÌNH THÂN
Trả lờiXóa(Họa nguyên vận)
Xóm ảo tri ân sắp đón xuân
Thày trò xướng họa có đôi vần
Văn thơ giảng giải điều hơn thiêt
Lễ tiết giao tình đẻ kết thân
Văn Nhã
Loa...loa...
Trả lờiXóaHoan hô Văn Nhã
Phát hỏa đầu tiên
Mời các hội viên
Khẩn trương, tiếp tục...
Loa...loa...
Em xin được góp vui:
Trả lờiXóaTri ân xóm ấy sắp nghênh XUÂN
Trò cũ lăm le họa mấy VẦN
Mong được chầu rìa mâm thịt chó
Thầy cho bữa rượu thắm tình THÂN
24/11/2016
Cả hai bài thơ họa đều rất chuẩn về mặt niêm luật. Không còn bài nào chơi "cổ thể" nữa, mà toàn là "cận thể" (tức là thơ Đường luật-thơ làm theo những phép tắc được quy định bắt đầu thừ thời nhà Đường. Bài của Văn Nhã là làm theo thể "khởi trắc", còn bài của Nghị lại làm theo thể "khởi bằng". Ai chưa từng làm thơ Đường luật xin cứ mạnh dạn mà tham gia họa đi: "Cứ nhảy xuống sông rồi sẽ biết bơi".
Trả lờiXóaBớ này mấy danh tài phía Nam, đi đâu hết cả rồi...
Trả lờiXóaTRI ÂN xứ bắc chẳng vào XUÂN
Chửa thấy miền nam họa một VẦN
Lũ lụt ngơi rồi, chơi phây-búc
Hay là xứ bắc kém tình THÂN?
em xin được vui theo ạ:
Trả lờiXóaBài 1:ĐƯỜNG THI XƯỚNG HỌA ĐÓN XUÂN
Vui qúa Tri Ân mở Hội xuân
Đường thi xướng họa tập gieo vần
Học Thầy hỏi bạn thông niêm luật
Thình nghĩa bạn thầy thân mãi thân.
Bài 2: VẪN NHÀN THÂN
Tết này ta đã sáu mươi xuân
Con tạo dường như mỏi sức vần
cứ để ta trơ như thổ địa
Thiếu dâu chưa cháu vẫn nhàn thân.
Em xin được HỌA cùng anh Nghị ạ:
Trả lờiXóaTA CÙNG MỪNG XUÂN
Xóm Nam tình nghĩa mãi còn thân
Khổ nỗi ngu ngơ chuyện ghép vần
Đang cố tập tành chơi xướng họa
Để cùng Xóm Bắc đón mừng Xuân.
Xóm mình chơi xướng họa tốt tệ. Chơi cả ngược vần nữa. Lại thông qua những "trò chơi văn chương" này mà "bút đàm" trao đổi, học hỏi lẫn nhau thì sẽ rất hiệu quả. Nó sẽ nuôi "hứng viết" cho người chơi, và chưa chừng nó còn là một chất "xúc tác" làm nảy nở những sáng tác nghiêm túc. Nhưng ít nhất thì nó cũng làm cho không khí xóm ta rộn ràng ấm áp hơn. Mong mọi thành viên đều cố gắng. Đặc biết là cánh trẻ rất thông minh. Nếu các em "chịu chơi" thì chắc chắn là sẽ có nhiều thành công.
Trả lờiXóaBài 1: NÂNG LY CHÂM TỬU
Trả lờiXóaMặc ai đón tết với chờ xuân
Tớ chỉ lăm le chắp nối vần
Tấp tểnh ngóng trông ngày phát thưởng
Nâng ly châm tửu chúc người thân
Bài 2:MỪNG THỌ CHÀNG TUÂN
Xuân này Tuân Đỗ bảy lăm xuân
Xướng họa còn ham góp góp vần
Dẫu chẳng này kia hay đó nọ
Vẫn tầm gái góa kết tình thân
Thấy mọi người họa rôm rả quá, ngứa sườn Song Thu cũng góp hai bài chơi. Người ta nhanh, nhiều tốt đắt còn tôi thì chậm nhưng không chắc lại rẻ ôi!
Gái góa hay tầm để kết thân
XóaLà nuôi cảm hứng ghép thêm vần
Khi mồm chém gió say câu tán
Là thấy trong lòng bỗng tái xuân
Đã lâu rồi em ít viết, nhờ thầy khởi xướng nên lại thấy hơi hăng hái một tý. Viết được mấy dòng họa "tốt tệ" em thấy có vẻ phấn khích lên. Cũng đã thầm hứa với mình là sẽ "chịu chơi". Chưa biết làm được đến đâu, nhưng trước hết cảm ơn thầy nhiều ạ!
Trả lờiXóaCác em thông minh và giỏi giang lắm, chỉ tội còn "phân tâm" và chưa "chịu chơi" thôi. Thày Tuân chơi nhiều "xóm" rồi. Nhưng thấy "xóm Tri Ân" nhà mình là có những điều kiện thuận lợi hơn nhiều xóm khác cả về mặt năng lực và độ tin cậy lẫn nhau. Nên phải giữ thế nào để cho nó đỡ "nhạt trò". Mong muốn của thày Tuân chỉ có vậy thôi.
Trả lờiXóaEm cũng xin mạo muội góp một tý:
Trả lờiXóaTự ngẫm
Đông sắp qua rồi, sẽ đến Xuân
Tạo hóa từ xưa cứ xoay vần
Có muốn đổi thay, thay chẳng được
Chịu khó làm ăn ấm vào thân
Ý hay nhưng còn thất niêm đó Khắc Nguyệt ơi...
XóaKiểu "khởi trắc" như bài của Nguyệt này thì tiếng thứ 2 và thứ 6 trong câu 2 và 3 phải mang thanh bằng còn tiếng thứ 4 trong hai câu đó lại mang thanh trắc.
Câu thứ tư trong bài thì kết cấu bằng trắc như câu 1. Nghĩa là tiếng thứ hai và sáu mang thanh trắc còn tiếng thứ bốn lại mang thanh bằng
Người ta có câu rằng: "Nhất tam ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh". Nghĩa là tiếng thứ nhất,3 và 5 không luận đến luật bằng trắc nhưng tiếng thứ 2,4, 6 thì bằng trắc phải phân minh mà em!
(Song Thu)
Về bài Tự ngẫm
Trả lờiXóaChữ thư 2 và chữ thứ 6 câu 1 (sắp,đến) đều là thanh trắc. Vậy là bài của Nguyệt rơi vào thể "khởi trắc". Mà luật bằng trắc (niêm) của thể khởi trắc được quy định theo mô hình sau:
T-T-B-B-B-T-B (chữ mang vần: xuân)
B-B-T-T-T-B-B (chữ mang vần: vần)
B-B-T-T-T-B-T
T-T-B-B-T-T-B (chữ mang vần:thân)
Nhưng đây cũng chỉ là một mô hình lý tưởng. Mô hình thực tế của nó cũng chỉ yêu cầu các chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 6 trong câu bắt buộc phải theo thôi (nhất tam ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh. Nghĩa là các chữ thứ 1, thư 3 và thứ 5 không bàn, có thể trắc, có thể bằng cũng được. Nhưng các chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 6 cứ phải rõ ràng phân minh, bằng phải bằng, trắc phải trắc. Những chữ ở những vị trí này mà "trái luật" thì mắc tội "thất niêm".
Đem cái quy định này soi vào bài thơ của Nguyệt thì thấy có những chữ sau đây "phạm luật". Câu 1 không có chữ nào sai. Câu 2 có 2 chữ sai: hóa và xưa (thứ 2 và thứ 4). Câu 3 chữ sai là muốn, thay, chẳng (chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 6). Câu 4 có 1 chữ sai là chữ vào (chữ thứ 6)
Để xoay cho bài này ăn khớp với luật bằng trắc thì phải sửa như sau:
Đông sắp qua rồi sẽ đến xuân
Từ xưa tạo hóa cứ xoay vần
Đổi thay dù muốn thay không được
Chịu khó làm ăn vẫn ấm thân.
Em cũng lơ mơ đoán rằng có cái gì đó sai sai nên đọc nó ko "thuận" lắm. Tuy nhiên, cái món "niêm, luật" này quả là khó gặm đối vơie em! He...he...!
XóaEm đây! Em đây! Ngu ngơ nhưng cứ liều í
Trả lờiXóaBài 1: Ối!
Xóm Bắc Tri ân phơi phới Xuân
Chòm Nam xấp ngửa lục tìm Vần
Than ôi gió bão còn đang giận
Thấp thỏm chờ cho hết Bính Thân!
Bài 2: A (Thanh minh một tẹo với anh Nghị)
Trả lờiXóaCánh Bắc đừng lo ta hết Thân
Tri ân xóm lá rất xôm Vần
Khi tình đã bén say như điếu
Làng xóm rộn ràng mãi mãi Xuân!
Mượn cớ cuộc chơi chọc thử XUÂN
XóaXuân cho úng ngập hết ba VẦN
Xuôi xuôi, ngược ngược tài cao thế
Cánh Bắc cúi đầu: chịu mấy THÂN!
Tý Xù giỏi quá. Chơi cả xuôi lẫn ngược. Tả đột hữu xung rồi còn gì...?
Trả lờiXóaDạ, sắp có bão nữa nên chém gió dọa để nó không vào NT đấy Thầy ạ.
Trả lờiXóaCó ông bạn mới về hưu kể:
Trả lờiXóaThơ cười tủm tỉm, hết rồi XUÂN?
Gieo mãi mà sao chẳng thấy VẦN?
Hì hục canh khuya như đánh vật
Thơ đâu chẳng thấy, nhọc cả THÂN.
Hóm thiệt là hóm đó nha! Mình thích bài này
XóaTập gieo vần thôi, không phải là than thở, cả nhà ơi:
Trả lờiXóaLoanh quanh nay đã sáu ba XUÂN
Tình báo, tình yêu cũng một VẦN
Định bỏ tình này thay mối khác
Ai hay cái nghiệp khoác vào THÂN.
Họa vui với Nghị nè:
XóaSáu tư nhưng tớ vẫn đương XUÂN
Tối tối còn ham vần nối VẦN
Tình báo tình bung chi chẳng biết
Tình yêu thì cứ ngấm vào THÂN
Loa...loa...
Trả lờiXóaXướng họa Tri Ân
Bốn câu ba vần
Bội phần rộn rã
Người mời hể hả
Cực vui, cực vui
Loa..., loa...