Thư gửi xóm Nam
Chào các cô nương, đầu thư chúc các cô luôn tươi tắn, nhỏ nhắn
và may mắn...
Dạo này Thầy hay đưa ra các vế đối, mà lại ngày càng khó nhằn.
Nghị nghĩ ngợi ngổn ngang mà chẳng bao giờ hoàn chỉnh lời giải. Chợt nghĩ, thế
giới người ta khuyến khích “làm việc theo nhóm”, tại sao chúng ta lại không thử
“nối tay” thành một bọn, ai nghĩ được cái gì thì đưa ra thảo luận trước với
nhau, bổ sung cho nhau, chỗ thừa bù chỗ thiếu, chỗ đúng chữa chỗ sai. Chúng ta
làm việc theo nhóm chứ quyết không phải theo “lợi ích nhóm”. Nếu Thầy thưởng bữa
thịt chó, Nghị xơi được thì xơi thay cho nhóm, một phần sẽ “qui ra thóc” theo
kiểu “trà đá, trà chanh, trà Dr Thanh” chẳng hạn, rồi đến mùa Quít gặp các cô
nương sẽ chiêu đãi mệt nghỉ. Về danh xưng của nhóm cứ đề tên là “Anh Hà Hương
Nghị”, biết đâu Xóm Tri Ân lại ngỡ ngàng có anh Nghị nào mới, họ Hà, tên đệm là
Hương, chứ không phải cái anh chàng Nghị, con ông lò rèn ở Ngã tư Giang, thấy họ
Đỗ sang thì bắt quàng làm họ.
Nói thật, anh thấy sức nghĩ của mình có hạn, cũng muốn liên
kết bạn lâu rồi. Có ông bạn Lính Chiến thứ thiệt, rất khỏe, viết khỏe, làm việc
khỏe, chữ nghĩa đã có một kho “nho nhỏ”. Có ông bạn nối khố khác, từng sống chết
có nhau, giờ suốt ngày dê với rượu cho người ta, cũng không thiếu tâm hồn thi
sĩ, từng được đăng thơ trong tập “Hoa đèn”. Nhưng bọn anh chỉ gặp nhau uống rượu
là thích thôi chứ “nam châm cùng cực”, làm việc nhóm thì...
Thế cho nên anh mời các cô nương hiệp tác.
Thầy ra vế này:
TẾT TÂY RỒI LẠI TẾT TA, TẾT TẾT TIỆC TÙNG TƠI TẢ
Nghị thử đề xuất mấy ý, các cô nương tham gia cùng hoàn chỉnh
nhé.
1/ LÀNG LÁNG CHO ĐẾN LÀNG LỦ, LÀNG LÀNG LỄ LẠT LUNG LINH
2/ NGƯỜI NGAY MẶC THÂY NGƯỜI NGHIỆN, NGƯỜI NGƯỜI NGHĨ NGỢI
NGỔN NGANG
3/ THẦY THỢ VỚI CẢ THẦY THƠ, THẦY THẦY THIẾU THỐN THẢM
THƯƠNG
Nếu được các cô hay chữ cùng chung sức, ắt hẳn sẽ có thưởng
to. Mong lắm, mong lắm.
Chào thân ái và quyết thắng.
Câu 1 và câu 2 rất hay Nghị ạ. Vì không chỉ chỉnh về từ ngữ, đọc lên thấy tự nhiên, xuôi thoát mà còn mang ý nghĩa xã hội nữa.
Trả lờiXóaCâu 3 có vẻ còn gượng
Em đưa ra để các bạn trong nhóm cùng sửa mà cô Song Thu. Cô khen hai câu đầu là ăn chắc đúng rồi. Cảm ơn cô.
XóaMột sáng kiến thật hay
Trả lờiXóaTHƠ - ĐỐI len tay là cái chắc.
Thay mặt chị em xóm Nam,em xin được bày tỏ niềm vui bất tận và lời cảm ơn vô biên về lời mời " làm việc theo nhóm " của anh. Hiện nay, chị Hà thì đang "thoát ẩn thoát hiện"?, em Vân Anh thì còn theo "tiếng gọi nghề nghiệp", chỉ có em Hương cũng như anh, cứ nghĩ ngợi, tìm từ, tìm chữ tập đối, tập họa theo trò chơi của Thầy. Vì vậy việc có làm việc theo nhóm được hay không phải chờ thiện chí của Chị Hà và Vân Anh mới biết được. Hiện tại, anh em mình cứ mạnh dạn chơi hết mình chắc chắn có kết quả tốt.
Trả lờiXóaĐọc mấy vế Đối của anh, em thấy hay lắm và không khỏi thán phục nữa. Thế nào Thầy cũng có lời khen anh đó nhen!
Bạn mình giờ mới xuất chưởng đây!
Trả lờiXóaMình muốn xin vào nhóm được không? Xin trình nhóm một vế đối coi như là quà ra mắt nhê.
Trả lờiXóa"Bánh bao rồi lại bánh bèo. bánh bánh bao bà bán bánh"
Bác Hiểu cùng tham dự thì chiếu chúng em vui quá. Chẳng biết đúng sai thế nào, cứ trao đổi với bác nhé. Câu này chưa đối thanh, vế ra có thể gọi là nhiều T, đáng lý ta phải đối là B. Thứ hai là các chữ 8, 9 là khó nhằn lắm, chữ 8 là động từ, chữ 9 là chữ gì em không biết, kiểu như nó đi kèm với chữ 8 mà không có nghĩa riêng (tiệc tùng, nghĩ ngợi, lễ lạt, mưa móc, hội hè...). Em chưa thấy chữ BAO BÀ có ý như trên, bác nhỉ.
Trả lờiXóaNhóm ơi, nghĩ hộ thêm này:
Trả lờiXóaTẾT TÂY RỒI LẠI TẾT TA, TẾT TẾT TIỆC TÙNG TƠI TẢ
MÙA X.. X.. X.. MÙA X.., MÙA MÙA MƯA MÓC X.. X..
Vế 1 Tạm được nhưng "rồi lại" lại đối với rồi lại" thì không hay. Đỗi thanh chưa nét: có mỗi chữ "bèo" đối với "ta" thôi. Vế sau hỏng: "bán bánh" thanh trắc không đối thanh được với "tơi tả" cũng là thanh trắc
Trả lờiXóaBáo cáo cả Xóm: Em đang gặp sự cố. Chẳng hiểu ngu ngơ thế nào mà Blog của em nó không cho em vào. Em đang phải chuyển nhà, với lại đi chơi ghê quá giờ phải trả nợ. Tết em sẽ cố gắng khắc phục để chăm chỉ ạ.
Trả lờiXóaEm có câu này: XUÂN XANH GIỜ ĐÃ XUÂN XƯA, XỐN XỐN XANG XANG XAO XUYẾN
Vế 1 của Linhtinh quá hay "Xuân xanh giờ đã xuân xưa" rất gợi cảm. Nhưng vế 2 thì lại hỏng. Hai cái hỏng cụ thể là:
Trả lờiXóa-Thiếu lặp lại 2 chữ "xuân" ở vế hai để đối với sự lặp lại hai chữ "tết" ở vế ra.
-Kết thúc vế hai cua vế ra là thanh trắc"tơi tả" rồi, buộc kết thúc vế 2 câu đối lại phải là thanh bằng. Nhưng "xao xuyến" thì lại là thanh trắc.
hôm trước em xón xác đọc để làm rơi 2 chữ Tết rồi, em nghĩ thêm ạ
Trả lờiXóaVế đối của em đã có sẵn 8 chữ đạt rồi:
Trả lờiXóaXUÂN XANH GIỜ ĐÃ XUÂN XƯA, XUÂN XUÂN…
Em chỉ cần tìm thêm 4 chữ nữa thôi, nhưng 4 chữ ấy phải đáp ứng được mấy yêu cầu sau:
-Đều là những chữ có phụ âm đầu là X
-Hai chữ (hoặc ít nhất là 1 chữ) cuối cùng phải là chữ mang thanh bằng.
-Ý nghĩa phải hô ứng với ý của vế 1 “XUÂN XANH GIỜ ĐÃ XUÂN XƯA”
Câu của Linhtinh không thể giải được. Vì chính cái vế XUÂN XANH GIỜ ĐÃ XUÂN XƯA, nó đòi hỏi chữ kết thúc của vế hai phải là trắc thì mới hài hòa về mặt âm thanh được. Nhưng kết thúc là thanh trắc thì lại không đối được với vế ra. Bó tay.com thôi.
Trả lờiXóaCâu của Nghị thì giải dễ vì 4 chữ MÙA MÙA MƯA MÓC nó đã chỉ ra rằng ở vế 1 phải có 1 MÙA MƯA và 1 MÙA MÓC chỉ cần tìm thêm hai chữ "liên kết" chúng lại thôi. Thông thường mùa móc (sương) bắt đầu từ cuối mùa thu tiết trời khô lạnh. Còn mùa mưa lại thường bắt đầu từ cuối xuân tiết trời nóng ẩm. Vì kết thúc vế 2 cần phải là bằng nên kết thúc vê1 phải là trắc. vì thế "mùa móc" phải để sau "mùa mưa" (cuối vế), chẳng hạn có thể dùng "kế sau" hoặc "tiếp theo" để làm chữ "liên kết". vậy là chỉ còn tìm 2 chữ nữa ở vế 2 là xong:
MÙA MƯA KẾ SAU MÙA MÓC, MÙA MÙA MƯA MÓC...?
Hay quá, Thầy giảng rõ thế làm các trò sẽ "phát huy trí tuệ tập thể" dễ hơn. Xin cám ơn Thầy. Em cũng hoan hô bạn Linhtinh đã hăng hái tham gia cùng cả Xóm. Xin hoàn chỉnh câu này:
XóaMÙA MƯA KỀ SAU MÙA MÓC, MÙA MÙA MƯA MÓC MIÊN MAN.
Hai từ nghị tìm là quá chuẩn. Thày Tuân cũng nghĩ ra rồi nhưng gợi ý để các cậu tự tìm, tự khám phá thì sẽ "nắm chắc" bài hơn.
Trả lờiXóa