Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Côn Sơn ngày về

Còn đâu chiếu đá ta nằm
Còn đâu suối chảy- đàn cầm ta nghe
Trúc ngàn lạc giữa triền khe
Ức Trai ngơ ngác nẻo về Bạch Vân!
Lối quen lạ lẫm bước chân
Phồn hoa đánh bật ánh ngần Sao Khuê
 
VA

6 nhận xét:

  1. Thơ lạ thế nhỉ, đọc lên thấy cứ "liêu trai" thế nào. Bâng khuâng lại nhớ những lần leo lên Bàn cờ tiên hồi tuổi mười lăm.

    Trả lờiXóa
  2. Em thật sự buồn khi thấy cái ảo diệu và thanh trong của Côn Sơn bị sự xô bồ và hào nhoáng bao phủ. Nó cứ ám ảnh miết. Sợ lần sau ra gặp lại không khéo lại chẳng nhận ra nữa

    Trả lờiXóa
  3. Đó là lối "bảo tồn" của ta thời nay đấy??? Nhưng câu thơ kết bài, thày Tuân không thích lắm vì cảm thấy nó còn hơi gượng, hơi gò chứ chưa được tự nhiên. Theo thày Tuân thì nên sửa lại là "Phồn hoa làm nát thanh bần suối khe".

    Trả lờiXóa
  4. Em cũng không ổn lắm với câu cuối, nhưng tìm không ra từ. Thầy cho em xin Chữ nhé. Và nếu dùng "xé nát" có được không ạ? Với lại, em muốn giữ "Sao Khuê" để vẫn nói về Nguyễn Trãi mà lại thêm ánh sao vào bài, với lại sẽ không lặp lại từ "khe" ở câu trên.

    Trả lờiXóa
  5. ánh "sao Khuê" xuất phát từ câu thơ của Lê Thánh Tông đánh giá và minh oan cho Nguyễn Trãi. Nhưng nó mang tầm khái quát chung về cuộc đời, con người và sự nghiệp. Còn về Côn Sơn tưởng nhớ Nguyễn Trãi thì thường người ta hay hồi tưởng lại những ngày Nguyễn Trãi về ở ẩn nơi đây. Với lại ý chính mà bài thơ muốn thể hiện là sự nuối tiếc những dấu tích cũ gợi lại đời sống thật của nguyễn trãi khi xưa đã bị những công trình kiến trúc mang danh làn "bảo tồn" làm hư hại. Còn chữ "khe" mãi trên câu 3 có gì mà ngại trùng lặp ?

    Trả lờiXóa
  6. Em lại cứ sợ lặp từ. vậy em sẽ dùng luôn ạ. Em cám ơn Thầy

    Trả lờiXóa